Theo Luật sư Lê Đức Thắng, Trưởng văn phòng Luật sư Lê và cộng sự, từ lâu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) luôn được ví như “Ngôi nhà chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam”, nhưng việc VCCI Vũng Tàu gửi đơn kiến nghị các cấp đòi xử lý doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM như thời gian vừa qua là việc chưa từng có trong tiền lệ suốt bấy nhiêu năm kể từ ngày ra đời và đi và hoạt động của VCCI.
Hành động này của VCCI Vũng Tàu cũng là trái với Điều lệ hoạt động Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Cụ thể, theo quyết định số 2177/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Điều lệ hoạt động VCCI ngày 11/11/2016 được biết, VCCI là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.
Hoạt động của VCCI nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; đây cũng là một tổ chức độc lập, phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính
Cũng nằm trong Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ, tại điều 5 và điều 6 về Chức năng và nhiệm vụ của VCCI quy định rất rõ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có các chức năng: Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế. Ngoài ra, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp; xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài; xúc tiến, thúc đẩy xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp.
“Đối chiếu với các quy định trên sẽ thấy không hề có bất kỳ một chữ nào cho phép VCCI được kiến nghi, tố cáo, đòi xử lý doanh nghiệp, doanh nhân. Xuyên suốt quyết định này của Thủ tướng về chức năng và nhiệm vụ VCCI là hỗ trợ, bảo vệ, đồng hành cùng doanh nghiệp – doanh nhân Việt Nam. Hành xử của VCCI Vũng Tàu là tự tay xé bỏ Điều lệ hoạt động của chính VCCI. Hay nói một cách ví von là VCCI Vũng Tàu đã châm lửa “đốt” ngôi nhà chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam”, ông Thắng cho biết.
Qua theo dõi sự việc trên, LS Lê Đức Thắng cũng cho rằng, có dấu hiệu bà Giám đốc VCCI Vũng Tàu lạm dụng chức vụ để giải quyết việc riêng.
“Tôi nhận thấy, việc VCCI Vũng Tàu gửi văn bản kiến nghị tới cơ quan chức năng đòi xử lý doanh nghiệp tại TP.HCM ẩn chứa nhiều khuất tất. Việc làm trên có động cơ xuất phát từ việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và con gái bà Giám đốc VCCI Vũng Tàu, như thế là không công bằng, minh bạch.
Ngoài ra, việc bà Hà đến trụ sở doanh nghiệp rút danh thiếp để giải quyết tranh chấp của con gái là hoàn toàn sai với nguyên tắc, có dấu hiệu của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố tình gây sức ép tới doanh nghiệp để giải quyết việc cá nhân”, Luật sư Thắng phân tích.
“Tôi cũng nghĩ rằng, sau sự việc này, cá nhân, doanh nghiệp cũng sẽ mất hết niềm tin vào VCCI nếu như trong hàng ngũ lãnh đạo của tổ chức này còn có những người như bà Vũ Thị Thu Hà. Cho đến lúc này, tôi vẫn chưa thấy một lãnh đạo nào có trách nhiệm của VCCI lên tiếng trả lời thì thật khó hiểu. Sao lại có thể bàng quan, vô cảm bỏ qua lối hành xử bôi nhọ chính “tổ chức đại diện” của mình như VCCI Vũng Tàu”, Luật sư Thắng khẳng định.
Quyết định số 2177/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Điều lệ hoạt động Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 11/11/2016. - Điều 5: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có các chức năng sau: 1: Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế; 2: Thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp; xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài; xúc tiến, thúc đẩy xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp. - Điều 6: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có các nhiệm vụ sau: 1: Tập hợp, nghiên cứu thực trạng và kiến nghị với Đảng và Nhà nước các vấn đề về pháp luật, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và xây dựng quan hệ lao động hài hòa; tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc, làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp, làm cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan Đảng, Nhà nước và với các tổ chức hữu quan khác ở trong và ngoài nước để trao đổi thông tin, ý kiến và đề xuất các giải pháp xử lý vướng mắc, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và quan hệ lao động. 2: Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và quan hệ lao động dưới các hình thức khác nhau theo quy định hiện hành. 3: Là đầu mối tập hợp thông tin, ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức và tham gia quá trình tham vấn với các đoàn đàm phán về kinh tế, thương mại; tham gia với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập, phê chuẩn, thực thi các điều ước quốc tế có liên quan tới kinh tế, thương mại; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực thi các điều ước quốc tế về kinh tế, thương mại mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tham gia tổ chức các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tổ chức các Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các nước và các hoạt động xúc tiến khác nhằm mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư quốc tế. 4: Thực hiện vai trò của tổ chức đại diện ở Trung ương của người sử dụnglao động Việt Nam tham gia vào các thiết chế ba bên về quan hệ lao động, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và liên kết tổ chức của người sử dụng lao động ở cấp ngành và địa phương; phối hợp vớitổ chức đại diện người lao động và các cơ quan, đơn vị hữu quan để hỗ trợ doanh nghiệp, giới sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ theo quy định hiện hành. 5: Tiến hành những hoạt động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cộng đồng doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh trong nước và quốc tế; tư vấn và tham gia hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan quản lý trong quá trìnhkinh doanh và thực thi pháp luật. 6: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tư vấn thực thi chính sách, pháp luật; phổ biến, cung cấp, hỗ trợ thông tin kinh doanh, khoa học kỹ thuật cho cộng đồng doanh nghiệp. 7: Tổ chức vận động cộng đồng doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, xây dựng đạo đức và vănhóa kinh doanh, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội khác liên quan tới hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật. 8: Hỗ trợ việc thành lập, phối hợp nâng cao năng lực hoạt động và liên kết hệ thống các hiệp hội doanh nghiệp trong cả nước. 9: Hợp tác với các tổ chức, đơn vị hữu quan trong nước; hợp tác vớicác tổ chức của cộng đồng doanh nghiệp ở nước ngoài, ký, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật. 10: Tổ chức đào tạo để phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho các doanh nhân, xây dựng đội ngũ doanh nhân năng động, hiệu quả. 11: Tiến hành các hoạt động nhằm xây dựng, quảng bá thương hiệu và nâng cao uy tín hàng hóa, dịch vụ, cộng đồng doanh nghiệp và môi trường kinh doanh tại Việt Nam. 12: Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước thông qua các biện pháp như: Kết nối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tưkhác ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. 13: Tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai, chuyển giao các mô hình kinh doanh mới hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; thực hiện các đề tài, nghiên cứu, điều tra... về năng lực cạnh tranh, lao động và các nội dung khác nhâm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triểndoanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. 14: Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động tôn vinh, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị, cá nhân có đóng góp lớn vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế theo quy định củapháp luật. 15: Hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài theo quy định. 16: Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóaxuất khẩu của Việt Nam theo ủy quyềncủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; xác nhận các trường hợp bất khả kháng và chứng nhận, xác nhận các giấy tờ cần thiết khác trong hoạt động thương mại theo yêu cầu tự nguyện của các bên trong giao dịch hoặc theo yêu cầu, ủy quyền của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở trong và ngoài nước. 17: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải hoặc trọng tài phù hợp với quy định của pháp luật. 18: Thực hiện các nhiệm vụ khác mà cơ quan Nhà nước giao hoặc ủy quyền. |