Ecopark và triết lý “Những ô cửa sáng đèn”

Ecopark và triết lý “Những ô cửa sáng đèn”

Thứ Hai, 05/07/2021 - 06:06
Doanh nhân Lương Xuân Hà

Câu chuyện này tôi biết được nhờ một chiếc đồng hồ có tuổi đời hơn hai thập kỷ kể lại: “Tôi là một trong số rất ít nhân chứng có may mắn được trải nghiệm hành trình theo đuổi, xây dựng, tạo lập nên sự đẳng cấp của thương hiệu, mang lại những giá trị cuộc sống của nơi này”.

- Chuyện gì để lại trong anh ấn tượng mạnh mẽ nhất, anh có thể chia sẻ được không?

Tôi thích nói đến những chuyện có liên quan đến chữ “tín”. Và tôi cũng muốn chia sẻ một ví dụ điển hình về việc phát triển bất động sản gắn liền với bảo tồn, gìn giữ môi trường - sinh thái. Qua đó, giúp cho mọi người có thêm thông tin về một nhà phát triển có tâm và có tầm trong lĩnh vực, dẫn dắt nhu cầu thị trường hướng đến những giá trị cuộc sống. Nói đến những chuyện này, tôi lại thấy nhớ ngày xưa…

- Vậy tôi sẽ đưa anh trở về!

Doanh nhân Lương Xuân Hà

Ông Vũ Tiến Hùng, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Nhà xuất bản Lý luận Chính trị cho rằng, ở đâu đó, các CEO hay ví von slogan như một “lời tỏ tình” của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Nhưng không phải “lời tỏ tình” nào cũng có thể thuyết phục được truyền thông, tạo được sự chú ý của công luận và người tiêu dùng trừ khi nó thực sự chạm đến trái tim, luôn nhất quán triết lý kinh doanh; kiên trì bền bỉ xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng.

Chữ tín trong kinh doanh là sự tín nhiệm, tin tưởng giữa các đối tác kinh doanh. Nó bao gồm sự tin tưởng giữa người lao động và người sử dụng lao động, sự tín nhiệm, tin cậy giữa các bên đối tác khi tiến hành các giao dịch mua bán hoặc giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Chữ tín trong kinh doanh như là một trong những tiêu chí chuẩn mực, tạo lập sự tin cậy với nhau để tin tưởng làm ăn, hợp tác lâu dài. Vì vậy, bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững thì chữ tín phải được quan tâm, chú trọng xây đắp trong mọi hoàn cảnh.

Doanh nhân Lương Xuân Hà

Ecopark luôn phát triển theo phương châm, nguyên tắc vận hành doanh nghiệp một cách nhất quán là phải mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo, chu đáo nhất có thể.

Bây giờ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu chuyện thần kỳ “vượt sông”, đến với mảnh đất Ecopark nhé!

Khu đô thị Ecopark
Doanh nhân Lương Xuân Hà

Cũng cần phải nói thêm là không phải tự nhiên những người sáng lập ra Ecopark lại nảy sinh ý tưởng làm dự án sinh thái bên kia dòng sông Hồng.

Vào đầu những năm 2000, không biết có phải chưa thực sự tin tưởng vào các doanh nghiệp trong nước hay không, mà có một thực tế là hầu hết các dự án bất động sản trọng điểm theo một cách nào đó đều được trao cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trước thực trạng đó, những nhà sáng lập Ecopark nung nấu ý tưởng xây dựng một dự án bất động sản lớn do chính người Việt Nam thực hiện và làm chủ.

Nhớ lại thuở ấy, ở Hà Nội cũng không có dự án bất động sản lớn nào được giao cho tư nhân, mà hầu như được mặc định là của các doanh nghiệp lớn do Nhà nước quản lý hoặc có vốn góp nhà nước như HUD, Vinaconex hay Handico…, nếu không trao cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhận thấy kinh tế, xã hội càng phát triển, thị phần bất động sản nội đô càng trở nên quá tải, chật chội, những người cộng sự đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư sang "bên kia sông Hồng" nhằm đón đầu việc gia tăng mạnh mẽ nhu cầu bất động sản phía Đông Thủ đô sau khi cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì hoàn thành. Thế nên ở thời điểm ấy, dự án đại đô thị sinh thái Ecopark xuất hiện đã tạo nên sự “bùng nổ” trong thị trường bất động sản khi một thành phố đa chức năng đáp ứng mọi nhu cầu về nhà ở, văn phòng, thương mại, du lịch và vui chơi giải trí đẳng cấp ra đời.

Khu đô thị Ecopark
Doanh nhân Lương Xuân Hà

“Cơn sốt” bất động sản tại Ecopark đã thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội, đồng thời mang lại danh tiếng cùng những thành công ngoài sự kỳ vọng cho Công ty Việt Hưng (sau này đổi tên thành Tập đoàn Ecopark). Một tầm nhìn xanh và khả năng tư duy xuất sắc của ông Hà đã được đền đáp xứng đáng, là tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn Ecopark những năm tiếp theo, cho dù dự án phải đối diện với những hệ luỵ bên lề ở thời điểm những năm 2008, 2009.

Ecopark
Ecopark
Ecopark
Ecopark

Hành trình phát triển của Ecopark cũng là khoảng thời gian hình thành nên một cộng đồng yêu cuộc sống xanh.

Hành trình phát triển của Ecopark cũng là khoảng thời gian hình thành nên một cộng đồng yêu cuộc sống xanh trong các khu vệ tinh của Hà Nội. Sự hiện diện của Ecopark đã làm thay đổi và thoả mãn nhận thức của một bộ phận xã hội về vấn đề phát triển đô thị, đề cao các tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ hướng tới cuộc sống an yên, nơi mà đẳng cấp và môi trường sống ngang tầm với các tiêu chí của những đô thị hàng đầu thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng, chính con mắt xanh của doanh nhân Lương Xuân Hà và từ thực tiễn phát triển khu đô thị Ecopark kiểu mẫu đã góp phần tạo nên tư duy xanh và lối sống nhân văn, thân thiện với môi trường hơn của cư dân đô thị thời hiện đại.  

Khu đô thị Ecopark
Doanh nhân Lương Xuân Hà

Quan điểm của nhà phát triển bất động sản thực thụ là mọi ô cửa đều phải sáng ánh đèn. Trong mắt nhóm cộng sự đã đeo đuổi giấc mơ Ecopark:

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu như các nhà kinh doanh bất động sản kê cao gối ngủ say sau khi đã xây và bán hết nhà. Nhưng, “làm vậy thì chẳng khác gì đi buôn”. Mục tiêu mà những người lãnh đạo Ecopark muốn hướng đến là “mỗi ô cửa sổ của Ecopark đều sáng đèn khi đêm về”.

Trong bối cảnh những đô thị “ma” xuất hiện ở khắp nơi, hậu quả của một thời kỳ thị trường bất động sản phát triển quá nóng, khi mà các doanh nghiệp cứ xây, người dân cứ đua nhau xuống tiền, các giao dịch mua bán diễn ra theo tâm lý đám đông… chẳng ai quan tâm đến nhu cầu, tiện ích, chất lượng sản phẩm môi trường sống cùng với đó là hàng ngàn tỷ đồng bị chôn vùi trong những ngôi biệt thự hoang lạnh mà những người lãnh đạo Ecopark từng ví như những hộp diêm vô hồn, thiếu sinh khí.

Doanh nhân Lương Xuân Hà
Doanh nhân Lương Xuân Hà

Cũng vào thời điểm đó, khu đô thị Ecopark không chỉ hoàn thành tiến độ xây dựng theo đúng cam kết với khách hàng, bất chấp giai đoạn khủng hoảng của thị trường bất động sản, Ecopark đã tiêu thụ gần hết biệt thự, nhà liền kề, nhà phố thương mại và căn hộ chung cư trên diện tích 54ha. Giai đoạn tiếp theo vừa mở bán hạn chế, hàng trăm lô đất liền kề đã được khách hàng đăng ký đặt mua trong thời gian ngắn.  

Đối với không ít doanh nghiệp, việc khách hàng ký hợp đồng mua bán là dự án đã cơ bản thành công. Nhưng với Ecopark, thành công không phải là những con số kinh doanh. Để trở thành nhà phát triển bất động sản thực thụ, mọi ô cửa đều phải sáng ánh đèn. Triết lý đúc kết sau nhiều năm tham gia vào thị trường bất động sản. Nghe thì đơn giản, nhưng để điều đó trở thành hiện thực lại là cả một hành trình được khởi nguồn từ chữ “Tâm” mà những người sáng lập Ecopark luôn đau đáu trăn trở.

Doanh nhân Lương Xuân Hà

Đối với một thị trường bất động sản mới phát triển ở giai đoạn sơ khai, trong bối cảnh cơ chế, chính sách liên quan chưa hoàn thiện và bộc lộ nhiều bất cập, những nhà phát triển bất động sản phải đối diện với vô vàn rủi ro, thách thức. Đã có không ít doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản, những dự án xây dựng dở dang nằm bất động ở khắp nơi. 

Mặc dù vậy, Ecopark là một trong số ít doanh nghiệp vẫn ngoạn mục vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Nhưng mục tiêu Ecopark đặt ra ngay từ khi lập dự án là sau khi đã hoàn thành xây dựng thì làm thế nào để người tiêu dùng lựa chọn Ecopark làm nơi định cư? Để trả lời được câu hỏi đó, người đứng đầu doanh nghiệp hơn ai hết hiểu rằng, Ecopark phải là đô thị có môi trường sống đẳng cấp, hội đủ các tiêu chí của những đô thị hàng đầu khu vực và thế giới.

Doanh nhân Lương Xuân Hà

Nhưng thế nào là môi trường sống đẳng cấp? Những ngày đầu, ý tưởng đã hình thành nhưng còn ngổn ngang trắc trở. Lãnh đạo và các cộng sự tại Ecopark liên tục xuất ngoại để “xem thiên hạ họ làm dự án thế nào”. Ông Đào Ngọc Thanh kể lại, hôm đi trên con đường từ sân bay Quảng Châu (Trung Quốc) về thành phố, hai bên đường là cây xanh ngợp trời, ở giữa là một dải hoa, những người sáng lập Ecopark cùng thốt lên rằng: “Con đường dẫn vào dự án của chúng ta cũng sẽ phải như con đường này!”.

Rồi họ liên tưởng đến cuộc sống đô thị ngột ngạt chật chội và bí bách như ở Hà Nội. Cảnh quan, môi trường và không gian sống mà dân Thủ đô mơ ước là những con đường rợp bóng cây, những công viên xanh mát. Từ đó, ý tưởng về một khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc dần hình thành, rồi được cụ thể hoá bởi những bàn tay tài hoa của các nhà quy hoạch đô thị đến từ Singapore. Nói thì đơn giản, nhưng để phác hoạ ra, dựng được lên hình hài của một khu đô thị sinh thái, chỉ riêng cái tên dự án thôi cũng khiến chủ đầu tư lao tâm khổ tứ như thế nào.

“Khoa học phát triển đô thị cho rằng, trước khi định làm một cái gì thì hãy cho nó một cái tên. Cái tên sẽ định vị hướng phát triển của dự án”, ông Thanh đã say sưa nói về ý tưởng của dự án sinh thái Ecopark như cái ngày vẫn còn đứng trên bục giảng. “Nhưng cái tên nó ý nghĩa thế nào lại phụ thuộc cái TÂM của những người khai sinh ra nó”.

Sau rất nhiều toan tính cân nhắc, cái tên Ecopark được chọn, vì dễ đọc, dễ nhớ, lại chuyển tải được khá đầy đủ điểm khác biệt của dự án là một khu đô thị sinh thái. Eco là tiền tố của Ecology - tức là sinh thái, còn park nghĩa là công viên. Để có thể xây dựng được khu đô thị sinh thái đúng nghĩa, lãnh đạo Ecopark từng chia sẻ rằng, làm gì cũng phải có tâm. Tâm không sáng thì phát triển không bền. Phát triển khu đất mà chặt phá cây xanh, không tôn tạo cảnh quan thì cái giá phải trả sẽ vô cùng lớn. Ecopark vốn là vùng đất nông nghiệp, nhiều mương ngòi, cây xanh, nên khi xây đô thị cũng phải đặc biệt chú trọng đến việc trả lại môi trường cảnh quan, cây xanh và mặt nước.

Nhớ lại lễ khởi công xây dựng Ecopark, khi đó tất cả các vị quan khách đều bị ngỡ ngàng bởi cảm giác như đang đến một khu nghỉ dưỡng sinh thái rợp bóng cây hơn là công trường xây dựng một khu đô thị. 

Và rồi, hữu xạ tự nhiên hương, tiếng lành đồn xa, Ecopark trở thành niềm mơ ước của phần lớn khách hàng Hà Nội, những người muốn có một môi trường, cảnh quan, không gian sống trong lành giữa công viên rợp bóng cây xanh.

Khu đô thị Ecopark
Doanh nhân Lương Xuân Hà

Nhưng nếu các căn hộ hay biệt thự chỉ là nơi để đêm về ngủ, ngày đi làm, thì chắc chắn Ecopark cũng sẽ không phải là môi trường sống đẳng cấp, đáp ứng được các nhu cầu của cộng đồng dân cư. Bởi khi đã quyết định lựa chọn mua nhà ở Ecopark thì không chủ nhân nào lại không đề cập đến những nhu cầu tối thiểu như: Ăn ở đâu, học hành cho con cái thế nào, vui chơi giải trí ra sao?

Thấu hiểu được những nhu cầu của cộng đồng dân cư, còn nhớ lúc chỉ mới đi được 1/10 chặng đường, nhưng những dịch vụ mà Ecopark đang cung cấp cho cư dân ở đây thật đáng ngưỡng mộ. Những chủ nhân mới khi chuyển đến định cư ở Ecopark không phải bận tâm đến chỗ học hành, bởi nơi đây đã có hệ thống các trường từ mẫu giáo đến đại học. Nhu cầu mua sắm thì đã có các siêu thị, rồi khu thương mại Phố Trúc với các cửa hàng ẩm thực, nhà hàng, quán cà phê. Bên cạnh đó còn có cả một dàn xe buýt hiện đại chạy miễn phí từ Ecopark đến các điểm khác nhau trong nội đô Hà Nội phục vụ các nhu cầu đi lại của cộng đồng cư dân và du khách. Và đến nay, “cha đẻ” của Ecopark vẫn không ngừng nghỉ để làm xanh hơn, đẹp hơn “nơi an cư của người dưng”.

Ecopark và triết lý “Những ô cửa sáng đèn”- Ảnh 20.
Ecopark và triết lý “Những ô cửa sáng đèn”- Ảnh 21.

Những điều tuyệt vời xuất hiện ở ngay nơi ta sống...

Khi nói đến chữ Eco trong Ecopark, hầu như ai cũng nghĩ ngay đến sinh thái. Nhưng Ecopark còn đặt ra những yêu cầu cao hơn. Từ đó, ý nghĩa thứ hai ra đời không kém phần quan trọng của chữ Eco chính là Economy, tức là tính kinh tế - thương mại của khu đô thị. Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ có Ecology thì chưa thoả mãn được hết những nhu cầu của cộng đồng dân cư, do đó chưa đủ sự hấp dẫn người dân để họ đưa ra lựa chọn là nơi định cư lâu dài, vì có khác gì sống trong rừng! Nhưng nếu chỉ tính đến yếu tố Economy thì cũng không thể lôi kéo được người dân lựa chọn, bởi không thoả mãn các đòi hỏi của một môi trường sống như các chủ sở hữu kỳ vọng. Bởi thế, Ecopark phát triển cân bằng cả Ecology và Economy. 

KTS. Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam: Người tiên phong tạo lập hình mẫu kiến trúc xanh 

Thực hiện đô thị xanh mà muốn tốt thì phải bắt đầu từ bản thân trong thiết kế đô thị. Chỉ một ngôi nhà có kiến trúc xanh cũng không có tác động gì đến cả khu đô thị. Theo đó, đây là cả một kế hoạch có tầm vĩ mô mà người cầm trịch chính là Nhà nước. Bắt đầu từ những quy chuẩn, xây dựng phải đổi mới. Khi thực hiện quy hoạch, một đô thị chỉ toàn thấy nhà không thể gọi là đô thị xanh dù chúng ta có trồng cây trên mái; hay một đô thị mới thiếu trường học, thiếu sân chơi, vườn hoa cũng không thể gọi là đô thị xanh được.

Doanh nhân Lương Xuân Hà

Nên chú ý rằng, kiến trúc xanh phải tiết kiệm năng lượng. Chẳng hạn, doanh nghiệp cần có hướng tái đầu tư, tái sử dụng nước bẩn như 40% nước thải sinh hoạt trở thành nước uống bình thường, tiết kiệm năng lượng như kính, chất liệu xây dựng phải thân thiện môi trường đồng thời phải đi với kinh tế. Theo đó, dùng nhiều kỹ thuật vào khu đô thị, giá thành có thể sẽ hạ. 

Hiện nay kiến trúc xanh, kiến trúc thân thiện môi trường là xu hướng chung, cũng có nhiều doanh nghiệp đã làm được, như Ecopack là điển hình tiên phong. Nhà nước khuyến khích 60% để làm cây xanh, vườn hoa công cộng, định hướng phát triển cây xanh. Và nếu các chủ đầu tư làm tốt thì đã rất tuyệt vời. Nhưng để được như Ecopark thì rất khó. Tất nhiên, Ecopark là khu đô thị tuyệt vời, lý tưởng nhưng không phải hướng điển hình để phát triển vì giờ không có đất để làm việc đó. 

Doanh nhân Lương Xuân Hà

Tất cả những gì mà Ecopark đã, đang và sẽ làm là hướng tới việc giải quyết hài hoà và hiệu quả các nhu cầu kinh tế - thương mại cho khách hàng. Ban đầu, khách hàng tìm đến Ecopark vì môi trường sống nơi đây đáp ứng được các yêu cầu. Nhưng đến một thời điểm nào đó, các chủ sở hữu đòi hỏi giá trị ngôi nhà phải gia tăng, mang lại các giá trị kinh tế cho họ. Ngôi nhà trở nên có giá trị gấp nhiều lần khi là môi trường sống, cảnh quan, không gian ở đẳng cấp vượt trội, là mơ ước của nhiều người. 

Bây giờ thì có thể hiểu tại sao cái tên Ecopark lại được những người khai sinh ra nó cân nhắc hết sức thấu đáo, cẩn trọng như vậy; và cũng không ngạc nhiên khi Vihajico đổi slogan đính kèm từ “Thành phố của những màu xanh” sang “Thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc khi bàn về “đạo kinh doanh” và “đạo làm giàu” đã cho rằng, cốt lõi của cái đạo đó chính là việc giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích doanh nghiệp, lợi ích của khách hàng và lợi ích của cộng đồng. Ông cũng diễn giải với tôi về “đạo kinh doanh” theo một cách khác, đó chính là năng lực hướng các hoạt động kinh doanh vào mục đích phục vụ lợi ích con người, hiểu theo nghĩa rộng là môi trường tồn tại của loài người (bao gồm cả môi trường tiện nghi, môi trường văn hoá và môi trường sinh thái).

Nhìn vào những “ô cửa sáng đèn” của Ecopark, tôi mới hiểu cái “đạo kinh doanh” của những người sáng lập Ecopark thực sự đơn giản - lấy cư dân làm “gốc”, lấy môi trường sinh thái làm “bệ phóng” và lấy văn hoá cộng đồng làm “chất dinh dưỡng”, làm “ô xy” để cho những mầm sống nảy sinh, hàng ngàn, rồi hàng vạn những “ô cửa sáng đèn” đang thực sự hạnh phúc!

 
05/07/2021 06:30
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top