Aa

Khám phá Tây Côn Lĩnh

Thứ Hai, 31/10/2022 - 06:05

Đỉnh Tây Côn Lĩnh còn được coi là ngọn núi thiêng trong câu chuyện truyền thuyết của người dân tộc La Chí sinh sống ở huyện Hoàng Su Phì. Thời điểm đẹp nhất để chinh phục nơi đây là từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.

Nếu là người yêu thích khám phá, mạo hiểm của vùng núi cao Hà Giang thì ngoài đỉnh Chiêu Lầu Thi cao trên 2.400m, bạn nên thử khám phá dãy Tây Côn Lĩnh quanh năm sương giăng, gió buốt, đường đèo dốc chênh vênh bên những dãy núi nối tiếp nhau. Đỉnh Tây Côn Lĩnh - một địa danh còn khá xa lạ với du khách trong, ngoài nước và không phải đơn giản mà tới được đây bởi du khách chỉ có thể trải nghiệm được bằng xe máy và đi bộ dưới tán rừng nguyên sinh.

Du khách có thể bắt đầu từ cửa khẩu Thanh Thủy ở huyện Vị Xuyên, cách TP. Hà Giang hơn 20km về phía Tây Bắc, đến ngã ba Xín Chải rồi hỏi đường người dân địa phương để lên được đỉnh Tây Côn Lĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể xuất phát từ huyện Hoàng Su Phì với cung đường qua Tùng Sán – Trúng Phúng và từ đây lên nóc nhà Đông Dương.

Đỉnh Tây Côn Lĩnh còn được coi là ngọn núi thiêng trong những câu chuyện truyền thuyết của những người dân tộc La Chí sinh sống ở huyện Hoàng Su Phì. Thời điểm đẹp nhất để chinh phục Tây Côn Lĩnh chính là vào mùa khô, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Không khí tại đây trong lành, không bị nắng gắt, có nhiều cảnh đẹp để ngắm và quan trọng nhất là đường đi ít nguy hiểm.

Đỉnh Tây Côn Lĩnh cách trung tâm xã Túng Sán hơn 17km, đây là dãy núi có đỉnh cao nhất vùng Đông Bắc của Việt Nam với độ cao 2.428m so với mực nước biển. Đây là một ngọn núi trên dãy núi thượng nguồn sông Chảy nằm phía Tây tỉnh Hà Giang, trải dài giáp ranh giữa xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) và 2 xã Cao Bồ, Phương Tiến (Vị Xuyên) cách TP. Hà Giang khoảng 46km. Theo bản đồ quy hoạch rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh giai đoạn 2016 - 2020 dãy núi đỉnh Tây Côn Lĩnh có diện tích rừng rộng hơn 15.000ha.

Tây Côn Lĩnh có nhiều rừng cổ thụ, nguyên sinh đa dạng, phong phú, chưa được khám phá. Đồi chè cổ thụ Tây Côn Lĩnh nổi tiếng với loại chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Sau khi vượt qua cổng trời Hoàng Su Phì, bạn sẽ thấy nhiều cây chè cổ thụ cao quá đầu người. Càng lên cao, mật độ càng dày và trải dài mênh mông, ẩn hiện trong sương sớm. Bạn có thể dừng chân ở rừng chè cổ thụ của xã Hồ Thầu, nằm trên độ cao 1.500m, để ngắm bạt ngàn chè cao chót vót, cành lá sum suê và thưởng thức những cốc trà nóng được đun từ những người bản xứ nơi đây.

Đỉnh Tây Côn Lĩnh còn được coi là ngọn núi thiêng trong những câu chuyện truyền thuyết của những người dân tộc La Chí sinh sống ở huyện Hoàng Su Phì. Thời điểm đẹp nhất để chinh phục Tây Côn Lĩnh chính là vào mùa khô, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Không khí tại đây trong lành, không bị nắng gắt, có nhiều cảnh đẹp để ngắm, quan trọng nhất là đường đi ít nguy hiểm.

Trên hành trình chinh phục Tây Côn Lĩnh, du khách còn được chiêm ngưỡng và khám phá nhiều vẻ đẹp của núi rừng, ruộng bậc thang và cảnh sinh hoạt của bà con các tộc người nơi đây. Phải kể đến những ruộng bậc thang trùng điệp ở Hồ Thầu, Bản Phùng, xã Thông Nguyên... Mỗi mùa đến nơi đây lại thấy cảnh sắc khoe một chiếc áo mới. Vào mùa xuân ruộng bậc thang khoác lên mình chiếc áo xanh mơn mởn của màu lúa non. Đến mùa thu lại khoe mình trong chiếc áo vàng rực rỡ óng ả, tỏa mùi thơm nồng nàn của lúa mới.

Những ruộng lúa chín vàng rực của người dân tộc Dao bên sườn Tây Côn Lĩnh.
Những mái nhà lợp bằng lá cọ qua năm tháng đã bị rêu phủ kín.

Những mảng rêu được hình thành, phát triển nhờ sự đặc thù của thời tiết ẩm, mát mẻ quanh năm.

Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, sương mù kết hợp độ ẩm cao đặc trưng tạo nên những lớp rêu xanh phủ trên mái lá tầng tầng lớp lớp như đồng bào Dao đã sinh sống và gắn bó với mảnh đất này bao đời, bao thế hệ.
Những cây trà cổ thụ được trồng quanh nhà.

Đồi chè cổ thụ Tây Côn Lĩnh nổi tiếng với loại chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Sau khi vượt qua cổng trời Hoàng Su Phì, bạn sẽ thấy nhiều cây chè cổ thụ cao quá đầu người.

Mỗi ngôi nhà sàn đều được lợp từ hàng vạn chiếc lá cọ tán rộng của núi rừng. Sau hàng thập kỷ phơi nắng, tắm mưa, những mái nhà bắt đầu mọc rêu.

Sự thân thiện, hiếu khách của người dân hòa cùng những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, tất cả tạo nên vẻ quyến rũ, hoang sơ đầy mê đắm của vùng đất đại ngàn.
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top