Aa

Lễ Vu lan: Phận làm con nên làm gì để cầu an, báo hiếu cha mẹ?

Chủ Nhật, 30/08/2020 - 05:50

Vu Lan báo hiếu, đó có lẽ là điều mà không người con đất Việt nào còn xa lạ nhưng chính xác thì chúng ta nên làm gì trong ngày lễ Vu lan để cầu an báo hiếu? Hãy thử tham khảo những điều sau đây nhé.

Tháng 7 âm lịch không chỉ là tháng cô hồn mà còn là tháng báo hiếu với ngày lễ Vu lan với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi đợt Thu về, trong lòng mỗi người con đất Việt lại dào dạt tình cảm nhớ nhà, thương cha mẹ và biết ơn ông bà tổ tiên.

Tháng 7 âm lịch không chỉ là tháng cô hồn mà còn là tháng báo hiếu với ngày lễ Vu lan với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Lễ Vu lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch, là dịp để báo hiếu với mẹ cha, tìm về với nguồn cội, tưởng nhớ về những người đã khuất. Vậy trong ngày Vu Lan, nên làm gì để báo hiếu cầu an? Chúng tôi sẽ tổng hợp giúp bạn những việc nên làm trong ngày này.

1. Chuẩn bị lễ cúng cho ngày lễ Vu lan

Thông thường, lễ Vu Lan ở Việt Nam được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là ngày Rằm tháng 7. Theo tục lệ các cụ xưa truyền lại, vào ngày này, các gia đình nên chuẩn bị một mâm cỗ cúng tạ ơn các thần linh cũng như làm mâm cơm tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, cầu cho người đã khuất được an yên nơi chín suối và phù hộ độ trì cho con cháu đời sau được an cư lạc nghiệp.

Lễ cúng Rằm tháng 7, cúng ngày Vu lan có thể thực hiện tại nhà hoặc nhờ thầy chùa làm giúp. Tổng cộng có 4 lễ cúng: Cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng thí thực cô hồn. 

2. Ăn chay hành thiện tích đức

Nên làm gì trong ngày lễ Vu lan? Ăn chay niệm Phật, không sát sinh mà hành thiện tích đức, đó là một hành động đẹp, cũng là cách để con người ta thanh tịnh từ tâm hồn, bản ngã của mình. Ăn chay thể hiện sự thành tâm hướng Phật, để yêu thương con người và loài vật, giảm bớt tội nghiệt sát sinh.

Tùy theo điều kiện và khả năng, có người ăn chay trường, có người ăn chay vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng. Tới Rằm tháng 7, nhiều người cũng có thói quen ăn chay. Nếu có thể, bạn hãy dành một ngày để ăn chay, cầu cho cha mẹ được an lành, cầu cho tổ tiên được mát mẻ nơi chín suối, bày tỏ lòng thành muốn tích đức hành thiện.

3. Đi chùa cầu an cho cha mẹ và gia đình

Trong ngày Vu Lan, các bạn nên dành thời gian đi chùa thắp hương, cầu Phật che chở cho cha mẹ và gia đình mình được an lành. Những ai không may mắn chẳng còn cha mẹ ở bên thì cũng hãy mang tấm lòng thành để cầu xin đức Phật chỉ đường dẫn lối cho cha mẹ hướng theo ánh sáng Phật pháp để được siêu thoát, an nghỉ nơi suối vàng.

Nếu không có điều kiện, bạn vẫn có thể thành tâm hướng Phật bất cứ lúc nào. Có câu “Phật tại tâm”, bạn thành tâm thành ý cầu chúc cho cha mẹ được khỏe mạnh bình an, chắc chắn đức Phật cũng sẽ nghe thấy lời kêu cầu của bạn. Còn khi có thời gian, hãy dành thời gian Tụng kinh Vu lan để trọn phận làm con, trọn đạo làm người.

4. Bày tỏ tình cảm với cha mẹ

Người Việt Nam vốn giữ đạo hiếu làm đầu, nhưng chúng ta ít có thói quen bày tỏ tình cảm với những người thân thiết nhất của mình. Lễ Vu lan là dịp để mỗi người con hướng về với đấng sinh thành, bạn có thể nhân dịp này để thể hiện tình cảm yêu thương của mình với mẹ cha.

Nên làm gì trong ngày lễ Vu lan? Những lời nói tình cảm, những cái ôm nhẹ nhàng hay những món quà nho nhỏ, những bữa cơm bạn chăm chút với cả trái tim mình… tất cả đều là những món quà vô cùng lớn lao đối với mẹ cha. Cha mẹ chẳng cần con cái phải báo hiếu gì nhiều, chỉ cần con khôn lớn, khỏe mạnh thành người, có lẽ đã là điều mà cha mẹ cảm thấy hạnh phúc nhất.

Nếu lỡ như cha mẹ không có phúc được ở bên cạnh bạn thì hãy cố gắng sống thật tốt, sống thật ý nghĩa và hạnh phúc mỗi ngày để cha mẹ không còn lo lắng mà an tâm vì con mình có thể tự lo cho bản thân, có thể sống vui vẻ. Biết bạn như vậy, dù cha mẹ ở xa vẫn thấy an tâm, người đã khuất cũng có thể ngậm cười nơi chín suối.

5. Một số điều nên kiêng kỵ khác trong tháng cô hồn bạn cần biết

- Tuyệt đối không nên thề thốt hay nói bậy trong bất cứ giây phút nào. Nguy hiểm nhất là nói bậy hoặc thề thốt từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng.

- Nên kiêng kỵ việc mài dao kéo trong tháng cô hồn.

- Tuyệt đối không trú núp dưới gốc cây vào ban đêm.

- Không may quần áo trắng trong tháng này.

- Nên chú ý kiêng kỵ việc mua xe vào những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can – địa chi tương khắc. Nếu cần thiết phải mua nên tham khảo thầy phong thủy.

- Hạn chế ký kết hợp đồng trong tháng cô hồn, nếu cần cho việc đại sự thì nên xem ngày cho kỹ.

- Nếu nằm trong phòng bệnh viện khi ngủ không nên tắt đèn.

- Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ dễ ''dụ'' ma quỷ.

- Không tụ tập lượn lách đua xe vào buổi tối.

- Nên kiêng chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một xe.

- Tuyệt đối kiêng kỵ việc động thổ, nhập trạch trong tháng cô hồn. Nếu làm cần mời thầy xem xét rõ.

- Không nên tự ý chặt cây có gốc to.

-  Khi cúng cô hồn, tuyệt đối không được cúng đồ ăn mặn. Nếu cúng mặn có nghĩa là khơi dậy “tham, sân, si” có thể khiến âm phần trở nên dữ tợn hơn.

* Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top