Giáo sư Đặng Hùng Võ: Người đặt nền móng xây dựng Luật Đất đai 2003

Giáo sư Đặng Hùng Võ: Người đặt nền móng xây dựng Luật Đất đai 2003

Thứ Hai, 28/05/2018 - 06:01

[div class="wow fadeIn mt-40 italic"]Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, người nổi tiếng về những đóng góp khoa học và có nhiều phát ngôn gây ảnh hưởng lớn trong xã hội. Ở lĩnh vực chuyên môn, ông được đánh giá là một trong những chuyên gia hàng đầu về chính sách đất đai, kinh tế bất động sản, hạ tầng thông tin địa lý. Ở cương vị lãnh đạo, ông nổi tiếng với tư duy lãnh đạo sắc bén, quyết liệt mà vẫn linh hoạt, mềm mỏng, đã tạo ra những “cải cách” mạnh mẽ trong lĩnh vực bất động sản trong suốt những năm đương chức.[/div]

[div class='mt-40'][span class='cap noto-serif blue-color']C[/span]húng tôi có hẹn với ông vào lúc 3 giờ chiều một ngày cuối tuần. Căn nhà của ông nằm trong một con ngõ ở quận Hoàng Mai, hướng nhìn ra con sông Sét. Biết ông là người làm việc khá nguyên tắc nên chúng tôi đã có mặt rất đúng giờ hẹn. Thấy người lạ, ông ngước nhìn, nở một nụ cười hiền hậu rồi lại tập trung vào câu trả lời phỏng vấn của các phóng viên đến trước đó.

Ngồi đợi khoảng gần 20 phút sau thì cuộc phỏng vấn kết thúc. Ông pha ấm trà mới, mời chúng tôi rồi bảo: “Các bạn ấy cũng vừa trao đổi với tôi về sự kiện “Đề xuất đánh thuế tài sản của Bộ Tài chính” và giờ tôi đã sẵn sàng để làm việc với các bạn, nào chúng ta tiếp luôn nhé…!”.

Năm nay, đã bước sang tuổi 72 nhưng cường độ làm việc và sự bền bỉ của GS. Võ không hề giảm đi chút nào so với thời gian cách đây khoảng hơn chục năm khi tôi lần đầu gặp phỏng vấn ông.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu bên ấm trà nóng vừa pha, và những câu chuyện về cuộc đời của một vị GS. ngành trắc địa được bắt đầu giản dị như vậy, giản dị như chính bộ trang phục ông đang mặc trên người và như cái cách mà ông vẫn luôn tiếp các anh em báo chí mỗi khi có những sự kiện xã hội nóng bỏng diễn ra.[/div]

[div class='mt-30'][/div]

[div class='mt-30'][span class='blue-color']- Được biết, trước khi chuyển về công tác tại Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước (nay là Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) ông đã từng làm thầy giáo. Vậy cơ duyên nào khiến ông lại đổi nghề?[/span]

- GS. Đặng Hùng Võ: Nguyên nhân khiến tôi phải đổi thì có nhiều, nhưng lý do chính là vì thời gian đó vợ tôi sinh đứa con thứ 2, nhà lại neo người mà tôi hàng ngày đi dạy học ở quá xa nên cũng phải tính chuyển về một nơi để gần con cái, trông nom và giáo dục cho chúng tốt hơn. Lý do nữa là tôi cũng xác định nếu ở lại ĐH Mỏ - Địa Chất thì có vẻ như tương lai phát triển không được sáng sủa lắm. Hơn nữa còn bởi khi tôi làm việc ở đó hay bị các sếp ghét...(cười).

[span class='blue-color']- Vậy chứ không phải do thời đó nghề giáo nghèo hơn các nghề khác?[/span]

- GS. Đặng Hùng Võ: Thời đó nghề nào cũng nghèo (cười lớn). Lương giáo viên ra trường còn được 64 đồng, nếu làm bên ngoài trường học thì chỉ được có 63 đồng. Chuyện thu nhập không phải là lý do chính.

Tôi dạy học từ 1969 đến năm 1976. Năm 1969, tôi tốt nghiệp cử nhân toán học tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và bắt đầu công tác giảng dạy tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất ngay từ đó. Như để thử nghiệm toán học ứng dụng vào kỹ thuật, Nhà trường lại phân công tôi giảng dậy chuyên ngành trắc địa. Đến năm 1975, trên cơ sở các công trình khoa học của tôi, Đại học Mỏ - Địa chất đã cấp bằng kỹ sư trắc địa cho tôi. Tôi quyết định ra đi vào năm 1976.

[span class='blue-color']- Vì các sếp ghét nên ông bị “đuổi việc” sang Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước hay là ông được bên đó mời?[/span]

- GS. Đặng Hùng Võ: Không phải bị đuổi việc. Tôi được Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước mời một cách rất trân trọng và đàng hoàng chứ. Hồi đó tôi đã được công nhận là nhà khoa học có khả năng và có nhiều công trình khoa học. Công trình khoa học đầu tiên của tôi làm là ở năm cuối đại học, nên việc Cục Đo đạc Bản đồ cũng muốn vời về để xây dựng nhóm làm việc tập trung vào áp dụng công nghệ thông tin cho ngành.

Hơn nữa, năm 1976 khi đất nước vừa thống nhất, một nhiệm vụ rất lớn được đặt ra là phát triển nhanh nhất hệ thống tọa độ quốc gia vào các tỉnh phía Nam. Tôi là người được nhắm đến để thực hiện nhiệm vụ đánh giá công tác đo đạc và bản đồ do Mỹ - Ngụy thực hiện ở phía Nam và đo nối hệ tọa độ hai miền Bắc - Nam. Tôi đã hoàn thành công trình này vào năm 1978.

[span class='blue-color']- Người ta biết nhiều đến ông khi ông giữ cương vị là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt ông chính là người đặt nền móng cho việc xây dựng Luật Đất đai năm 2003, mang lại nhiều điểm mới cho công tác quản lý đất đai trong nước. Ông có thể nói rõ hơn vai trò của “người đặt nền móng” ở đây là gì?[/span]

- GS. Đặng Hùng Võ: Luật đất đai từ trước đến nay luôn là một vấn đề phức tạp, rất khó ở mọi đất nước. Ở các nước đang phát triển, từ khái niệm “đất của vua” chuyển sang khái niệm “quyền hưởng dụng đất của dân” là một quá trình phức tạp. Tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường, việc chuyển chế độ “công hữu đất đai” với khái niệm “đất đai không có giá cả” vào cơ chế thị trường cũng đầy gai góc.[/div]

[div class='mt-40 wow fadeIn'][/div]

[div class='mt-40']Vấn đề trọng tâm của tính phức tạp vẫn là khái niệm sở hữu và quyền hưởng dụng. Hơn nữa, Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh giữ nước, qua nhiều giai đoạn cánh mạng, thực hiện nhiều chính sách đất đai đã làm cho câu chuyện đất đai phức tạp hơn nhiều. 

Chính vì vậy nên thực tế đặt ra cho những người làm luật những nhiệm vụ nặng nề cần phải giải quyết và tháo gỡ trong thực tiễn. Một chính sách đất đai không phù hợp có thể tạo nên hàng loạt ý kiến phản ứng từ rất nhiều người dân. Khi xây dựng chính sách đất đai, cần nắm vững một số nguyên tắc.

Nguyên tắc thứ nhất là: Làm sao để Luật không tạo ra các chính sách đi ngược lại chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, nhưng lại phải vận hành trôi chảy trong cơ chế thị trường.

Nguyên tắc thứ 2: Quyền quyết định về đất đai của Nhà nước theo hệ thống hành chính bao giờ cũng dễ gắn với rủi ro quan liêu và tham nhũng. Vậy chính sách nào để kiểm soát được các rủi ro về quan liêu và tham nhũng gắn với các quyết định của Nhà nước về đất đai là điều rất quan trọng.

[span class='blue-color']- Ông có thể chỉ ra cụ thể hơn những “hạn chế” của các Luật đất đai trước đó?[/span]

- GS. Đặng Hùng Võ: Có thể tóm lược như thế này: Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào năm 1987 vẫn mang nặng tư duy Nhà nước bao cấp về đất đai, mặc dù Luật này được xây dựng sau ĐỔI MỚI. Tất cả mọi việc về đất đai đều do Nhà nước làm hết, những người được nhà nước giao đất chỉ có mỗi nhiệm vụ sử dụng.

Luật Đất đai lần thứ hai được Quốc hội thông qua vào năm 1993, trong đó nội dung đổi mới quan trọng nhất bao gồm: đất đai có giá cả và giá đất do Nhà nước quy định; hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có 5 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp đối với đất đai. Sự thực mà nói thì đến thời điểm này, Nhà nước đã mở được thị trường quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, nhưng chỉ với mục tiêu coi đây là cơ hội cho phát triển một nền kinh tế nông nghiệp linh hoạt hơn và năng động hơn, hy vọng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Còn đối với chính sách đất đai để đầu tư công nghiệp hóa, đô thị hóa thì Luật Đất đai 1993 vẫn chưa có được bao nhiêu. Lúc này, mọi dự án đầu tư đều phải thuê đất của Nhà nước, không thực hiện nữa thì Nhà nước thu hồi lại. Đến Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được Quốc hội thông qua năm 1998, một số chính sách đất đai cho đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ mới được hình thành nhưng thiếu tính hệ thống và tính toàn diện.[/div]

[div class='mt-30 wow fadeIn'][/div]

[div class='mt-30'][span class='blue-color']- Điểm tiến bộ nhất trong luật đất đai 2003 là gì thưa giáo sư?[/span]

- GS. Đặng Hùng Võ: Vấn đề được đặt ra với luật 2003 lúc này là làm gì để sử dụng cơ chế thị trường đối với đất đai nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Đất đai năm 2003 đã tạo được sự đổi mới khá toàn diện cho hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam.

Thực hiện: Đỗ Linh - Thục Anh

Nổi bật là, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được cụ thể hóa để tạo lập thị trường quyền sử dụng đất cho mọi tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, một thành phần quan trọng của thị trường BĐS.

Thứ hai, Luật này đã chấp nhận giá đất hình thành trên thị trường, giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp giá đất trên thị trường, từ đó xây dựng hệ thống tài chính đất đai phù hợp.

Thứ ba, thủ tục hành chính được tổng hợp thành một Chương của Luật với các quy định cụ thể, nhằm loại bỏ sự tùy tiện tại các cấp địa phương.

Thứ tư, quyền của các cấp hành chính về quản lý đất đai và quyết định về đất đai được quy định cụ thể.

Thứ năm, phạm vi được đòi lại đất cũ được xác định rõ ràng: mọi trường hợp thay đổi chủ sử dụng đất mà không phải do Nhà nước thực hiện chính sách đất đai đều được thực hiện quyền đòi lại quyền sử dụng đất cũ.

Thứ sáu, các chính sách về công khai - minh bạch thông tin quản lý; lấy ý kiến người dân và các cơ quan quản lý thực hiện trách nhiệm giải trình trước ý kiến của dân được quy định cụ thể.

[span class='blue-color']- Những điểm tiến bộ này này đã được thực tiễn trong xã hội và nhiều người công nhận?[/span]

- GS. Đặng Hùng Võ: Đúng vậy. Điều này không phải chỉ cá nhân tôi đánh giá chủ quan đâu mà là trên bình diện quốc tế, nhiều chuyên gia nước ngoài cũng có đánh giá như vậy, rồi các chuyên gia luật ở trong nước như tại trường ĐH Luật, hay Khoa luật ĐH QG đều có nhận định về các khía cạnh tiến bộ trong Luật Đất đai 2003.

Luật Đất đai năm 2003 đã tạo ra những bước đột phá, mang lại một diện mạo mới trong quản lý và sử dụng đất đai. Mặc dù vậy, Luật này cũng vẫn còn nhiều điểm cần phải đổi mới nhưng vẫn chưa vượt qua được vì phải tuân thủ các quyết định về đường lối cụ thể lúc đó. Ví dụ như quy định về thời hạn sử dụng và hạn điền đối với đất nông nghiệp vẫn chưa đổi mới được gì nhiều.[/div]

[div class='mt-30 wow fadeIn'][/div]
[div class='mt-30' pc-style='display:none'][/div]
[div class='mt-30 wow fadeIn' mobile-style='display:none'][/div]

 

[div class="wow fadeIn mt-40 italic"]GS. Đặng Hùng Võ từng làm nghiên cứu sinh tại Đại học Bách khoa Vácsa-va (Ba Lan) từ 1980 đến 1984, sau đó được mời làm việc tại Viện Khoa học Trắc địa và Bản đồ Ba Lan từ 1984 đến 1988 và hoàn thành Luận án Tiến sĩ Khoa học tại đây. Trong thời gian này, ông trở nên giàu có hơn, với nghề tay trái là kinh doanh, ông đã khơi mở kênh thương mại hàng hóa giữa Ba Lan và các nước Đông Âu theo mô hình công ty liên kết người Việt ở nhiều nước.[/div]

[div class='mt-40']

Ông kể: “Khi ở nước ngoài, tôi đã xây dựng một kênh thương mại hàng hóa tiêu dùng của người Việt Nam tại các nước Đông Âu. Khi đó, anh em chủ yếu mua hàng gửi về nước hoặc đi lại giữa các nước mang theo một số đồ khan hiếm để kiếm thêm ít tiền. Tôi nghĩ tại sao lại phải làm ăn “cò con” như vậy, tại sao không tạo dựng một kênh thương mại cỡ lớn. Không ai cho rằng buôn bán nhỏ thì khuyết điểm nhỏ hơn buôn bán lớn. Lúc đó anh em mới bắt đầu tư duy về việc làm ăn lớn và hình thành kênh thương mại giữa các nước Đông Âu. Nhờ đó mà chúng tôi cũng kiếm được tiền và phục vụ được lợi ích cộng đồng”.

“Tôi kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng từ các nước Đông Âu sang Nga, mà cụ thể hơn là từ Ba Lan sang Nga. Vốn thì dựa vào thương gia Ba Lan, còn mạng lưới phân phối thì dựa vào lưu học sinh Việt Nam tại Nga. Thời đó, người Việt Nam đã có thể ngửng cao đầu, tôi cũng có đủ tiền để mua sách và thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học của mình…”. Ông nói như vậy.

GS. Võ cho rằng: “Tôi khác với mọi người, đang lúc kinh doanh tốt nhất, kiếm được nhiều tiền nhất nhưng tôi vẫn có thể dừng lại ngay được. Bằng chứng là năm 1988, khi đang làm ăn tốt ở Ba Lan thì tôi đã có một quyết định hết sức đột ngột mà ngay cả người thân trong gia đình và bạn bè cũng khó hiểu: Trở về Việt Nam, chỉ với một lý do không thích nữa”.

GS. Võ nhớ lại: “Năm 1988, tôi bảo vệ xong luận án tiến sĩ khoa học, nhân buổi ngồi ăn với ông thầy của tôi là một Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Ba Lan, tôi mới hỏi ông ấy:

- Ông cho tôi lời khuyên là nên về Việt Nam hay ở lại Ba Lan, hoặc sang 1 nước nào đó để có điều kiện phát triển khoa học tốt hơn? Ông thầy tôi nhăn mặt lại rồi đáp:

- Tại sao nhiều người Việt Nam khi ra nước ngoài học hành xong rồi không muốn về nước làm việc nữa, ai mà cũng như thế này thì lấy ai là người xây dựng Việt Nam?”.

Chỉ vì một câu ấy mà ngay ngày hôm sau ông lập tức mua vé máy bay trở về nước, để lại đằng sau tất cả. Sau khi được nghe ông thầy nói câu đó, như một luồng điện chạy dọc hệ thần kinh, đã chạm đến tự ái dân tộc, chạm đến bản chất con người Đặng Hùng Võ.

Sau này công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, lên đến chức vụ Thứ trưởng, GS. Võ luôn được mọi người đánh giá là biết kinh doanh, nhưng tại sao trong những năm còn đương chức mà không “linh động” chính sách để tạo những “sân sau” cho việc thu lợi cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh Bất động sản? Ông chỉ cười và giải thích rằng: “Chắc chắn nếu tôi làm kinh doanh BĐS thì có lẽ cũng xuôi, sẽ kiếm được kha khá tiền”. Nhưng, điều khiến cho ông không tham gia kinh doanh bất động sản là do GS. Võ xuất thân từ một gia đình nho giáo, được dạy dỗ theo truyền thống, việc dùng cương vị của mình để làm giàu là chuyện không được phép, thậm chí là hèn kém, là tiểu nhân.

“Tôi đã kinh doanh là chỉ thuần túy kinh doanh, còn trên cương vị người quản lý, thì phải làm trách nhiệm quản lý cho tốt nhất. Người quản lý đất đai lại đi kinh doanh nhà đất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thanh danh của mình”. GS. Võ nhấn mạnh.[/div]

[div class='mt-30']GS. Đặng Hùng Võ được biết đến như một người đàn ông “khác biệt”, đặc biệt phong lưu trong cả công việc, đời sống lẫn tình yêu. Đám cưới bất ngờ của ông vào đầu năm 2011 với nghệ sĩ đàn dân tộc Nguyễn Hồng Ánh đã tạo nên một cuộc “xầm xì” thú vị trong cả giới làm chính trị, khoa học, báo chí lẫn những người dân bình thường. Mọi người đều nghĩ rằng khi ông đã 65 tuổi rồi thì còn yêu đương gì, huống hồ là chuyện cưới hỏi. Tuy nhiên, vị giáo sư có nụ cười hiền hậu này đã làm một đám cưới “đặc biệt”, xưa nay hiếm.

[span class='blue-color']- Tôi xin phép được ví von một chút là tuy ông không cao nhưng luôn khiến cho người khác phải ngước nhìn. Sự thật thì ông có một chiều cao khá khiêm tốn, nhưng đổi lại ông lại có một sự minh triết và vốn kiến thức rất đáng ngưỡng mộ, đó là chiều cao của trí tuệ. Ngoài ra, Giáo sư có nụ cười hiền hậu và bộ râu quai nón rất ấn tượng. Giáo sư có nghĩ rằng tướng mạo đặc biệt chính là điểm khiến các cô gái si mê mình?[/span]

- GS. Đặng Hùng Võ: Tôi có nghe một vài người nói rằng rất thích nụ cười của tôi bởi đem lại cho họ cảm giác thoải mái, vui vẻ và lạc quan. Còn về bộ râu, nhiều người cũng công nhận có nhiều người để râu nhưng không bắt mắt lắm, râu để giống như tôi, áp vào khuôn mặt trông hay hơn. Ngoài ra, lý do họ thích tôi còn nằm ở tính cách, sự dí dỏm, hài hước của tôi nữa.[/div]

[div class='mt-30 wow fadeIn'][/div]

[div class='mt-30'][span class='blue-color']- Chính vì vậy nên ông được xem là người rất “sát gái”, tất nhiên là hiểu theo nghĩa tích cực?[/span]

- GS. Đặng Hùng Võ: Cười lớn…. Tôi đâu phải là người đàn ông “sát gái”, tôi cho rằng đàn ông gọi là sát gái khi đi đến đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì đàn bà, con gái cũng lũ lượt chạy theo. Tôi thì chắc chỉ được vài phụ nữ thích thôi, nhưng ai mà thích thì lại rất thích (cười to). Chắc là do cá tính của tôi, do sự phong lưu trong cách sống, cách cư xử cũng đủ ga lăng, chuyện trò cũng tạm hấp dẫn. Rồi cũng có người cho rằng tôi thuộc diện hiếm gặp. Cũng có người nói thẳng rằng tôi chỉ có mỗi cái đầu là đáng yêu thôi…

Thực hiện: Đỗ Linh - Thục Anh

Giáo sư Đặng Hùng Võ cũng đã có dịp với báo giới “tiết lộ” lý do về 2 cuộc hôn nhân cũ của ông đã bị tan vỡ. Ông cho biết: “Tôi luôn rất cẩn trọng khi nói về những người phụ nữ đã từng đi qua đời mình, nói chung không cần thiết phải nói về những quá khứ này vì đó là những kết cục vui, buồn lẫn lộn. Nói cho cùng, sự tan vỡ của hôn nhân chỉ có một lý do duy nhất: không thể tiếp tục sống cùng nhau được nữa, mỗi người đã thể hiện một cách tiếp cận cuộc sống khác nhau mà khó có thể dung hòa. Trước đây, mỗi người đều ngộ nhận về sự tương hợp, cố gắng lớn để thể hiện sự tương hợp vì nhiều lý do khác nhau. Đến một lúc nhất định, cố gắng nhiều quá cũng trở nên mệt mỏi. Quy luật sống cũng rất giản dị, có vậy thôi mà, mọi sự tô vẽ cũng chỉ như cách đánh lừa cảm giác thực”

Khi được hỏi về chuyện tình yêu với người vợ của ông hiện tại có phải là nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của cuộc hôn nhân trước? Giáo sư Đặng Hùng Võ đã khẳng khái trả lời: “Không bao giờ! Tình yêu đi có quy luật chung, còn tình yêu đến lại phụ thuộc vào hoàn cảnh riêng. Tình yêu cũng như mọi thực thể sống khác, có đời sống riêng, có sinh và có diệt, và có cả những trường hợp trở thành bất diệt”.

Tự nhận mình là một người đàn ông khác biệt và phong lưu trong cuộc sống. Trải qua ba cuộc hôn nhân, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng: “Tôi là người sống thật, mỗi lần chia tay đều không phiền đến sự can thiệp của bất kỳ ai, tòa án cũng chỉ làm mỗi việc quyết định cho ly hôn, con cái và tiền bạc cũng đều do 2 bên tự giải quyết mà tôi luôn nhận ngay phần thiệt thòi. Con cái thì tôi luôn chịu trách nhiệm cao nhất, còn tiền bạc là thứ dễ phân chia nhất, bị mất cũng là dễ chịu nhất”.

“Tôi vẫn luôn giữ cách tiếp cận cuộc sống theo sự thật, thực như thế nào hãy để nguyên như vậy, không cần phủ lên bùn một lớp hào nhoáng để che đậy. Chuyện đời sống, gia đình của tôi cũng minh bạch như mọi chuyện về công việc quản lý vậy”. GS Võ nhấn mạnh.[/div]

[div class='mt-30'][/div]
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top