Aa

Mô hình mới cho nhà ở tập thể

Thứ Hai, 08/08/2022 - 14:17

Nhà ở với không gian chung, tòa nhà mở được chia sẻ quyền lợi luân phiên hàng tuần hoặc hàng tháng theo hợp đồng... là những nỗ lực của các thành phố trong gần một thế kỷ qua để giải quyết tình trạng thiếu nhà.

Xây dựng nhà ở dựa trên một cấu hình không gian giống nhau, phục vụ cho tầm nhìn về cuộc sống gia đình đã không còn là chuẩn mực nữa. Với sự gia tăng của các hộ gia đình độc thân, nhu cầu về cá nhân hóa nhà ở cũng gia tăng, dẫn tới tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng tại các đô thị tập trung đông dân cư. Không những thế, với các biến động của nền kinh tế, người dân cũng không còn đủ khả năng chi trả cho “căn nhà mơ ước” của mình.

Những ngôi nhà mới trong một khu phát triển nhà ở Antioch, California, vào tháng 3/2021. (Ảnh: David Paul Morris /Bloomberg)
Những ngôi nhà mới trong một khu phát triển nhà ở Antioch, California, vào tháng 3/2021 (Ảnh: David Paul Morris /Bloomberg)

Giải pháp nào cho bài toán thiếu nhà ở?

Tại các khu đô thị đông dân cư, giá nhà ở đắt đỏ và nguồn cung nhà ở bình dân thấp ở mức báo động. Trong 12 tháng tính đến tháng 6/2021, khi thế giới quay cuồng vì đại dịch Covid-19, giá nhà tại 10 quốc gia phát triển trên thế giới đã tăng 12%, cao nhất là Thổ Nhĩ Kỳ với 29%. Trong khi đó, một khảo sát của 200 thành phố trên thế giới cho thấy 90% dân số không có khả năng chi trả nhà ở, chỉ có 12 quận ở Hoa Kỳ - nơi một người lao động toàn thời gian với mức lương tối thiểu - mới có thể đủ tiền thuê một căn hộ. 

Anthony Breach, nhà phân tích cấp cao của Center for Cities, một tổ chức quy hoạch đô thị ở Anh, cho biết rằng tình trạng khan hiếm nhà ở và khả năng chi trả thấp là do nhu cầu vượt xa nguồn cung, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Theo đó, các quốc gia có lịch sử về thông luật của Anh, chẳng hạn như Ấn Độ và Nam Phi, sẽ có giá nhà đặc biệt đắt đỏ. Việc cho phép quy hoạch được cấp theo quyết định của chính quyền địa phương dẫn đến đất ở đô thị thường kém phát triển và không được sử dụng, hạn chế nghiêm trọng số lượng nhà có thể được xây dựng.

Tình trạng thiếu nhà ở tại Ai Cập, người dân phải sống tại các khu nhà xuống cấp. (Ảnh: Flickr User Tadamun)
Tình trạng thiếu nhà ở tại Ai Cập, người dân phải sống tại các khu nhà xuống cấp (Ảnh: Flickr User Tadamun)

Tình trạng thiếu nhà ở là một thách thức lớn đối với môi trường đô thị, nhiều thành phố trên thế giới đang phát triển kế hoạch tăng sản lượng nhà ở. Tại Vương quốc Anh, Chương trình Affordable Homes (APH) có kế hoạch cung cấp 82.000 ngôi nhà mới cho đến năm 2023, trong khi Amsterdam dự định xây dựng 52.500 căn vào cuối năm 2025. Với số lượng nhà ở mới lớn như thế này, các thành phố tiếp tục cần phải xem xét lại một ngôi nhà đương đại nên cung cấp những gì và nó được thiết kế cho ai. 

Phần lớn việc sản xuất nhà ở tiếp tục phục vụ cho gia đình hạt nhân. Tuy nhiên, số lượng hộ gia đình độc thân đã tăng đều đặn trên toàn thế giới kể từ những năm 1960. Ở Hoa Kỳ, gần 30% người sống một mình và trên khắp EU, khoảng một phần ba số hộ gia đình là những người trưởng thành độc thân. Ở các nước Bắc Âu, đối tượng này chiếm tới 50% dân số.

Trở lại với nhà ở tập thể

"Phát triển khía cạnh cộng đồng của nhà ở sẽ quan trọng hơn nhiều, cùng với sự tích hợp hơn nữa của công nghệ" - Ben van Berkel, người sáng lập UNStudio - một công ty kiến ​​trúc của Hà Lan cho biết. Trong những năm gần đây, các hình thức sống cộng đồng đã trở thành một giải pháp khả thi cho các vấn đề như thiếu nhà ở, chi phí sinh hoạt tăng cao, "đại dịch cô đơn" và những thay đổi trong cơ cấu xã hội.

 Nhà ở tập thể đang trở lại các đô thị. (Ảnh: Miguel de Guzman / Imagen Subliminal)
Nhà ở tập thể đang trở lại các đô thị (Ảnh: Miguel de Guzman/Imagen Subliminal)

Ở Đức, mô hình Baugruppen là một giải pháp phát triển nhà ở dựa trên đầu tư, trong đó người dân trở thành chủ đầu tư, dẫn đến đồng sở hữu không gian chung trong khi các đơn vị ở thuộc sở hữu cá nhân. Các kiến ​​trúc sư và nhóm cư dân sẽ cùng nhau lựa chọn địa điểm, và tòa nhà được phát triển thông qua thiết kế có sự tham gia của mọi người. Dự án có một loạt các không gian chung, bao gồm sân thượng với bếp ngoài trời, phòng sinh hoạt cộng đồng ở cấp nhóm và ban công chung bao quanh toàn bộ tòa nhà. Điều thú vị là, bằng cách quyết định chung các ưu tiên, chi phí cuối cùng lại thấp hơn so với một căn hộ thông thường trong cùng khu vực. 

R50 Baugruppen - dự án cohousing ở Berlin được thiết kế bởi Heide & von Beckerath và ifau với Jesko Fezer, là một doanh nghiệp nơi 19 hộ gia đình tập hợp vốn để xây dựng dự án (Ảnh: Andrew Alberts)

Các tòa nhà với những không gian mở - Open Building là một khái niệm khác được nhắc tới khi nói về nhà ở tập thể. Khái niệm "tòa nhà mở" được phát triển vào những năm 1960 bởi kiến ​​trúc sư người Hà Lan John Habraken, người luôn ủng hộ sự tham gia của người dùng trong thiết kế nhà ở đại chúng. Object One được thiết kế bởi công ty Space & Matter của Hà Lan đề xuất một hệ thống cấu trúc linh hoạt có thể đáp ứng nhiều loại kịch bản sống. Cư dân có thể lựa chọn 3 loại không gian mà họ có thể thiết kế nhà của riêng mình theo nhu cầu cá nhân, dẫn đến sự kết hợp của các loại nhà với kích thước khác nhau, một số có sẵn để mua và một số khác cho thuê. 

“Cũng giống như một thành phố, Object One không bao giờ hoàn thành. Nó có thể được sử dụng trong một thời gian và thay đổi khi nhu cầu, mong muốn của cư dân thay đổi”, Sascha Glasl, người đồng sáng lập Space & Matter, cho biết.

Với một lô đất miễn phí được kết nối thông qua phần mềm thiết kế SmartFrame, cư dân tương lai của Object One có thể chọn từ ba loại căn hộ và tùy chỉnh ngôi nhà theo mong muốn của họ (Ảnh: Space And Matter)

Coliving cũng sẽ là mô hình đột phá giải quyết bài toán “thiếu nhà ở”. Cuộc khủng hoảng leo thang về khả năng chi trả nhà ở tại các thành phố lớn và những thay đổi về kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự ra đời (trở lại) của coliving trong những năm gần đây. Được thiết kế và quản lý bởi các công ty, coliving thường được mô tả là phiên bản chia sẻ quyền lợi chung của nhà ở, nơi người ở thuê các khu sinh hoạt riêng và chia sẻ quyền truy cập vào các tiện nghi cũng như các hoạt động chung khác nhau, trên cơ sở luân phiên hàng tuần hoặc hợp đồng hàng tháng. 

Mô hình Coliving cho phép người ở chia sẻ không gian sinh hoạt chung. (Ảnh: David Butler, WeLive)
Mô hình Coliving cho phép người ở chia sẻ không gian sinh hoạt chung. (Ảnh: David Butler, WeLive)

Mô hình Coliving cho phép người ở chia sẻ không gian sinh hoạt chung (Ảnh: David Butler, WeLive)

Diện tích sinh hoạt được giảm đến mức tối thiểu và được cân bằng bởi một không gian chung rộng rãi, một mô hình tìm cách phù hợp với số lượng nhân khẩu ngày càng lớn của các hộ gia đình độc thân.

Nguồn: ArchDaily, Saint-Gobain
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top