Aa

Mâu thuẫn ĐHĐCĐ Ngân hàng ACB: Ứng viên "nhóm bầu Kiên" bị loại khỏi danh sách HĐQT

Thứ Sáu, 20/04/2018 - 01:01

Trong đại hội cổ đông thường niên diễn ra sáng ngày 19/4 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ba ứng viên do nhóm cổ đông liên quan đến bầu Kiên đề cử đã không "lọt" danh sách Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Điểm nhấn đáng chú ý nhất trong cuộc họp đại hội là việc nhóm cổ đông sở hữu 10,45% cổ phần ACB đã có những ý kiến phản đối về quy chế bầu.

Nhóm cổ đông này cho biết, ngày 13/2, họ đã gửi danh sách ứng cử viên vào HĐQT ACB, tuy nhiên đến hôm nay khi đại hội diễn ra không có danh sách ứng viên của nhóm này.

Đại diện Ban kiểm soát của ACB cho biết HĐQT ACB đã gửi đầy đủ danh sách 11 người ứng cử vào HĐQT và 5 người ứng cử vào BKS cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và cơ quan giám sát NHNN, kèm theo đầy đủ lý lịch của các thành viên.

Cụ thể, danh sách 8 ứng viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2023 gồm có 6 gương mặt là thành viên HĐQT nhiệm kỳ cũ 2013 – 2017 gồm: Ông Trần Hùng Huy, ông Nguyễn Thành Long, bà Đinh Thị Hoa, ông Dominic Timothy Charles Scriven, bà Đặng Thu Thủy, ông Đàm Văn Tuấn. Ngoài ra, có 2 ông Hiệp Văn Võ và ông Huang  Yuan Chiang (được dự kiến bầu làm thành viên HĐQT độc lập trước đó).

3 người không có trong danh sách ứng viên HĐQT ACB nhiệm kỳ 2018 – 2023 có hai thành viên Ban điều hành ACB là ông Đỗ Minh Toàn (Tổng Giám đốc), ông Nguyễn Văn Hòa (Phó Tổng Giám đốc) và ứng viên do nhóm cổ đông đề cử để bầu chức danh thành viên HĐQT ACB là ông Nguyễn Duy Hưng. Ông Nguyễn Duy Hưng là đại diện của nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần của vợ chồng Bầu Kiên.

Về thành viên ban kiểm soát, trong danh sách công bố trước đó có 5 người nhưng trong sáng nay chỉ còn 4 người là ông Huỳnh Nghĩa Hiệp, bà Hoàng Ngân, bà Nguyễn Thị Minh Lan và bà Phùng Thị Tốt. Riêng bà Đoàn Hồng Ngọc (ứng viên do nhóm cổ đông đề cử) không có tên trong danh sách. 

Điểm nhấn đáng chú ý nhất trong cuộc họp đại hội là việc nhóm cổ đông sở hữu 10,45% cổ phần ACB đã có những ý kiến phản đối về quy chế bầu.

Điểm nhấn đáng chú ý nhất trong cuộc họp đại hội là việc nhóm cổ đông sở hữu 10,45% cổ phần ACB đã có những ý kiến phản đối về quy chế bầu.

Theo đó, nhóm cổ đông này nghi ngờ HĐQT ACB không đưa danh sách ứng viên này trình cho Ngân hàng Nhà nước, cũng không thấy HĐQT trả lời gì. Họ cho rằng đại hội này không minh bạch và ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhóm. Còn theo lý giải của đại diện công ty luật của Ngân hàng ACB, hồ sơ 2 ứng viên gồm ông Nguyễn Duy Hưng và bà Đào Hồng Ngọc đại diện cho nhóm cổ đông có “mâu thuẫn pháp lý” với ngân hàng về mặt nợ xấu xảy ra hồi năm 2012, điều này cũng được giải thích rõ cho NHNN.

“Đến ngày hôm qua mới có danh sách ứng viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát được NHNN duyệt và gửi về. Phía Ngân hàng hôm qua mới biết nên quyết định để sáng nay công bố tại đại hội”, luật sư đại diện của ACB khẳng định.

Tiếp đó, đại diện nhóm cổ đông liên quan đến bầu Kiên vẫn phản bác rằng, tại sao mới ngày hôm qua NHNN mới thông báo, tại sao ACB không thông báo gấp cho nhóm cổ đông ngay hôm qua. Trong sáng nay, nhóm đã phản ứng ngay từ đầu giờ nhưng không nhận được bất cứ câu trả lời gì? Nhóm cho rằng đại hội này phải hoãn lại.

Kết quả kiểm phiếu các nội dung biểu quyết thông qua các vấn đề chương trình đại hội, trong đó, tổng số không tham gia 3,21%, 83,61% tán thành, số phiếu không tán thành chiếm 13,14%. Số lượng thành viên HĐQT với tổng số cổ phần không tham gia biểu quyết 3,21%, số phiếu tán thành 82,95%, số phiếu không tán thành 13,85%. Quy chế bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát với tổng số cổ phần không tham gia biểu quyết 3,21%, số phiếu không hợp lệ 0,01%, 83,52% phiếu tán hành, 13,14% phản đối.

Cũng tại đại hội, tổng Giám đốc ACB cho biết trong 3 tháng đầu năm 2018, tổng dư nợ của ACB tăng 14.000 tỷ đồng, huy động tăng 15.700 tỷ đồng, lợi nhuận quý I/2018 ước đạt 1.491 tỷ đồng.

Năm 2018, ACB đặt ra mức NIM là 3,2%, trong đó ACB sẽ tăng cường mảng bán lẻ, điều này đòi hỏi quản lý rủi ro chặt chẽ và đúng quy trình, nếu không sẽ tăng nợ xấu các năm tiếp theo, tiếp đó là phải xử lý nợ xấu và cân bằng tỷ lệ huy động, cho vay.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top