Aa

"Nghị định 20 chưa thuyết phục, chưa tính nhiều đến đặc thù của Việt Nam"

Chủ Nhật, 16/12/2018 - 06:00

Bày tỏ quan điểm của mình, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia - cho rằng Nghị định 20/2017/NĐ-CP chưa thuyết phục, chưa tính nhiều đến các đặc thù của Việt Nam và còn nhiều bất cập.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực.

Tại “Hội thảo Nghị định 20/2017/NĐ-CP: Một số vấn đề bất cập và giải pháp tháo gỡ” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức mới đây, Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực đã nêu ra những bất cập của Nghị định 20.

Theo ông Lực, Nghị định 20 có hiệu lực từ 1/5/2017, trong khi Thông tư 41 hướng dẫn thực hiện Nghị định 20 ban hành ngày 28/2/2017, điều này là quá gấp gáp để triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, nếu chiếu theo mức khống chế tỷ lệ lãi vay/EBITDA là 20% như quy định, Việt Nam sẽ có 423 doanh nghiệp vượt trần 20%, tương đương gần 1% số doanh nghiệp đang hoạt động.

Tuy nhiên, Cơ quan thuế lại không đưa ra số liệu về tỷ lệ quy mô doanh nghiệp, vì có thể 423 doanh nghiệp này chiếm quy mô lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng số lượng, vì đa phần các doanh nghiệp vượt trần đều hoạt động theo mô hình tập đoàn, tổng công ty,...

“Điều đó cho thấy, Nghị định 20 chưa có cơ sở mang tính thuyết phục, chưa tính nhiều đến đặc thù của Việt Nam”, ông Lực nhận định.

Từ các vấn đề đó, TS. Cấn Văn Lực đã chỉ ra 4 thách thức lớn nếu áp dụng Nghị định 20.

Thứ nhất, qua khảo sát số liệu báo cáo tài chính năm 2016, 2017 của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp uy tín thuộc các ngành nghề khác nhau (trong đó có nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản) đang có chỉ số chi phí lãi vay/EBITDA trên 20%.

Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam thường vay nợ nhiều hơn (một phần là do thói quen, một phần là do thị trường vốn chưa phát triển): Hệ số nợ trên CSH của doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán hết quý III/2018 là 1,42 lần so với mức 1,04 lần của doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh khối OECD hay 0,56 lần doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam đang vay nợ gấp 1,4 lần doanh nghiệp khối OECD, và vì vậy, nên chăng áp mức gấp 1,4 lần tỷ lệ ngưỡng bình quân, là khoảng 28 - 30%?

Thứ ba, TS. Lực cho hay, lãi suất cao có nhiều nguyên nhân như lạm phát, mức độ rủi ro quốc gia và bản thân doanh nghiệp, chi phí vốn đầu vào, chi phí giao dịch của cả nền kinh tế, nên lãi suất cho vay thực của Việt Nam đang ở mức trung bình cao trong khu vực (bình quân 2015 – 2017: Việt Nam là 5,3%; TQ là 2,6; Philippines là 4,5%, Singapore là 3,8%, Ấn Độ là 6,7%...) chắc chắn là cao hơn ở OECD, nghĩa là ngưỡng lãi vay phải cao hơn mức trung bình của khối này.

Thứ tư, hiện các quốc gia phát triển như Mỹ, các quốc gia EU, Hàn Quốc... đều đã áp dụng mức 30% và một số nước đang phát triển cũng đang nghiên cứu mức 30%.

Nghị định 20 có hiệu lực 1/5/2017, trong khi Thông tư 41 hướng dẫn thực hiện Nghị định 20 ban hành ngày 28/2/2017, điều này là quá gấp gáp để triển khai thực hiện.

Nghị định 20 có hiệu lực 1/5/2017, trong khi Thông tư 41 hướng dẫn thực hiện Nghị định 20 ban hành ngày 28/2/2017, có thể thấy điều này là quá gấp gáp để triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng cho rằng Nghị định 20 chưa tính đến yếu tố ngành đặc thù, đối tượng đặc thù bởi một số ngành có đặc thù cơ cấu nợ - vốn cao như công nghiệp, bất động sản, xi măng, sắt thép,… vốn dĩ phải đầu tư nhiều, vay nợ nhiều hay các doanh nghiệp đang trong quá trình đầu tư mới hay doanh nghiệp tái cơ cấu…

Đồng thời, Nghị định 20 cũng chưa xác định nguồn vốn vay, dẫn đến sự thiếu nhất quán khi thực hiện, chưa phân biệt đối tượng ở đây là công ty mẹ/tập đoàn hay công ty con, riêng lẻ.

Do vậy, TS. Cấn Văn Lực đã bày tỏ sự lo ngại về tính khả thi của Nghị định này, liệu chăng có đủ nguồn lực thực hiện, giám sát, thanh tra,... nếu để ngưỡng thấp như vậy.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top