Aa

Mùa vàng Hoàng Su Phì

Chủ Nhật, 06/11/2022 - 06:01

Vượt qua cổng trời Km17 tuyến đường Bắc Quang – Hoàng Su Phì, điều gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách đó là không gian mênh mang mở ra trước mắt với những ngọn núi trùng điệp của dãy Tây Côn Lĩnh ẩn trong mây.

Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của mảnh đất địa đầu Hà Giang, Hoàng Su Phì được xem như một trong những điểm du lịch của tỉnh này bởi nằm trên tuyến vòng cung du lịch Lào Cai- Hà Giang- Cao Bằng. Với điều kiện khí hậu đặc trưng, Hoàng Su Phì có cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ hay nhiều di tích, si sản được xếp hạng cấp quốc gia,…Hiện nay Hoàng Su Phì có 24 xã và 1 thị trấn trong đó có 4 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên hơn 40km.

Địa hình của Hoàng Su Phì nằm trên thượng nguồn sông Chảy chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi nhiều con suối. Đây là nơi định cư lâu đời của người dân thuộc 12 dân tộc, trong đó người Nùng, Dao, Tày, Mông, La Chí chiếm đa số. Do nằm trên cung đường nối liền các vùng phía Đông và Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng các nét văn hóa độc đáo được cộng đồng người dân ở đây bảo tồn và lưu giữ nên du lịch Hoàng Su Phì có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là du lịch sinh thái cộng đồng.

Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của mảnh đất địa đầu Hà Giang, Hoàng Su Phì được xem như một trong những điểm du lịch của tỉnh này bởi nằm trên tuyến vòng cung du lịch Lào Cai- Hà Giang- Cao Bằng.

Đến với Hoàng Su Phì, vượt qua cổng trời Km17 tuyến đường Bắc Quang – Hoàng Su Phì, điều đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách đó là không gian mênh mang mở ra trước mắt với những dãy núi trùng điệp của dãy Tây Côn Lĩnh ẩn mình trong sương, những cánh rừng nguyên sinh nằm sen kẽ giữa những nhánh sông suối đầu nguồn sông Chảy và sông Bạc, nương chè san tuyết cổ thụ, những thửa ruộng bậc thang bạt ngàn trên các sườn núi. 

Hoàng Su Phì có nhiều tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng và cảnh quan thiên nhiên khác nhau. Đến Hoàng Su Phì vào dịp tháng 10 này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì trải dài ngút ngàn trên các sườn núi.

Nói đến địa danh Hoàng Su Phì, nổi tiếng nhất với danh thắng ruộng bậc thang, một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ không kém Mù Cang Chải. Khách du lịch đến đây vào mùa lùa chín với mong muốn một lần tận mắt chứng kiến thắng cảnh này.

Bản Phùng là một xã nằm gần biên giới. Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, du khách phải men theo một con đèo nhỏ dài gần 30 km vắt ngang núi mới đến được trung tâm xã. Không có những thung lũng rộng, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.

Vùng đất này phải kể đến ruộng bậc thang Hồ Thầu của người Dao đỏ, người dân ở đây có có lệ, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi bị sạt lở. Ruộng bậc thang Thông Nguyên, nằm ở tả ngạn, nơi hội tụ dòng chảy của 3 con suối lớn: Phìn Hồ đổ xuống, Nậm Ông chảy về và Nậm Khòa dội sang cùng đổ vào một chỗ tạo thành một bình nguyên ngay trên lưng chừng núi. Ruộng bậc thang Bản Luốc – Sán Sả Hồ ở đây của người Dao áo dài và người Nùng. Ruộng bậc thanh Nậm Ty cũng của người Dao đỏ và là một trong các địa điểm được công nhận Di tích Quốc gia ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì. Ngoài ra phải kể đến Thôn Nậm Hồng, Thông Nguyên.

Bản Phùng là một xã nằm gần biên giới. Không có những thung lũng rộng, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.

Hồ Thầu là một xã của Hoàng Su Phì, cách ngã 3 xã Nậm Dịch khoảng 16km. Ruộng bậc thang ở Hồ Thầu của người dân tộc Dao đỏ. Người dân ở đây có có lệ, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi bị sạt lở.

Ruộng bậc thang Nậm Ty cũng của người Dao đỏ và là một trong các địa điểm được công nhận Di tích Quốc gia ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì.
Xã Bản Luốc và Sán Sả Hồ có địa hình là núi đất và độ dốc vừa phải nên nên nhiều ruộng bậc thang. Nơi đây, đâu đâu cũng có ruộng bậc thang theo hình lượn sóng và cánh cung. Ruộng bậc thang ở đây của người Dao áo dài và người Nùng.
Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang, dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã nơi này 46 km. Với độ cao 2419 m, đây là đỉnh cao nhất vùng Đông Bắc Việt Nam và là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Trên đỉnh núi có mốc trắc địa. Dưới chân núi là rừng nguyên sinh á nhiệt đới còn được bảo tồn. Tây Côn Lĩnh được coi là dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.

Thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên là nơi sinh sống của 37 hộ đồng bào dân tộc Dao đỏ. Nơi đây có những thửa ruộng bậc thang trải dài trên các sườn đồi đã được công nhận danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia,

Địa hình của Hoàng Su Phì nằm trên thượng nguồn Sông Chảy chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi nhiều con suối. Đây là nơi định cư lâu đời của người dân thuộc 12 dân tộc, trong đó người Nùng, Dao, Tày, Mông, La Chí chiếm đa số.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top