Aa

Hà Nội "để tuột" 6.000 tỷ đồng ngân sách vì dự án sai phạm

Thứ Bảy, 18/11/2017 - 06:01

Phát triển nhà ở xã hội và nỗi bức xúc của các ngân hàng; Góc tối của thị trường bất động sản TP.HCM; Chưa có hiện tượng đầu cơ trên thị trường bất động sản Việt Nam; Dự án sai phạm tại Hà Nội gây thất thu ngân sách 6.000 tỷ đồng… là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Chưa có hiện tượng đầu cơ trên thị trường bất động sản Việt Nam

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) - tại phiên thảo luận cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần thứ nhất ngày 15/11 vừa qua.

Theo Chủ tịch Nguyễn Trần Nam, hiện nay thị trường bất động sản Việt Nam có vấn đề đầu cơ. Bởi theo ông Nam, đầu cơ chỉ là khi hàng hoá không đủ, khan hiếm, không có để bán mà có một nhóm đối tượng găm hàng, đẩy giá lên để bán thì mới gọi là đầu cơ.

Còn thị trường bất động sản Việt Nam hiện rất dồi dào nguồn cung, hàng hóa nhiều, không hề thiếu thì chưa thể nói là có hiện tượng đầu cơ trên thị trường. Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 5.000 căn hộ mới được đưa ra thị trường và đang có khoảng 20.000 căn chào bán. Tính cả thị trường Hà Nội và TP.HCM thì con số này sẽ khoảng từ 45.000 - 50.000 căn đang được bán trên thị trường. Trong khi sức tiêu thụ 1 năm chỉ khoảng 30.000 căn ở cả hai thành phố lớn nhất cả nước. Vì thế sẽ vẫn còn đủ hàng hóa để bán.

Xem chi tiết tại đây

Góc tối của thị trường bất động sản TP.HCM

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hiện TP.HCM có 105 chung cư đang có tình trạng bất đồng giữa cư dân và chủ đầu tư về chất lượng công trình, phí bảo trì chung cư 2% bị chủ đầu tư chiếm dụng…

Ngoài ra, hiện có nhiều dự án mở bán cho khách hàng nhưng rồi thời gian dài đi qua, khách hàng mới nhận ra chủ đầu tư chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, dự án vẫn chỉ là bãi đất trống…

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay TP còn khoảng 500 dự án chậm triển khai, trong đó đa phần các dự án này đều xây dựng được một phần nhưng sau cơn khủng hoảng thị trường bất động sản năm 2007 và 2010 đã phải dừng thi công vì chủ đầu tư đã không còn kinh phí để thực hiện tiếp dự án.

Trong đó, có những dự án đã bán nhà cho người dân nhưng rồi chủ đầu tư không thể bàn giao nhà. Đơn cử như dự án nhà ở 584 Tân Phú, Dự án PetroVietnam Landmark (quận 2, TP.HCM)… vì không còn tiền nên chủ đầu tư đành bỏ mặc dự án và khách hàng đã mua căn hộ của mình.

Xem chi tiết tại đây

Hà Nội: Dự án sai phạm gây thất thu ngân sách 6.000 tỷ đồng

Chiều 15/11, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố kết luận thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của UBND TP Hà Nội (giai đoạn 2002-2014).

Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra 38/204 dự án trên địa bàn Hà Nội và phát hiện hàng loạt sai phạm.

Theo kết luận, hầu hết dự án ở giai đoạn này UBND TP Hà Nội xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư, đưa vào một số khoản chi không đúng quy định pháp luật, như: chi phí dự phòng, thuế VAT, chi phí giải phóng mặt bằng… để giảm trừ. Điều này dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi, trong khi ngân sách nhà nước bị thất thu ước tính khoảng 6.000 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phát triển nhà ở xã hội và nỗi bức xúc của các ngân hàng

Nêu vấn đề tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức mới đây, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, câu chuyện tài chính cho phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ đang là vấn đề rất nan giải ở Việt Nam.

“Có vẻ Chính phủ đang lựa chọn một chính sách đó là huy động nguồn lực từ ngân hàng là chính và bộ tài chính sẽ dành một khoản ngân sách để bù lỗ lãi suất cho ngân hàng. Từ đó khuyến khích ngân hàng cho vay ở phân khúc bất động sản này.

Nhưng tôi cho rằng đấy không phải là một giải pháp dài và lâu bền mà giải pháp này có thể gây bức xúc cho ngành ngân hàng nhất, là khi họ đang phải chịu nhiều áp lực về trả lãi suất cho người gửi tiền”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Ông Nghĩa cho rằng, Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan nên nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về cách thức huy động các nguồn lực khác từ xã hội để hỗ trợ cho người dân mua nhà giá rẻ, nhà ở xã hội.

Trong đó có thể áp dụng phương thức hình thành một quỹ tài chính cho phân khúc nhà ở nhà này. Trong đó có vốn từ các nguồn khác nhau kể cả từ vốn vay ODA, nguồn tài trợ hay tiết kiệm nhà ở. Và lựa chọn một tổ chức đứng lên xây dựng quỹ này mới có thể giải quyết được lâu dài.

Bởi theo ông Nghĩa, có rất nhiều chương trình đang chờ vốn từ ngân hàng như chương trình nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Xem chi tiết tại đây

 

Đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong dự án BT, BOT

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo các Bộ ngành hoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo đảm phát huy hiệu quả việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT, BT và công tác cổ phần hóa, liên doanh liên kết.

Theo đó, Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 535 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số bất cập, hạn chế và cơ chế, chính sách qua kết quả kiểm toán các dự án BOT, BT và công tác cổ phần hóa, liên doanh, liên kết.

Thông báo nêu rõ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là nền tảng của mỗi quốc gia, trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top