Aa

Họa từ nước súc miệng khi dùng không đúng cách

Thứ Năm, 29/03/2018 - 15:10

Nước súc miệng cũng có thể gây sâu răng và nhiều vấn đề sức khỏe khác như tim mạch, ung thư nếu như bạn không biết cách chọn và sử dụng đúng.

Nước súc miệng được rất nhiều người dùng như một thói quen làm sạch răng mà không cần đến thuốc đánh răng. Hiện nay có khoảng 55% người dân dùng nước súc miệng, theo số liệu của các nhà nghiên cứu Mintel.

Tuy nhiên, nên dùng đúng cách và không lạm dụng để có thể tận dụng được hết dược tính của sản phẩm này.

Tác hại khi lạm dụng nước súc miệng

Nước súc miệng rất đơn giản nhưng nếu người tiêu dùng cứ mua tùy tiện không qua đơn bác sĩ thì hiệu quả không như mong muốn và còn có thể hại răng miệng và nhiều bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau và mỗi loại cũng sẽ có tác dụng khác nhau như: Nước súc miệng khử mùi răng miệng, nước súc miệng làm trắng răng, nước súc miệng ngừa sâu răng,…

Bạn cần xác định đúng bệnh răng miệng để chọn đúng nước súc miệng. Nếu không có mảng bám mà vẫn dùng nước súc miệng có chứa cồn hoặc axit để đánh tan mảng bám có thể kiến bạn bị viêm màng răng hoặc bào mòn răng.

Ví dụ: Dung dịch betadin có nồng độ iot 7% chỉ dùng trong các trường hợp nhiễm nấm họng; Dung dịch givalex nên pha loãng 1/10 với nước ấm để không làm tổn thương họng; dung dịch listerin chỉ định súc miệng ngậm trong 30 giây, 2 lần/ngày,…

Hơn nữa các loại nước súc miệng cũng chứa hàm lượng ethanol từ 6-27%. Chất cồn ethanol có thể thẩm thấu qua bề mặt khoang miệng như nhiễm nấm, sâu răng, bệnh về nướu, nặng nhất là ung thư.

Điều này không phải vô căn cứ khi đã có nghiên cứu của trường Đại học Nha khoa Glasgow (Anh) chứng minh, những người súc miệng 3 lần/ngày có khả năng bị ung thư miệng và ung thư vòm họng hơn những người khác.

Trong nước súc miệng còn có chất khử trùng chlorhexidine với ưu điểm phòng ngừa nướu răng, nhưng tác dụng phụ đáng sợ của nó là loại bỏ cả những vi khuẩn cần thiết trong quá trình tạo nitrit (giúp mạch máu giãn nở) khiến bệnh tim mạch đến gần bạn hơn,

Đối với trẻ em, nếu như nuốt phải nước súc miệng có nồng độ cồn cao còn có thể làm tổn thương đến não, lên cơn co giật và tử vong.

Cách dùng nước súc miệng an toàn

Nếu dùng đúng cách thì nước súc miệng vẫn là giải pháp tốt. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bạn chỉ nên dùng nước súc miệng 2-3 lần/ngày.

Khi chọn nước súc miệng, hãy nhìn vào thành phần trên nhãn và chọn loại có nồng độ ethanol thấp nhất. Hãy chọn loại có fluor, cetylpyridinium chloride, chlorhexidine, sanguinarine và phenolic. Những thành phần này có tác dụng giảm vi khuẩn trong miệng, giúp hơi thở thơm tho trong thời gian dài mà không tác hại nhiều đến sức khỏe.

Tuy nhiên, với những trẻ dưới 3 tuổi nên chọn loại dành cho trẻ em và không nên chọn loại chứa fluor nếu trẻ không bị bệnh răng miệng.

Khi súc miệng cũng nên ngậm khoảng 20-30 giây để nó tiêu diệt hết vi khuẩn trong khoang miệng. Sau khi súc miệng cũng không được đánh răng ngay mà nên đợi 20-30 phút.

Yếu tố cần chú ý cuối cùng là nước súc miệng không phải là thuốc, nó không chữa được các bệnh răng miệng vì thế chỉ xem như nó là công cụ hỗ trợ. Vẫn phải dùng kem đánh răng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top