Aa

Cơn sốt đất Vân Đồn hiện nay ra sao?

Thứ Ba, 16/04/2019 - 14:01

Cơn sốt đất Vân Đồn hiện nay ra sao?; "Nói thách" giá đất: Thị trường có lặp lại kịch bản 10 năm trước?;... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Cơn sốt đất Vân Đồn hiện nay ra sao?

Trong suốt quý 1/2019, việc giá bất động sản tại Vân Đồn tăng đã khiến giới bất động sản lo ngại tình trạng giá đất bị đẩy lên quá cao dẫn đến sốt ảo. Vậy thực sự đất tại Vân Đồn có sốt ảo hay không?

Ghé lại một quán cà phê được cho là có nhiều nhà đầu tư bất động sản và các môi giới tụ tập, chúng tôi được biết giá đất hiện nay ở Vân Đồn đã tăng trung bình ít nhất khoảng 10 – 20% so với trước tết Nguyên Đán, ngang bằng giá trước khi có lệnh ngừng giao dịch bất động sản hồi tháng 4/2018, đặc biệt khu đô thị Phương Đông giá tăng khoảng 20 – 25%, xác nhận mức giá giao dịch trung bình 35 triệu đồng/m2.

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư tại Vân Đồn, mức tăng thời gian này là vừa phải so với các điểm nóng về bất động sản khác như Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Quy Nhơn (Bình Định), Phú Quốc (Kiên Giang), Hoài Đức, Hòa Lạc, Đông Anh (Hà Nội)... Đặc biệt, so với trước khi lệnh ngừng giao dịch có hiệu lực, giá cũng chỉ tăng ở mức độ vừa phải chứ chưa thực sự sốt nóng.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp 2019: Chính sách "chắp cánh" cho nhà đầu tư

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để vươn lên trong cuộc đua phát triển thị trường với hàng loạt yếu tố thuận lợi từ bối cảnh cho đến chính sách.

“Trong năm 2019, phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ đặc biệt phát triển. Đây là làn sóng mới tại Việt Nam, chúng tôi đánh giá đây sẽ là một trong những phân khúc thị trường còn nhiều dư địa phát triển", đó là khẳng định của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam.

Thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và logistics vẫn đang trong giai đoạn phát triển mới với nhiều tiềm năng, có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài muốn dịch chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam. Mặc cho Mỹ không còn tham gia TPP (nay gọi là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP), giới phân tích nhận định hiện Việt Nam vẫn là điểm đến chiến lược, và được xem là “công xưởng” mới cho các nhà sản xuất quốc tế.

Xem chi tiết tại đây

"Nói thách" giá đất: Thị trường có lặp lại kịch bản 10 năm trước?

Đất nền luôn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, sở hữu đặc tính dễ thanh khoản. Trong năm 2019, phân khúc này cũng tiếp tục giữ vững “ngôi vương” trong hạng mục bỏ vốn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc tăng giá quá nhanh, dẫn đến nóng sốt không bao giờ tốt cho thị trường bất động sản.

Minh chứng rõ nhất gần đây là tại thị trường Hà Nội, ngay khi có thông tin một số huyện chuẩn bị lên quận đã bắt đầu có dấu hiệu của việc sốt ảo, làm giá đất nền. Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, cho rằng các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi đặt mục tiêu, kỳ vọng vào những thông tin như thế này bởi trong quá khứ, rất nhiều nhà đầu tư đã bị chôn vốn, ôm trái đắng do những kỳ vọng về bước tăng giá của đất nền tại một số khu vực của Hà Nội như Yên Bài, Ba Vì. Tuy nhiên, trên thực tế, kỳ vọng tăng giá đã không trở thành hiện thực khiến cho nhiều nhà đầu tư thua lỗ.

Ví như ở Đông Anh, trên con đường chính chỉ có từng đó đất, những người đã mua thì mua được rồi, còn những người đang có nhu cầu mà không mua được thì chắc chắn người bán sẽ đưa ra một mức giá không liên quan đến mức giá người ta đã mua trước đó. Lúc này câu chuyện lại nhìn ở góc độ “nói thách”.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ông lớn bất động sản xin kéo dài dự án nghìn tỷ thêm 15 năm

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) vừa có văn bản đề xuất giảm quy mô Dự án cải tạo chỉnh trang tuyến phố Ngô Gia Tự và xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội), đồng thời xin kéo dài thời gian thực hiện thêm 15 năm. Đây là dự án có quy mô 302,5 ha được Thủ tướng cho phép đầu tư năm 2004 và giao HUD là chủ đầu tư. Tuy nhiên, hiện dự án mới hoàn thành được một số hạng mục.

Trong đề xuất vừa gửi Bộ Xây dựng, HUD muốn giảm quy mô dự án xuống 223,6 ha. Tuy nhiên, quy mô vốn đầu tư lại được kiến nghị tăng từ 7.842 tỷ đồng lên 8.997 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án kéo dài thêm 15 năm (từ giai đoạn 2004-2009 thành 2004-2024).

HUD lý giải khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ một số lô đất theo quy hoạch phân khu N10 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt dẫn đến việc thay đổi quy mô đầu tư của dự án.

Xem chi tiết tại đây

Loay hoay gỡ "bí" cho doanh nghiệp địa ốc thiếu vốn

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có động thái siết van vốn vào bất động sản. Theo đó, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn năm 2019 sẽ có lộ trình giảm xuống dưới 40%. Thông tư 36 sửa đổi cũng quy định, nâng tỷ lệ rủi ro với cho vay bất động sản từ 150% lên 200% đồng thời giảm nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Mặc dù động thái này của NHNN đã đặt ra nhiều lo ngại cho doanh nghiệp địa ốc kể từ thời điểm thông tin siết vốn tín dụng manh nha, song đến hiện tại, bài tóan gỡ “bí” vốn cho doanh nghiệp vẫn còn là câu hỏi khó tìm lời đáp.

Phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc liên kết, hợp tác phát triển dự án với nước ngoài là những giải pháp mà các chuyên gia đang "hiến kế" cho doanh nghiệp địa ốc. Nhưng trong thực tế, mỗi giải pháp này lại đang tồn tại nhiều vướng mắc.

Trước đó, giới chuyên gia kỳ vọng rằng, khi cánh cửa ngân hàng đóng lại thì thị trường bất động sản đang mở ra nhiều cơ hội với nguồn vốn FDI từ nước ngoài đổ vào và đặc biệt xu hướng M&A.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top