Những phận đời nổi trôi và giấc mơ đô thị sông Hồng

Những phận đời nổi trôi và giấc mơ đô thị sông Hồng

Thứ Ba, 12/09/2023 - 06:00

Trong cái lênh đênh vô định của xóm Phao ven sông Hồng, còn đó những phận người sớm đã tắt dần niềm hy vọng lên bờ, khi phải chấp nhận sống trong thực tại tối tăm, đầy rẫy mối hiểm nguy qua ngày. Những ước mong giản dị về một chốn dung thân bình yên không biết đến bao giờ mới thành hiện thực.

***

Mới đây, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh - Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, cuối năm 2023 và năm 2024, Hà Nội sẽ đồng loạt triển khai đối với các quy hoạch 2 bên sông Hồng. 

Trước đó, tháng 3/2022, UBND TP. Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000, mở ra một bước tiến mới trong việc biến sông Hồng thành trục cảnh quan trung tâm của thành phố và kiến tạo những giá trị mới cho khu vực hai bên bờ sông.

Thực tế, từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, những ý tưởng về một diện mạo sông Hồng và cảnh quan ven sông sáng sủa, rạng rỡ, xứng tầm với vị thế của Thủ đô đã được vẽ ra và thiết lập trong những đồ án quy hoạch. Người dân nhiều lần thấp thỏm hy vọng và cũng nhiều lần kỳ vọng về viễn cảnh khi sông Hồng được khai thác và vận hành đúng với tiềm năng to lớn của nó.

Thế nhưng cho đến nay, kỳ vọng đó có vẻ như ngày càng xa vời.

Trong từng ấy năm sông Hồng bị “bỏ quên” sau lưng thành phố, có những mảnh đời đã buộc phải bám lấy nơi đây làm chốn nương thân kiếm kế sinh nhai, có những cuộc đời đã gắn cả sinh mệnh của mình với sự bấp bênh, với hiểm nguy rình rập có thể ập đến bất cứ lúc nào. Mà dáng vẻ của cuộc sống ở nơi đó, dường như đang hoàn toàn trái ngược với những gì người ta vẽ ra, kỳ vọng về cảnh quan ven sông Hồng… đẹp như mơ.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Ven bờ sông Hồng nhìn từ cầu Long Biên. (Ảnh: Thu Thu)

Cách trung tâm thành phố khoảng 1,5km, men theo con đường nhỏ, sâu hun hút dẫn từ cầu Long Biên xuống là lối vào xóm Phao hay còn gọi xóm bãi giữa sông Hồng, nằm giữa địa giới hành chính của phường Phúc Xá, quận Ba Đình và phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.

Sở dĩ gọi là xóm Phao vì cái tên này do trưởng xóm - ông Nguyễn Đăng Được đặt cho, lâu dần người ta gọi thành quen, chứ thực ra là “xóm vô danh”. Càng đi vào sâu, không gian càng trở nên tĩnh lặng. Đâu đó vọng lại tiếng chó sủa gióng một như cầm canh, tiếng lá cây xào xạc, tiếng ruồi muỗi bay vo ve bên tai. Không khí hiu quạnh, đượm buồn bao trùm khắp con xóm nhỏ.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Lối đi vào xóm Phao sâu hun hút. (Ảnh: Thu Thu)

VÒNG LUẨN QUẨN KHÔNG LỐI THOÁT

Là một trong những bô lão tại xóm Phao, đã hơn 30 năm bà Mai sống bám tại đây cùng 4 người con của mình. Như thường lệ, khoảng 5h chiều, bà Mai bắt đầu cất những bước chân nặng nhọc về căn nhà phao tròng trành, neo đậu sát mép sông Hồng để chuẩn bị bữa tối.

Gian nhà ọp ẹp được dựng tạm bợ, chắp vá bằng vật liệu nhẹ, dễ nổi, để nước lên là nhà nổi theo. Đồ đạc lác đác, lỉnh kỉnh khắp phòng. Tứ phía ngôi nhà được sông Hồng ôm lấy.

Trong ngày hè oi ả, vì cái nóng thiêu đốt từ trên trời đổ xuống, hơi nóng từ dưới sông bốc lên, mái lại lợp bằng những tấm tôn chắp vá trong không gian mấy mét vuông chật chội lại lỉnh kỉnh đồ đạc như hũ nút càng làm cho khoang nhà nóng như nung.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Nhà bà Mai cũng như bao nhà khác ở xóm Phao là những chiếc bè được làm bằng vât liệu nhẹ như gỗ, thùng phuy, hộp xốp để dễ nổi trên mặt nước. (Ảnh: Thu Thu)

 

“Có chỗ ở đã là tốt lắm rồi! Chứ ngày trước còn bị đuổi, thậm chí bị đốt nhà phao vì phường bảo ở như thế không an toàn, nguy hiểm, chúng tôi toàn phải vào bụi sậy trốn ở tạm. Cũng biết là nguy hiểm đấy, không an toàn đấy nhưng chúng tôi còn biết đi đâu…”, bà Mai thở dài nhớ lại về những ngày chơi vơi của 15 năm trước.

Trong cái gọi là nhà ấy nóng như hun còn tí cơm để từ trưa đã thiu rồi, bà tiếc của nhưng đành phải đổ đi.

Đôi tay bà Mai nhanh thoăn thoắt nhúng nồi xuống sông để rửa, rồi bà cũng cầm chính chiếc nồi cơm mới được vét hết cơm thiu múc nước trên dòng sông ấy tráng qua. Chỉ với vài lần cọ qua loa bằng chiếc búi rửa bát sờn cũ, bà Mai đã làm sạch chiếc nồi không còn cặn cơm thừa.

Thấy sự ngạc nhiên tràn ra nơi khóe mắt của khách tới thăm nhà, bà Mai cười khanh khách.

“Cô thấy lạ à… Úi giời! Dân ở đây toàn thế thôi cô ạ. Lấy đâu ra nước máy như trong phố, tất cả đều nhờ dòng sông này…”, bà Mai thủ thỉ. Với một ít rau muống luộc và chút thịt thừa từ ban trưa, bữa tối của gia đình bà Mai chỉ vậy mà xong xuôi.

Tại xóm Phao, sông Hồng đã trở thành người bạn thân thiết đồng hành cùng người dân trong mọi sinh hoạt thường ngày, từ đầu vào đến… đầu ra. Tiếng là sống giữa sông nước nhưng mà lại… hiếm nước, nói ra ai chả cho là chuyện lạ. Bởi lẽ, nước ngầm vốn không dư dả, bà Mai đành dành dụm chỉ để ăn uống.

Rồi thì do xóm Phao nằm gọn trong một lạch nước của sông Hồng được chia tách bởi một bãi đất giữa sông nên nước chảy không xiết, hiền hòa, chậm rãi. Cũng bởi vậy mà dòng nước không cuốn đi được hết những “gánh nặng” mà người ta trút ra sông.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Bà Mai chuẩn bị cơm tối. (Ảnh: Thu Thu)

Đến xóm Phao vào ban ngày, sẽ thấy nơi đây rất tĩnh lặng. Bởi hầu hết người lớn thì đi làm cả ngày, trẻ con đi học, chỉ còn một vài người già tay chân ốm yếu, lâu lâu mới có việc nên ở nhà. Bà Mai là một người như vậy. Đã gần 70 tuổi, dấu vết thời gian và sự vất vả in hằn lên gương mặt bà. Đôi tay bà Mai nhăn nheo, yếu ớt và bên ngắn bên dài do trước đây bị ngã khi mò mẫm qua những lối đi khúc khuỷu tại xóm Phao.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Tay bà Mai bên dài bên ngắn do di chứng để lại từ những lần bị ngã do bước hụt trên chiếc cầu gỗ chông chênh nối vào nhà phao. (Ảnh: Thu Thu)

Lặng lẽ sắp cơm và đợi các cháu về, bà Mai chuẩn bị đồ đạc để đi làm. Từ 6h đến 9h tối, bà sẽ lang thang khắp đường sá trong xóm đến khi mệt để gom ve chai, nhặt rác và đem lên phố bán. Trước đây, bà Mai đi quét rác dưới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đến nay, tuổi già sức yếu, bà chỉ đành làm công việc đồng nát kiếm sống qua ngày.

Đây là tình cảnh chung của cư dân xóm Phao.

Hiện xóm này có 37 hộ dân, hơn 100 nhân khẩu, 7 thanh niên, 37 trẻ nhỏ, phân nửa là người già. Cuộc sống của những người dân nơi đây gần như tách biệt hoàn toàn với phố thị.

Mỗi người mưu sinh bằng đủ thứ nghề: nhặt ve chai, rửa bát thuê, bốc vác, xích lô… nhưng tất cả có một điểm chung, vì cuộc sống nên phải xa quê, tha phương cầu thực và "trôi nổi" lên Hà Nội làm nhiều nghề để kiếm sống.

Gánh trên vai gia đình 4 người, 2 trẻ nhỏ, cùng cô con dâu trưởng bị tai biến từ 10 năm trước, bà Nga năm nay đã 66 tuổi, cư trú tại xóm Phao đã 30 năm và vẫn bám trụ tại nơi này với niềm khát khao nuôi lớn các cháu nên người.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Bên phải bà Nga là cháu nhỏ nhất và con dâu. (Ảnh: Thu Thu)

“Ai bảo làm gì thì tôi làm nấy, từ cắt cỏ đến giặt giũ… Nếu không có việc thì đi nhặt ve chai”, bà Nga vừa chải tóc cho cháu nhỏ, vừa chia sẻ. Ngày nắng, bà Nga kiếm đều đều mỗi ngày 50.000 đến 60.000 đồng, nếu có thời gian đi nhặt thêm ve chai cũng rủng rỉnh thêm được 10.000 đến 20.000 đồng. Thế nhưng vào ngày mưa thì coi như ngày đó bà không kiếm được đồng nào.

“Cứ đi làm được đồng nào lại tiêu đồng nấy”, bà Nga vừa nói vừa thở dài vì chẳng thể dành dụm nhiều cho những lúc đau ốm, chỉ động viên bản thân chèo chống cả gia đình.

Hai vợ chồng người con của bà Nga bỏ nhau để lại hai đứa con cho mẹ già đèo bồng. Cháu nhỏ năm nay lên lớp 1, cháu lớn lên lớp 6. Trong ngôi nhà lụp xụp, chật hẹp, bà Nga ngồi gọn trên miếng đệm nằm dưới đất, nhìn hai cháu nhỏ chăm chỉ viết bài và nở nụ cười hiền từ đầy mãn nguyện.

Để cháu lớn biết chữ, bà Nga chạy vạy khắp nơi để lo đủ kinh tế cho cháu học lớp xóa nạn mù chữ trên phố. Mới đây, cháu nhỏ nhà bà Nga may mắn được mạnh thường quân hỗ trợ một phần để đi học một trường tiểu học gần xóm. Thế nhưng, phần chi phí còn lại phải tự chi trả, bà Nga cũng còn đang loay hoay tìm cách.

“Tiền học đợt này là 950.000 đồng, tôi chưa biết kiếm đâu ra, vì chưa có tiền cũng chưa dám hỏi cô giáo. Nếu khó khăn quá, tôi lại phải cho đứa cháu nhỏ học xuống lớp ít tiền hơn như anh nó”, bà Nga mím môi và lắc đầu thở dài.

Người cháu nhỏ nhà bà có tiền sử động kinh, thường xuyên làm bạn với giường bệnh. “Mỗi lần động kinh là sốt cao co giật. Trộm vía, hai năm nay bà nuôi thì không phải đi viện nữa”, giọng bà Nga nghẹn ngào và nhẹ nhõm phần nào.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Bà Nga khoe với chúng tôi quyển bài tập của cháu nhỏ với vẻ đầy tự hào. (Ảnh: Thu Thu)

Trước đây, ngôi nhà của bà Nga sinh sống là túp lều chữ A lụp xụp, người lớn nào ngồi cũng bị đụng đầu. Đến nay, ngôi nhà được chắp vá từ phế liệu đối với bà đã rất khang trang rồi.

“Chỉ mong người ta đừng đuổi là may mắn lắm rồi. Càng già càng yếu đi, chân tay lúc nào cũng đau, đi tập tễnh, chẳng biết sau này kiếm được mấy đồng”, là những lời tâm sự chất chứa nhiều tủi hờn, áp lực của người phụ nữ lớn tuổi, nhưng phải đèo bòng cả gia đình trên đôi vai gầy yếu.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Với bà Nga, ngôi nhà này đã tốt hơn rất nhiều so với trước đây. Hệ thống điện đơn sơ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. (Ảnh: Thu Thu)

Vào ngày mưa, lối đi đến nhà người dân ở xóm Phao nhớp nháp, trơn trượt, tựa như con đường mưu sinh của những phận người nơi đây. Đâu đâu cũng đầy rẫy những khó khăn, hiểm họa không biết chừng nào sẽ ập tới.

Cuộc sống tạm bợ của người dân xóm Phao như một vòng luẩn quẩn truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không ai đủ niềm tin bản thân có thể thoát khỏi vòng lặp như vậy.

Ngay cả việc trang trải cho những sinh hoạt thường ngày cũng đã quá khó khăn với người dân xóm Phao, nên chẳng ai nghĩ đến chuyện “lên bờ”. Với họ, không nghĩ đến thì không hy vọng. Không hy vọng thì sẽ không thất vọng.

Hoặc vốn dĩ, hy vọng của họ đã sớm lụi tàn kể từ khi họ chọn mảnh đất này để mưu sinh.

NHỮNG CÁI "KHÔNG" Ở XÓM PHAO

Không đất, không hộ khẩu, không điện, không nước sạch, không nghề nghiệp, không gì cả. Cứ mỗi một lần “không” xuất hiện, là thêm một lần người dân xóm Phao từ bỏ hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Là cư dân đầu tiên, cũng là người "khai sinh" ra xóm Phao, ông Nguyễn Đăng Được (76 tuổi) đã thắp lên hy vọng sống mới cho những người dân lang thang, cơ nhỡ khắp nơi.

Người đàn ông nhỏ thó, da đen nhẻm, luôn vận bộ quần áo cũ sờn được người ta gọi với nhiều cái tên mỹ miều như: “linh hồn” của xóm ngụ cư, người giàu có nhất bãi sông Hồng, tổ trưởng xóm Phao, người “gieo chữ” đầu tiên… Khách đến thăm nhà, ông Được niềm nở chào đón và hàn huyên: “Ở đây không có gì cả. Chỉ có tình làng nghĩa xóm thôi. Mỗi tháng góp quỹ ốm đau 20.000 đồng cũng khiến họ lo lắng đêm ngày”.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Đăng Được - Trưởng xóm Phao (Ảnh: Thu Thu)

Những người tới bãi giữa sông Hồng, địa phương đã cắt khẩu sau khi bỏ đi nhiều năm. Nhiều gia đình đã sống ở đây được 3 thế hệ. Những đứa trẻ sinh ra phần nhiều là con ngoài giá thú. Bố mẹ chúng không có giấy tờ tùy thân nên những đứa trẻ sinh ra không được đăng ký giấy khai sinh và hầu hết bọn trẻ xóm nước đen chỉ được học hết lớp 5 rồi bỏ học, có cháu còn không được đến trường.

Về sau, ông Được liên tục cùng người dân lặn lội về các địa phương xác minh lý lịch, làm cơ sở đăng ký giấy khai sinh cho một số trẻ nhỏ trong xóm.

“Người dân ở đây nghèo lắm, tôi được tính là giàu nhất khu này rồi”, ông Được nói. Nhà ông thuê được mấy công đất làm trang trại chăn nuôi, trồng trọt và cả “công viên nhỏ” dành cho trẻ trong xóm.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Mong muốn trẻ em xóm Phao thoát khỏi cảnh mù chữ, ông Nguyễn Đăng Được, cư dân đầu tiên tạo lập nên khu xóm trên bãi đất này, đã bỏ tiền thuê đất, dựng lớp học và mở thư viện miễn phí cho trẻ. (Ảnh: Thu Thu)

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Bản đồ "công viên nhỏ" (Ảnh: Thu Thu)

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

"Công viên nhỏ" được ông Được dựng lên bằng những món đồ tái chế từ lốp xe, miếng tôn, thanh sắt... cũ. (Ảnh: Thu Thu)

Căn nhà ông thấp bé, dựng bằng mấy tấm tôn, mấy tấm gỗ thừa và một vài cây cột mảnh khảnh. Nền nhà không trát xi măng, không lát gạch, chỉ là nền đất trống trơn chẳng khác gì nền đất ngoài vườn, nơi con gà con chó đang tranh nhau những hạt cơm thừa.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Ông Được dọn dẹp nhà. (Ảnh: Thu Thu)

Đây là chốn sinh hoạt của gia đình bốn người: Hai vợ chồng ông Được, một người con trai thứ và một đứa cháu trai năm nay mới lên lớp 2. Bố mẹ của đứa cháu nhỏ - tức con trai lớn và con dâu của ông Được, đã bỏ nhà đi mấy năm nay, để lại con thơ cho ông bà chăm sóc.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Đứa cháu nhỏ là động lực duy nhất để vợ chồng ông Được cố gắng làm lụng chăm chỉ. (Ảnh: Thu Thu)

Trong góc nhà, bên cạnh chiếc bàn uống nước cũ và chiếc tivi không sáng đèn, vợ ông Được nằm rên rỉ vì chiếc răng đau hành hạ cả tháng nay.

“Không biết đi chữa ở đâu cô ạ, uống thuốc thì mãi không khỏi. Răng đau lắm chả ăn uống nói năng được gì. Cô có biết chỗ nào chữa răng rẻ, ít tiền thì chỉ tôi với, chứ nhiều tiền thì tôi không có”, âm thanh vọng ra từ miệng bà đứt quãng, nghẹn ngào bởi nỗi đau đó đã đeo bám cả tháng nay.

Ông Được cười buồn. Bởi, chẳng có chỗ nào chịu chữa cho một người già, không có giấy tờ tùy thân, không có tiền, không có cả hy vọng mình sẽ được chữa khỏi.

“Chẳng ai đi được bệnh viện vì người ta có biết mình là ai mà chữa. Người ốm nhẹ thì mua thuốc uống, người ốm nặng thì nằm chờ chết”, ông Được nhìn về phía xa xăm bằng đôi mắt mờ đục như đang hồi tưởng về những kiếp người tại đây, nở một nụ cười thật nhẹ nhàng.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Tuy đã là hộ khá khẩm nhất xóm Phao, nhưng nhà ông Được cũng chỉ là một căn nhà tạm bợ, lụp xụp, xung quanh là những vỏ chai vợ ông nhặt về đem đi bán. (Ảnh: Thu Thu)

Vào ban đêm, đứng ở phía xóm Phao nhìn sang bên kia sông, những ánh điện lung linh lấp lánh của phố xá Thủ đô cũng trở nên xa lạ, khi mà bóng tối tĩnh mịch phủ lên những mái nhà chòng chành, phủ lên cả những kiếp người tại đây. Cũng thuộc tầng lớp bô lão tại xóm Phao, khác với nhà ông Được còn được dính ít bụi đất trong gót chân, bà Tân cũng 66 tuổi sống một mình trong căn nhà nổi bốn bề là nước.

Có năm nước dâng cao hơn bờ đất, cư dân trong xóm phải ra kéo nhà bà neo vào bờ, rồi khi nào nước rút lại đẩy ra. Gọi là nhà, chứ thực ra cũng chỉ là mấy tấm gỗ ván cũ lợp lại, trên một dãy thùng phuy xanh rêu.

Trong bóng tối, bà Tân một tay cầm đèn, một tay quờ quạng phía trước, chân bước qua cây cầu gỗ ọp ẹp dẫn vào nhà. Nước tràn qua kẽ chân, xung quanh mênh mông tối mịt khiến lòng người cô độc đến lạ.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Nhà bà Tân (Ảnh: Thu Thu)

Bà Tân sống một mình, nên thứ gì trong nhà bà cũng không có đến 2 chiếc. Một giường, một đèn, một chăn, một gối, một chiếc quạt hỏng, một nồi cơm cũ.

Ánh sáng le lói từ bóng đèn treo lấy điện từ ắc quy là nguồn sáng duy nhất trong nhà. Dây điện loằng ngoằng, đồ vật ngổn ngang trên tấm bạt trải làm chiếu. Bịch thuốc đầy với đủ loại khác nhau cũng chịu cảnh lăn lóc chung trên sàn nhà.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Điện mà người dân đang sử dụng hiện tại là những tấm pin năng lượng mặt trời, bình ắc quy của một vài đơn vị hỗ trợ, hay là những mô tơ tự chế của người dân chạy bằng sức gió. Ngày nào nắng to, gió to thì điện khỏe, còn mùa đông hoặc những ngày lặng gió thì cả không gian trong ngôi nhà phao ọp ẹp chỉ le lói chút ít ánh sáng vì không đủ điện tích. Điện mạnh đến mấy cũng chỉ đủ thắp sáng đèn, máy quạt, nếu như muốn thổi cơm điện thì phải dùng kích.
Những phận đời nổi trôi và giấc mơ đô thị sông Hồng- Ảnh 33.
Nước sinh hoạt được bơm từ các giếng khoan lên đổ vào các thùng lọc nước do sinh viên trường Y giúp đỡ kinh phí và công sức. (Ảnh: Thu Thu)

5 tháng trước nhập viện hết hơn 10 triệu tiền viện phí, bà Tân sụt xuống còn hơn 40kg. Đến khi ra viện, do trời mưa liên tục nhiều ngày, đường sinh kế của bà bị chặn lại. Trước đây bà nhặt nhạnh chai nhựa bán đồng nát, ngày cũng được 50.000 đồng. Bằng một cốc trà sữa, hoặc một bát bún ăn chơi của nhiều người dân tại Thủ đô. Theo lời bà, có người dân xóm Phao mỗi ngày chỉ dám tiêu 10.000 đồng, số tiền ít ỏi còn lại để dành phòng trừ bất trắc.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Bà Tân bị lãng tai, khi nói chuyện với chúng tôi, bà phải nghiêng hẳn đầu sang một bên để nghe rõ hơn. (Ảnh: Thu Thu)
Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.
Vừa nói chuyện với chúng tôi, tay bà Tân vừa giở ra một túi thuốc lớn, đây là những loại thuốc tốt nhất bà có thể mua trong khả năng. Nhiều loại thuốc với nhiều cách dùng khác nhau đến nỗi bà phải ghi chú lại vì không thể nhớ hết. (Ảnh: Thu Thu)

“Sống được ngày nào hay ngày đó. Tôi chưa từng trông chờ sẽ có ngày thoát khỏi vòng lặp tẻ nhạt này. Ai cũng có quê mà chẳng thể về. Tôi và nhiều người có quê, nhưng về quê cũng chẳng có đất, lấy gì mà sống. Ở đây may là còn bám được vào con sông. Người già thì không biết đến tương lai đã đành, chỉ thương bọn trẻ con, sống nay mà cũng chả biết ngày mai ra sao…”, sau khi nói hết câu, bà Tân nở nụ cười buồn.

Thông tin Hà Nội quy hoạch sông Hồng với định hướng là trục xanh, cảnh quan trung tâm và phát triển đô thị hài hòa hai bên sông khiến người dân xóm Phao rơi vào trầm tư và lo lắng nhiều ngày.

“Chúng tôi là dân di cư bất hợp pháp, được tiếp tục sinh sống và không bị đuổi đi là may. Thế nhưng người già, trẻ em thì không thể đi lang thang mãi được. Nếu quy hoạch hai bên bờ sông Hồng thì chúng tôi còn nơi nào để đi?

Nếu không còn bãi giữa sông Hồng, 37 hộ dân, với 100 nhân khẩu, hơn một nửa là người già và trẻ nhỏ lại lang thang, trôi dạt về đâu?”, ông Được tâm tư.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Chiếc cọc sắt cùng sợi dây thừng níu giữ những chiếc bè chông chênh với đất liền, như níu giữ những phận đời bấp bênh của hơn 100 người dân nơi này. (Ảnh: Thu Thu)

Có lẽ, tại thế giới của những người lao động di cư này, sự nghèo đói chưa hẳn là bi kịch.

Hơn thế, cư dân xóm Phao thậm chí đã bỏ quên những hy vọng về một sự thay đổi để có cuộc sống tốt hơn, đó mới là tận cùng của nỗi đau. Một nỗi đau cũ quen thuộc chôn sâu trong tâm trí, khiến họ không còn thấy nhói lòng mỗi khi nhắc đến nữa.

Trong tương lai không xa, có lẽ mảnh đất nơi người dân xóm Phao đang nương tựa sẽ trở thành không gian xanh, sạch, đẹp, đại diện cho tinh thần nhân văn, vì con người, vì thiên nhiên trong thành phố. Và điều đó cũng có nghĩa là, rất có thể họ sẽ phải là những người đầu tiên trong số hàng trăm người đang bám víu lấy sông Hồng, rời khỏi mảnh đất đã cưu mang thân phận vô danh của mình trong hàng chục năm. Có thể họ sẽ đến với một nơi khác, một tương lai mơ hồ không rõ mình sẽ làm gì để sống, lấy gì để ăn, nhà đâu để ở, trường đâu để học.

Nhưng suy cho cùng, quy hoạch là thiết kế diện mạo của tương lai, để con người được gửi gắm niềm tin, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc vào tương lai. Và có lẽ, một ý tưởng quy hoạch đầy đủ, tròn trịa, quy hoạch cho tất cả, cũng cần mở ra lối thoát cho người dân xóm Phao, và cả những người đang sống lay lắt, tạm bợ ven sông Hồng.

Bởi vậy, nhiệm vụ và sứ mệnh của quy hoạch ven sông Hồng sẽ cần phải tính đến những chuyện tưởng là nhỏ nhặt nhưng hóa ra lại lớn lao hơn cả những ý tưởng cao xa, những kỹ thuật và tính toán hiện đại thường thấy. Để đề án quy hoạch đô thị ven sông Hồng thực sự trở thành một đề án quy hoạch trọn vẹn, khoa học, nhân văn, xứng tầm với vị thế con sông Mẹ chảy qua Thủ đô, con người cần được đặt vào vị trí trung tâm và cần chắc chắn rằng không ai bị bỏ lại phía sau.

Cuộc sống khổ cực người dân xóm Phao nằm ở bãi giữa sông Hồng không hộ khẩu, không điện nước, không đất và câu chuyện quy hoạch  phân khu đô thị sông Hồng tại Hà Nội.

Đón đọc kỳ sau: Gần ba thập kỷ Hà Nội nỗ lực “hướng lòng mình” về sông Hồng và những điều còn bỏ ngỏ

Mai Ninh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top