Aa

Cách cổ nhân "sống sót" qua mùa hè không có điều hòa

Thứ Ba, 29/05/2018 - 09:00

Ngay cả khi đã có điều hòa, nhiều người hiện đại vẫn không khỏi than thở trước tiết trời oi nóng. Vậy nhưng hàng trăm năm về trước, cổ nhân Trung Hoa đã ung dung trải qua mùa hè chỉ bằng những thứ thô sơ này…

“Tủ lạnh” của người xưa

Tại Trung Quốc, “tủ lạnh” xuất hiện từ rất sớm. Các nhà khảo cổ nước này từng khai quật được những “hòm đựng băng” có niên đại từ thời Chiến Quốc.

Hình ảnh của những chiếc “hòm đựng băng” sau khi đã được cải tiến và dùng rộng rãi dưới thời Minh – Thanh.

Hình ảnh của những chiếc “hòm đựng băng” sau khi đã được cải tiến và dùng rộng rãi dưới thời Minh – Thanh.

Mặc dù có điểm khác biệt về hình dạng và cơ chế hoạt động, nhưng những chiếc “hòm đựng băng” xưa cũng có công năng tương tự như tủ lạnh hiện đại là làm mát và bảo quản đồ ăn, thức uống.

Những chiếc “hòm đựng băng” này thường được thiết kế theo dạng khối hộp vuông, bên trong chia làm hai phần, phần ở giữa có nắp riêng, thường dùng để đựng đồ ăn hoặc rượu, phần bốn phía xung quanh sẽ đựng băng.

Tới thời Minh – Thanh, những chiếc “hòm đựng băng” này được cải tiến thành vỏ gỗ, bên trong phủ thiếc, đáy có lỗ thông khí để tránh nước băng tan làm ăn mòn kim loại.

Vào mùa đông hằng năm, các gia đình quan lại, quý tộc sẽ cử người đến những khu vực có lớp băng dày để lấy băng ở đó về dùng dần.

Tập quán này được ghi lại trong “Chu lễ”. Thời bấy giờ, những người đi lấy băng còn được gọi bằng chức danh cụ thể - lăng nhân.

Tới thời nhà Đường, khi những quặng nitrat kali được khai thác, người ta bắt đầu bào chế băng tuyết trong cả mùa hè và biến chúng trở thành món hàng đắt giá được ưa chuộng bởi giới nhà giàu thời bấy giờ.

Trang phục “chống nóng”

Trong một ngôi mộ thời nhà Hán được khai quật, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã từng tìm thấy chiếc áo đơn mỏng của một vị quan Hán triều.  Chiếc này này có chiều dài lên tới 2,6m, nhưng lại chỉ nặng có 49g. 

Trong một ngôi mộ thời nhà Hán được khai quật, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã từng tìm thấy chiếc áo đơn mỏng của một vị quan Hán triều. Chiếc này này có chiều dài lên tới 2,6m, nhưng lại chỉ nặng có 49g.

Trang phục của người Trung Hoa cổ chủ yếu là áo dài tay, quần dài. Nhưng yếu tố quyết định tính mát mẻ hay ấm áp của trang phục không nằm ở độ dài tay áo, ống quần, mà nằm ở chất liệu.

Thời xưa, vào mùa hè, người giàu có thường mặc các trang phục được làm từ những loại vật liệu “phi tơ luạ”. Người nghèo thì mặc áo quần làm từ sợi gai.

Bên cạnh áo quần, người thời xưa còn chế tạo ra một kiểu giày vừa làm thoáng mát đôi chân, lại vừa tránh nắng. Đó chính là giầy rơm.

Những căn “phòng điều hòa” thời cổ

“Thanh lương điện” chính là những căn “phòng điều hòa” thường được xây dựng trong tư gia của các quan lại, quý tộc hoặc những người giàu có vào thời xưa.

Về kiểu phòng này, các thư tịch cổ có miêu tả: “Lấy họa thạch làm giường, lấy ngọc tinh làm bàn”.

Thực chất, bàn “ngọc tinh” hay giường “họa thạch” đều có chứa một khối băng lớn bên trong. Mỗi khi chủ nhân căn phòng nằm hay ngồi cũng đều có người hầu đứng quạt, khiến nhiệt độ trong phòng luôn mát mẻ hơn nhiều so với bên ngoài.

Người xưa dùng ngọc quý để giải nhiệt

Người xưa dùng ngọc quý để giải nhiệt

Bên cạnh đó, người xưa còn dùng gốm sứ, thậm chí ngọc quý để làm “gối giải nhiệt”.

Cách làm mát thông thường nhất của cổ nhân chính là sắm cho mình một chiếc quạt tay.

Từ quạt lông chim, quạt lá cho tới quạt vải… mỗi người tùy vào thân phận, túi tiền, sở thích mà mang theo bên mình một chiếc quạt phù hợp, khi nóng có thể tiện tay phe phảy làm mát.

Vậy mới thấy, từ hàng trăm năm trước, ngay cả khi không có điều hòa, máy lạnh, cổ nhân xưa vẫn trải qua mùa hè một cách ung dung,sảng khoái.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top