Aa

Điều gì khiến TPBank được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” trên sàn chứng khoán?

Thứ Hai, 16/04/2018 - 06:01

Với bản "tiểu sử" sạch sẽ và hoành tráng của mình, TPBank được giới đầu tư kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” khi tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ngày 19/4 tới đây, “tân binh” TPBank sẽ chính thức niêm yết trên sàn HoSE với 555 triệu cổ phiếu. Giá tham chiếu chào sàn của TPBank là 32.000 đồng/cp.

TPBank: cú lội ngược dòng đầy ấn tượng

Nhìn lại một chặng đường hình thành và phát triển của TPBank trong “làng” ngân hàng Việt Nam, giới chuyên gia đã không ít lần phải nhận định đây là một trong thế hệ ngân hàng trẻ có sức bứt phá vượt bậc.

6 năm trước, TPBank với tiền thân trước đây là Tienphongbank xuất hiện trên đấu trường ngân hàng khi chưa có bất kỳ một dấu ấn cạnh tranh. Tienphongbank là một trong những ngân hàng luôn lọt vào danh sách yếu kém âm vốn.

Thế nhưng, từ một ngân hàng có nguy cơ bị buộc phải tái cơ cấu cách đây 6 năm thì chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, Tienphongbank bất ngờ gây ấn tượng khi “lột xác” trong một hình ảnh hoàn toàn mới là TPBank vào năm 2013. Dấu ấn thắng lợi đầu tiên của TPBank là đến hết quý 1/2017, ngân hàng đã khắc phục được hoàn toàn lỗ lũy kế và thặng dư âm vốn cổ phần.

TPBank đã có cú lội ngược dòng đầy ấn tượng

TPBank đã có cú lội ngược dòng đầy ấn tượng. Ảnh minh họa.

Sự tăng trưởng nhanh chóng trong từng bước phát triển của ngân hàng TPBank thời gian gần đây đã khiến giới đầu tư bắt đầu nhìn nhận vào chiến lược “thần kỳ” của ngân hàng này.

Theo cáo bạch tài chính mới đây, TPBank đã vượt chỉ tiêu tài chính 2017 được ĐHCĐ giao với lợi nhuận đạt 1.206 tỷ đồng, vượt 155% so với kế hoạch. Tổng tài sản năm 2017 đạt trên 124.000 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp tổng tải sản tăng trưởng mạnh. Theo kế hoạch trình cổ đông, năm 2018, TPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 2.200 tỷ đồng, tăng 82,42% so với năm 2017. Tỷ suất lợi nhuận ROE dự kiến cũng sẽ vượt 20%, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động.

Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của TPBank đang giữ ở mức 1.08% và lọt vào top ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất trên thị trường. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp, TPBank có tỷ lệ nợ xấu ở mức trên dưới 1%.

Với sự chuyển mình mạnh mẽ, ngân hàng trẻ TPBank liên tục nhận được sự đánh giá cao từ các nhà đầu tư. Cuối năm 2016, tổ chức IFC đã bỏ ra khoảng 403 tỷ đồng, tương đương hơn 18 triệu USD để mua 5% vốn của TPBank. Đúng một năm sau, quỹ PYN Elite Fund phải bỏ gấp hơn 2 lần số tiền đó (40 triệu USD) để được sở hữu 5% vốn ở TPBank.

Trên sàn OTC, giá cổ phiếu TPB được các nhà đầu tư liên tục đẩy lên cao, từ mức giá quanh vùng 13.000 – 15.000 đồng hồi đầu năm ngoái đến trước khi lên sàn đã gần 30.000 đồng. Đây là một trong lý do khiến Chủ tịch HĐQT TPBank, ông Đỗ Minh Phú kỳ vọng giá cổ phiếu của TPBank sẽ tăng mạnh khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

Không chỉ thể hiện sự trưởng thành của mình qua các con số đầy ấn tượng, TPBank được nhận định là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng số tính đến thời điểm này. Dù ở giai đoạn mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đang trở nên căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng số, TPBank vẫn nhận được sự tín nhiệm lớn từ đông đảo các khách hàng bởi dịch vụ này. Đến cuối năm 2017, một số tổ chức quốc tế đã ghi nhận đây là ngân hàng số xuất sắc nhất Việt Nam.

Với những tiềm năng được đong đếm bằng các số liệu cũng như sự đánh giá cao từ giới đầu tư, TPBank được kỳ vọng sẽ có sự bứt phát trên sàn chứng khoán như VPBank và HDBank.

Được gì khi lên sàn chứng khoán?

Không thể phủ nhận được những cái lợi đối với một ngân hàng khi tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đầu tiên, đó là giá trị thực của ngân hàng sẽ được giới đầu tư định giá lại. Trong điều kiện để tham gia niêm yết, bất kỳ một ngân hàng nào cũng phải trải qua các thủ tục kiểm tra liên quan đến tình hình tài chính đầy khắt khe.

Với bảng cân đối kế toán “sạch sẽ”, sự minh bạch, công khai trong tình hình kinh doanh cũng như chiến lược đầu tư phát triển trong từng giai đoạn buộc các ngân hàng phải liên tục khắc phục những hạn chế và tìm kiếm hướng đi mới. TPBank cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Kết quả kinh doanh của TPBank.

Kết quả kinh doanh của TPBank trong 4 năm qua. Đơn vị: 1000 đồng.

Xuất hiện với “tiểu sử” tiềm năng và các con số tăng trưởng ấn tượng, giá trị của TPBank sẽ được định giá lại bởi chính các nhà đầu tư.

Ngoài giá trị thương hiệu được nâng tầm, niêm yết trên sàn chứng khoán là cách để một ngân hàng huy động vốn nhanh nhất. Kỳ vọng vào đợt niêm yết chứng khoán tới đây, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank, nhận định mức vốn hóa thị trường của ngân hàng này sẽ tăng lên ít nhất 1 tỷ USD trong quý IV/2018 sau khi niêm yết. Để đạt được điều này thì cổ phiếu của TPBank phải tăng ít nhất 30% so với giá trị ban đầu. Điều này sẽ hoàn toàn không hề khó với những tín hiệu tốt từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhóm được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường chứng khoán.

Với mức giá 32.000 đồng/cp chào sàn, TPBank sẽ có vốn hóa xếp thứ 8 trong số 11 ngân hàng đã niêm yết với hơn 17.760 tỷ đồng tương đương khoảng 781 triệu USD. Đồng thời TPBank sẽ là cổ phiếu ngân hàng có giá cao thứ 7 sau Vietcombank, VPBank, BIDV, ACB, HDBank và MB./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top