Và sau những nỗ lực cống hiến lẫn nhau ấy, ta lại càng thêm gắn bó bởi những giá trị văn hóa được chuyển giao, hòa hợp và thống nhất trong đội ngũ nhân lực xuyên quốc gia đầy nhiệt huyết.
“Giáo dục của người Nhật rất tốt, mức lương trả cho lao động cũng rất cao so với các nước. Do vậy tôi rất vui và lấy niềm tự hào khi có con được xuất cảnh qua Nhật làm việc” là lời chia sẻ từ một phụ huynh có con em theo học tại Trung tâm bồi dưỡng nhân lực MIF (thuộc Công ty CP Đầu tư Tài chính và Truyền thông Quốc tế - MIF) đã được trúng tuyển xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc đợt tháng 10 vừa qua. Cũng theo đó, cho đến nay MIF đã đưa hơn 200 thực tập sinh sang làm việc tại thị trường Nhật Bản.
Chia sẻ từ chính học trò của nền văn hóa Kimono, ông Đỗ Văn Tới - Phó Tổng Giám đốc công ty MIF, người đã từng theo học tập và làm việc tại Nhật Bản hơn 15 năm, bộc bạch: “Học tập và làm việc tại Nhật Bản là một cơ hội rất tốt để các bạn có thể nâng cao kỹ năng, kiến thức, tay nghề và cả những đức tính tốt trong môi trường làm việc. Vì người Nhật luôn có những nguyên tắc làm việc buộc mình phải tuân thủ nghiêm túc, nhưng họ cũng rất chú trọng và quan tâm đến người lao động. Trong công việc, họ xem con người là yếu tố quan trọng nhất góp nên sự thành công của tập thể”.
Đối với ông Tới, nền tảng Nhật ngữ vững chắc và phong cách làm việc của người xứ hoa anh đào thấm đậm vào nếp sinh hoạt của mình sau nhiều năm theo học tại nước bạn là yếu tố tạo nên sự thành công của ông như ngày hôm nay. Giữ cương vị là thành viên Ban lãnh đạo của công ty trong lĩnh vực cung ứng lao động, ông mong muốn đóng góp sức mình cho các bạn trẻ, để họ cũng sẽ giống như mình có được cơ hội tiếp xúc với nền văn minh đậm tính truyền thống và tinh thần thượng tôn kỷ luật, qua đó tự rèn luyện chính bản thân và tạo cho mình con đường ngắn nhất để chạm tay đến thành công.
Với mức lương đáng mơ ước mà Chính phủ Nhật Bản trả cho người lao động khi tham gia vào thị trường lao động nước sở tại, những tu nghiệp sinh được xuất cảnh làm việc sẽ có mức thu nhập cao ngay từ ban đầu lập nghiệp, và chỉ trong vòng vài năm sau đó sẽ nhanh chóng tích lũy được một khoảng vốn khổng lồ, làm giàu hơn kiến thức nghề nghiệp chuyên môn và xây dựng nền tảng ngoại ngữ sâu rộng. Chính điều đó sẽ giúp họ có thừa năng lực để giang rộng đôi cánh trên khung trời ở bất cứ nơi đâu, định hình nên đội ngũ “nhân sự quốc tế” mà thế giới đang đặc biệt cần đến trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Trong buổi hội thảo về “Chương trình thực tập sinh hộ lý - điều dưỡng tại Nhật Bản”, chia sẻ với sinh viên trường Cao đẳng Y tế An Giang, ông Kanbayashi - Giám đốc chi nhánh văn phòng đại diện Tập đoàn Tsukui tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi rất lấy làm vinh hạnh khi được đón tiếp các thực tập sinh, tu nghiệp sinh đến học tập và làm việc tại Nhật Bản. Ở đất nước chúng tôi, các bạn sẽ được tiếp xúc với điều kiện cơ sở hạ tầng tiên tiến - niềm tự hào của chúng tôi, sẽ được tiếp cận với một sự giáo dục mới, một quy trình làm việc chặt chẽ và hiệu suất hơn”. Và đến khi về nước, các tu nghiệp sinh nắm cơ hội gần như chắc chắn trở thành những công dân hiện đại, nâng giá trị lao động của cá nhân lên một tầm cao mới.
Theo thống kê của Giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ, hiện nay có hơn 80.000 du học sinh, gần 3.000 nghiên cứu sinh và hơn 1.000 tiến sĩ trên tổng số 410.000 dân cư Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Như thế, nếu như chỉ cần một nửa số này trở về nước làm việc và cống hiến thì tri thức khoa học và những kinh nghiệm phát triển của Nhật sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển của đất nước. Và, “phong trào Đông Du mới” sẽ dần khuyến khích người trẻ tuổi tham gia đóng góp và cống hiến sức mình cho xã hội, cho một Việt Nam hóa rồng.
“Tốc độ thành công của bạn nhất định phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ”. Vì điều tiếc nuối nhất là việc chúng ta vốn dĩ có thể làm nhưng lại không chịu cố gắng. Thành công chính là lựa chọn cho mình một quá trình cố gắng không ngừng, có thể báo hiếu cho cha mẹ sao cho sớm nhất và để không bao giờ cúi đầu trước bất kỳ một ai.