Aa

Doanh nghiệp cần gì sau đại dịch?

Mộc Trà
Mộc Trà vukimlinh@gmail.com
Thứ Tư, 03/06/2020 - 17:02

Trăn trở lớn nhất của các doanh nghiệp hiệp nay chính là làm sao để có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi sau đại dịch Covid-19.

Doanh nghiệp cần gì? Và cần làm gì?

Ở nước ta, trong quý I/2020, kinh tế đã chịu nhiều tổn thất, khó khăn hơn so cùng kỳ năm trước, về số doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản, lượng du khách quốc tế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, thu ngân sách nhà nước…

Đặc biệt, một số chuỗi cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra của một số mặt hàng, ngành chủ lực của Việt Nam bị đứt gãy và gián đoạn, phải phụ thuộc vào thị trường bên ngoài…

Theo kết quả khảo sát nhanh của VCCI, tiến hành cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua, về thực trạng của cộng đồng doanh nghiệp, có tới 55% doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục duy trì quy mô sản xuất hiện tại; 22% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, 21% sẽ thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động trong quý III/2020.

Dịch Covid-19 lan rộng cùng những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế đã đẩy doanh nghiệp đứng trước thử thách mang tính sống-còn. Trong đó, tài chính là một trong những vấn đề nan giải nhất, bởi chỉ cần mất thanh khoản, nhiều doanh nghiệp sẽ đối diện bờ vực phá sản. Do vậy, để sống sót và tăng trưởng trở lại sau dịch thì hoạt động quản trị tài chính, tiếp cận vốn vay ưu đãi là vấn đề tối quan trọng đối với doanh nghiệp.

Để giảm lãi suất cho doanh nghiệp, ngân hàng phải cân đo đong đếm nhiều khoản

Các doanh nghiệp cần nghĩ đến các nguồn tài chính, cũng như cách thức nào để kiểm soát dòng tiền hiệu quả, cách nào để được tiếp cận các nguồn hỗ trợ lãi suất của nhà nước. Đồng thời cần quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính sao cho tồn tại qua mùa dịch an toàn và phát triển bền vững trở lại sau dịch.

Trong các thời điểm khủng hoảng, tiền mặt dự trữ càng trở nên cực kỳ quan trọng do tính thanh khoản của chúng. Khủng hoảng đại dịch bệnh gây nên sự sụt giảm nhu cầu nghiêm trọng, kéo theo đó là sự đứt đoạn dòng tiền của doanh nghiệp và rủi ro phá sản cao. Các doanh nghiệp càng nhỏ, lượng tích lũy tiền mặt có xu hướng càng ít. Vì vậy, đảm bảo tính thanh khoản cần được ưu tiên hàng đầu, doanh nghiệp cần thiết lập một bộ phận xử lý tình huống cấp bách nhằm thực hiện các giải pháp tài chính sau đây giúp doanh nghiệp chống chọi trong giai đoạn khủng hoảng.

Thứ nhất, rà soát các áp lực hàng tuần về vốn lưu động: Tiền mặt, hàng tồn kho, khoản đầu tư, các khoản phải thu và phải trả trong ngắn hạn, thuế và lương.

Thứ hai, rà soát thanh khoản và ưu tiên các khoản thanh toán. Điều này giúp doanh nghiệp tuân thủ các nghĩa vụ và duy trì hoạt động kinh doanh hay ít nhất đáp ứng việc thực hiện dịch vụ ở mức chấp nhận được đối với khách hàng cốt lõi.

Thứ ba, triển khai dự toán ngân sách “từ số 0”. Theo đó, tất cả chi phí phải được lập và dành cho một chu kỳ kinh doanh mới.

Thứ tư, giảm thiểu rò rỉ tiền mặt (tồn kho, các loại chi phí). Rà soát từng quy trình và hoạt động gây ra sai hỏng, vật tư hay nguyên vật liệu không sử dụng đến hay sử dụng quá nhiều gây lãng phí.

Thứ năm, thương thảo điều kiện thanh toán và các khoản nợ với đối tác và xem xét khả năng viện dẫn “sự kiện bất khả kháng” trong các hợp đồng đã ký kết.

Khi ký kết hợp đồng mới, doanh nghiệp cần đánh giá các nghĩa vụ của các bên trong trường hợp phát sinh, ví dụ như tính toán về thời gian thực hiện hợp đồng.

Thứ sáu, áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong thực hiện giao dịch thanh toán đơn hàng với các đối tác.

Thứ bảy, huy động nguồn vốn bổ sung thông qua đầu tư, vốn chủ sở hữu, hạn mức tín dụng mới, liên doanh,...

Thứ tám, tìm kiếm hỗ trợ tài chính của các nhà cung cấp, khách hàng (điều khoản thanh toán, bao thanh toán ngược, ký gửi...) cũng như đẩy mạnh tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp và người lao động.

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt dịch

Tại Hội nghị của Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 9/5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Giờ là lúc lò xo bị nén lại sẵn sàng để bung ra. Cần tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 trên 5%, không thấp như IMF dự báo là 2,7%. Các bộ ngành phải xắn tay áo, địa phương phải tháo gỡ cho doanh nghiệp”.

Trong đó, các ngân hàng được giao nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn. Trên tinh thần ấy, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cho biết: SCB triển khai các chương trình hỗ trợ theo chỉ đạo của Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước, ban hành hướng dẫn cho TCTD thực hiện cơ cấu nợ để triển khai. SCB đã ban hành các chính sách nội bộ để thực hiện theo sự hướng dẫn này. Tính đến cuối tháng 4/2020, dư nợ mà SCB đã cơ cấu lại là 9.000 tỷ đồng. SCB đã đưa ra gói 500 tỉ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Mục tiêu mà các ngân hàng mong muốn đó là hỗ trợ cho doanh nghiệp, bởi khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế mới phát triển. Vì thế, chắc chắn không có chuyện ngân hàng trì hoãn, gây khó dễ cho doanh nghiệp. Hoạt động ngân hàng cũng phải đảm bảo các quy trình an toàn theo quy định của pháp luật. Vì vậy, SCB phải có cơ chế tuân thủ quy định để có thể triển khai các chủ trương, chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp một cách hợp lý để không ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của tổ chức mình.

“Ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp và giải ngân tín dụng. Trong trách nhiệm của người điều hành ngân hàng, chúng tôi phải đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng và hiệu quả trong kinh doanh. Về xếp hạng tín dụng, ngân hàng phải dựa trên nhiều yếu tố để chấm điểm tín dụng cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đại dịch như hiện nay, các doanh nghiệp bị thu hẹp kết quả kinh doanh nên đối với các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng thì một mặt SCB gia hạn nợ, mặt khác SCB hiểu được đặc điểm kinh doanh thì mới có thể nới lỏng hạn mức cho vay”.

Đối với doanh nghiệp mới, thì điều kiện đầu tiên là báo cáo tài chính phải đáng tin cậy, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập.

Chính vì vậy đó cũng là cái khó chung của ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng có chính sách về cho vay tín chấp nhưng doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả và minh bạch thông tin.

Hiện nay, SCB tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như Đồng hành cùng Doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19: Ưu đãi lãi suất cho vay (áp dụng với khoản giải ngân mới), giảm từ 0,5%/ năm đến 1%/năm; Tăng thêm lãi suất tiền gửi 0,4%/năm với sản phẩm “Tiền gửi Đầu tư trực tuyến”; và Giảm 50% phí dịch v

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top