Để có được điều này không thể phủ nhận những chủ trương, chính sách về quy hoạch hạ tầng tại các khu vực. Điểm hình phải kể đến việc TP.HCM đã tiến hành lên kế hoạch và xây dựng nhiều cây cầu kết nối với Thủ Thiêm từ các quận lân cận; hàng loạt đường mới được sửa sang, xây mới nâng cấp từ đường tỉnh lên đường quốc lộ.
Tương tự, tại Hà Nội, tuyến đầu tiên của 6 tuyến tàu điện ngầm được lên kế hoạch vận hành vào năm 2018, hàng loạt cây cầu mới kết nối nội thành và các trung tâm đã được phê duyệt… Việc kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng và giao thông tại các thành phố lớn chính là bước đệm cho sự hình thành của các dự án bất động sản trong những năm thời gian tới.
Bên cạnh đó, nguồn cung các sản phẩm bất động sản cũng khá dồi dào. Theo báo cáo mới đây của JLL Việt Nam, cùng với triển vọng gia tăng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam khi CPTPP có hiệu lực, thời gian tới hơn 18.000ha đất công nghiệp dự kiến được đưa vào sử dụng, nguồn cung mới về khu công nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sẽ tăng cao.
Mặt khác, CBRE Việt Nam trước đó đã nhận định nhờ người dân tăng chi tiêu tiêu dùng và các ngành sản xuất phát triển, nhu cầu nhà kho tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh. Dự báo, thời gian tới, giá thuê nhà kho sẽ tăng 1,5 - 4%/năm.
Đang chú ý là tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An tiếp tục được các nhà đầu tư quan tâm nhờ có vị trí và cơ sở hạ tầng tốt. Nguồn cầu đến từ các ngành sản xuất, FMCG, hậu cần và điện tử. Chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam cũng đang tăng trưởng, đặc biệt đối với thương mại điện tử khi các nhà bán lẻ lớn trên nền tảng mạng Internet như Alibaba, JD.com và Tencent đang mở rộng vùng hoạt động tại Việt Nam.
Ngoài ra, những yếu tố kích cầu cho thị trường kho bãi còn do sự tăng lên của hệ thống cửa hàng tiện lợi và sự mở rộng của các mô hình bán lẻ hiện đại từ các doanh nghiệp quốc tế như Lotte và Aeon.
Không những vậy, thời gian qua, việc cải thiện khung pháp lý, các chính sách về đất đai đã phần nào khuyến khích đầu tư nước ngoại vào thị trường bất động sản. Cụ thể, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi cùng Luật Nhà ở sửa đổi năm 2014 đã cải thiện đáng kể triển vọng đầu tư của thị trường. Trong đó, phép các doanh nghiệp nước ngoài tự do đầu tư, phát triển, vận hành và kinh doanh bất động sản trên tất cả các phân khúc.
Tại Diễn đàn Bất động sản 2018 với chủ đề: "Thị trường bất động sản 2018: Tác động từ chính sách", Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng khẳng định vấn đề này: "Dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào bất động sản đang ngày càng tăng. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc đang quan tâm đến và họ cần cơ chế cởi mở, thông thoáng để đầu tư. Tại TP.HCM có một số dự án đang hợp tác đầu tư thành công".
Ngoài ra, các phân khúc của thị trường bất động sản cũng đang hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với khối ngoại. Bởi, cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh nên nhu cầu cho thị trường nhà ở là rất lớn. Do đó, nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia vào phân khúc nhà ở, đem đến cho thị trường nhiều sản phẩm chất lượng.
Giới phân tích cũng cho rằng, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và nguồn kiều hối vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào nền kinh tế và thị trường bất động sản trong thời gian tới. Các doanh nghiệp nước ngoài đến từ các thị trường bất động sản phát triển hơn, họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thiết kế, phát triển và vận hành các bất động sản cao cấp. Mặt khác, cũng làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh và sản phẩm để đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng.