Aa

Ngày, giờ hoàng đạo được hiểu như thế nào mới đúng?

Thứ Bảy, 29/10/2016 - 07:54

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt đều phải chọn giờ hoàng đạo, giờ tốt lành để bắt đầu...

Ngày hoàng đạo là gì?

Trong thiên văn cổ đại, Hoàng đạo (còn có tên là Thiên Hoàng đạo) tức là quỹ đạo chuyển động của mặt trời trên bầu trời mà người xưa quan sát được.

Qua quỹ đạo đó thấy đường đi của mặt trời trong một năm có những khoảng cách khác nhau, lấy quỹ đạo đó phân định mùa hè và khí tiết. Thuyết nhị thập bát tú cũng có nguồn xuất phát từ Hoàng đạo.

Các sao trên cung Hoàng đạo vốn không có hàm ý sao tốt hay xấu. Nhưng theo tâm lý của người xưa: Mặt trời tức là ông Trời. Mặt trời là vật hữu hình, ông Trời là vô hình. Mọi người mọi vật, mọi việc, mọi điều họa phúc trên đời này đều do ông Trời đầy đủ uy quyển quyết định.

Ngày ngày, tháng tháng, năm năm, trên đường đi của ông Trời qua từng chặng đường tất phải có các vị thần hộ vệ, mỗi vị thần là một ngôi sao, các thần có thần thiện thần ác, mỗi thần chuyên lo một việc do ông Trời giao phó. Vì vậy trong 12 giờ có 12 vị Thần sát, các vị Thần sát cũng luân phiên trực nhật mỗi vị một ngày trong tháng trong năm.

Phân biệt giữa hoàng đạo và hắc đạo

Đường thần thiện đi gọi là Hoàng đạo, đường thần ác đi gọi là Hắc đạo.

Giờ hoàng đạo là gì?

Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma hạ huyệt đều phải chọn giờ Hoàng đạo tránh giờ Hắc đạo.

Trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ sắp đến giờ tàu xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Chúng tôi giới thiệu một phương pháp đơn giản, giúp các bạn không biết chữ Hán cũng có thể xem được giờ Hoàng đạo.

Trước hết xem công lịch để biết ngày hàng chi là ngày nào (từ Tý đến Hợi).

Một ngày đêm âm lịch là 12 giờ (2 tiếng đồng hồ là một giờ), bắt đầu là giờ Tý (chính Tý là 12 glờ đêm) theo thứ tự: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Mỗi câu lục bát sau đây có 14 chữ: Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chữ thứ 3 chỉ giờ Tý, chữ thứ 4 chỉ giờ Sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ thứ 14 chỉ từ giờ Tý, Sửu, Dần, Mão... Xem trong bảng, thấy giờ nào có phụ âm đầu là chữ "d1' thì đó là giờ hoàng đạo. Phân tích tỷ mỉ hơn, đó là các giờ: Thanh long, Minh đường, Kim đường, Thiên lương, Ngọc đường, Tư mệnh.

Bảng tính giờ hoàng đạo

Ngày

Sưủ Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Dần, thân

Mão, dậu

Thìn, tuất

Tỵ, hợi

Tý, ngọ

Sửu, mùi
Đi


Đến


ai


cuối


Đẹp

sẵn
Đứng


cửa


ngóng


Đất


Đẽ


kẻ
bình


Động


Đợi


cùng


tiền

Đưa
yên


Đào



ai


trời


Đồ

Đường

Đến





Đường


Đến



qua

băng
Đâu


tiên


Đi


nơi


sông

Đèo
cũng


Đưa


xuôn


Đắc


Đừng

vượt
Được


Đón



sẻ


Địa



vội

suối

người


qua


Đẹp


còn


Đợi

Đem
quen


Đèo


Đôi


ngồi


Đò

sang
Đón


thiên


bạn


Đắn

sang

Đồn

chào


thai


Đời


Đo


ngang


Điền

Ví dụ: Xem bảng trên biết được : ngày dần hoặc ngày thân thì giờ hoàng
đạo đóng ở các giờ: Tý, sửu, thìn, tỵ, mùi, tuất.

Xem thêm các bài viết về cách chọn ngày đẹp, giờ đẹp trong mục xem ngày tốt xấu mỗi ngày, bạn nhé!

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top