Đón sóng đầu tư bất động sản đô thị Phú Quốc cùng Tân Á Đại Thành

Đón sóng đầu tư bất động sản đô thị Phú Quốc cùng Tân Á Đại Thành

Thứ Tư, 24/08/2022 - 10:00

PHÚ QUỐC - "ĐỊA CHỈ ĐỎ" TRÊN BẢN ĐỒ ĐẦU TƯ

Phú Quốc từ lâu đã được mệnh danh là thiên đường du lịch của Việt Nam, với thiên nhiên hoang sơ và những bãi biển tuyệt đẹp, là điểm đến hàng đầu với du khách trong và ngoài nước. Nếu loại trừ yếu tố dịch bệnh, những năm qua, lượng khách đến Phú Quốc tăng trưởng bình quân 28%/năm, trong đó khách quốc tế tăng hơn 45%. Đỉnh điểm là năm 2019, Phú Quốc đón tới 5 triệu lượt khách, trong đó có hơn 671.000 khách quốc tế, doanh thu du lịch gần 10.000 tỷ đồng.

Sức hấp dẫn của Phú Quốc lớn đến mức, ngay cả trong hoàn cảnh dịch bệnh nghiêm trọng năm 2021, vẫn có 2,3 triệu lượt khách lên đảo, mang lại hơn 2.600 tỷ đồng. Đặc biệt, sau hai năm dịch bệnh và đến khi “mở cửa bầu trời” vào đầu năm 2022, Phú Quốc đã ngay lập tức lấy lại được sinh khí. Theo Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, 6 tháng đầu năm, Phú Quốc đón gần 2,4 triệu lượt khách, tăng 50% so với cùng kỳ và đạt 63% kế hoạch năm. Trong số đó, khách quốc tế đạt hơn 46.200 lượt, đạt 23% kế hoạch năm. 

Chính vì vậy, Phú Quốc đã và đang trở thành "miền đất hứa" của giới đầu tư, hội tụ hầu hết các "cánh chim đầu đàn" trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam. "Đi trước đón đầu" tại Bắc đảo là Vingroup với chuỗi dự án tỷ USD gồm Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Safari, VinWonders, Grand Word Phú Quốc,... Còn tại Nam đảo, Sun Group chiếm ưu thế với tổ hợp Hòn Thơm Paradise Island, Sun Tropical Village, Sun Premier Village Phú Quốc Resort, Sun Grand City New An Thới,...

Ngoài ra, những ông lớn như MIK Group, CEO Group, BIM Group... cũng lần lượt hiện diện tại Đảo Ngọc với những khu nghỉ dưỡng như: Mövenpick Resort Waverly Phú Quốc (MIK Group), Marina Intercontinental Phú Quốc (BIM Group)... Bên cạnh các doanh nghiệp lớn cùng các tổ hợp đa tiện ích quy mô, thị trường Phú Quốc cũng thu hút không ít chủ đầu tư vừa và nhỏ rót vốn vào các phân khúc khác nhau như đất nền, khu đô thị…

Sự hiện diện của các đại dự án bất động sản cũng kéo theo sự "đổ bộ" của nhiều thương hiệu quản lý mang đẳng cấp quốc tế, như: Marriott International, InterContinental, Accor Hotels, Rosewood Hotel Group... Các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực F&B, dịch vụ vui chơi và giải trí cũng xuất hiện và nâng tầm những kỳ nghỉ của du khách như: Yushima Restaurant, Vicolo Wine & Bistro, Draft Beer,... Những thương hiệu này đảm bảo cho việc thiết lập dịch vụ khách sạn chuẩn 5 sao quốc tế, lôi kéo ngày càng nhiều du khách trong "tệp khách hàng thân thiết" trên toàn cầu. 

Trong tương lai gần, Phú Quốc được hứa hẹn trở thành một đô thị có vị thế đặc biệt, một trung tâm kinh tế - tài chính mới của khu vực. Tỉnh Kiên Giang đã xác định tới năm 2025, Phú Quốc sẽ trở thành đô thị loại I; bên cạnh du lịch sẽ đẩy mạnh các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, tư vấn, y tế, phát triển các dịch vụ, thương mại ban đêm. 

TÂN Á ĐẠI THÀNH - MEYLAND - "KẺ ĐẾN SAU" TRỞ THÀNH "NGƯỜI DẪN ĐẦU"

"Đổ bộ" vào Đảo Ngọc muộn hơn nhiều doanh nghiệp khác, nhưng Tân Á Đại Thành - Meyland lại thành công trong việc "đảo vai" từ "kẻ đến sau" trở thành "người dẫn đầu" xu thế. Không chỉ bởi tính thời điểm - Phú Quốc đang bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới, mà còn vì Tân Á Đại Thành - Meyland là một trong số ít những doanh nghiệp tiên phong tạo lập xu hướng phát triển bất động sản khu đô thị tại Đảo Ngọc.

Tân Á Đại Thành - Meyland là một trong số ít những doanh nghiệp tiên phong tạo lập xu hướng phát triển bất động sản khu đô thị tại Đảo Ngọc.

Từ khi nâng cấp lên thành phố, Phú Quốc đã được định vị là nơi an cư lý tưởng, sánh ngang với những thành phố biển hàng đầu của Việt Nam như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang… Không chỉ là lưu trú, nhu cầu cư trú cũng tăng lên đáng kể, kích thích giao dịch và thúc đẩy sự tăng trưởng về giá. Bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, việc phát triển Phú Quốc thành đô thị nghỉ dưỡng và an cư lâu dài mới là điều tất yếu của thị trường này ở thời điểm hiện tại và tương lai.

"Với bất động sản nghỉ dưỡng, thị trường có thể phát triển một cách tương đối rời rạc, mạnh ai nấy làm, ít có sự đồng bộ; còn bất động sản khu đô thị đòi hỏi chủ đầu tư phải có quy hoạch rất chi tiết, đồng bộ, khớp nối về hạ tầng giao thông, tính toán kỹ lưỡng đến hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, dịch vụ công… Bất động sản khu đô thị tạo nên cộng đồng dân cư, tạo nên những thành phố không ngủ, những con phố buôn bán sầm uất… kích thích nền kinh tế của thành phố và khu vực, thậm chí đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước", ông Đặng Đức Giới, Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Đặc khu (DK Land) nêu quan điểm. 

Thực tế, thời gian qua, sự phát triển của Phú Quốc đã thu hút mạnh mẽ lượng dân cư đến Đảo Ngọc sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong bức tranh sôi động của thị trường Phú Quốc, rổ hàng bất động sản nghỉ dưỡng luôn chiếm ưu thế với mức giá tăng trên 15%/năm, mức hấp thụ đạt bình quân trên 60%. Trong khi đó, bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài kết hợp du lịch, đặc biệt ở khu vực trung tâm lại có nguồn cung khiêm tốn. Đất ở tại thành phố đảo tập trung chủ yếu ở thị trấn cũ, ít có dự án nhà ở mới trong khi nhu cầu lại rất cao. 

“Đối với nhu cầu an cư trước làn sóng di dân đang diễn ra mạnh hiện nay, bất động sản sở hữu lâu dài sẽ là dòng sản phẩm được ưu tiên lựa chọn. Bởi lẽ, nhà ở thực trong tâm lý người Việt trước hết phải là tài sản sở hữu lâu dài, có giá trị truyền đời, được linh hoạt định đoạt quyền thừa kế”, ông Đính nhận định.

Bên cạnh nhu cầu an cư lạc nghiệp, bất động sản đô thị còn đa dạng hoá lợi nhuận thu về cho nhà đầu tư. "Với bất động sản nghỉ dưỡng, người mua chỉ “ăn” được phần lợi nhuận thụ động là cam kết và lợi nhuận được chia (thỏa thuận) theo hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư và trông chờ vào sự chênh giá. Hình thức này cũng gần như một dạng đầu tư tài chính hơn là đầu tư bất động sản. Còn với bất động sản khu đô thị, lợi nhuận đến từ nhiều hướng, khả năng sinh lời cao hơn, chủ động hơn. Có thể nói, bất động sản khu đô thị đã trở thành kênh đầu tư hợp lý nhất tại Phú Quốc, khi đất được sở hữu lâu dài, hạ tầng được kết nối đồng bộ, có cả một hệ sinh thái vệ tinh là các tiện ích hiện hữu", ông Đặng Đức Giới phân tích. 

Với tầm nhìn xa trông rộng, Tân Á Đại Thành - Meyland đã xây dựng đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc rộng gần 300ha hội tụ đầy đủ những giá trị của một thành phố đáng sống: đồng bộ về hạ tầng, cảnh quan, tiện ích, giáo dục, y tế chất lượng cao, đảm bảo cuộc sống tiện nghi, đẳng cấp cho cộng đồng cư dân. Đặc biệt, đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc nằm trong quy hoạch 8% quỹ đất ở đô thị đã được phê duyệt. Toàn bộ villa, shophouse, mini hotel có pháp lý sở hữu lâu dài - đất thổ cư. Đây là ưu thế vượt trội so với các bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí khác.

"Kiến tạo một khu đô thị tại Phú Quốc sẽ khó hơn so với việc kiến tạo khu đô thị ở những khu vực khác như Hà Nội hay TP.HCM. Bởi khi kiến tạo đô thị nhà ở tại Phú Quốc sẽ có một số điểm khác biệt bắt buộc phải nghĩ đến như: Người dân định cư tại đây sẽ đến từ nhiều nơi khác nhau, cụ thể là sẽ có nhiều chuyên gia đến từ nhiều nước; điều này cũng hình thành nên khu dân cư đa văn hóa, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp cần tư duy làm sao để giải quyết tốt vấn đề. Vì vậy, chúng tôi luôn phải cân nhắc kỹ để xây dựng được một khu đô thị hài hoà, tổng thể, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng, kể cả khách có nhu cầu sở hữu ở thật hay đầu tư cho thuê", ông Phạm Minh Đức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành chia sẻ. 

Có thể nói, với tầm nhìn xa trộng rộng, Tân Á Đại Thành - Meyland đã kiến tạo nên một sản phẩm biểu tượng, đặt một dấu ấn đậm nét, đặc biệt lên bản đồ bất động sản Phú Quốc. Đi sau mà đến trước, Meyhomes Capital Phú Quốc được nhìn nhận sẽ mang đến động lực mới, không chỉ đơn giản là một điểm dừng chân mà là một thành phố đáng sống, an lực lạc nghiệp./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top