Nợ có đáng sợ?

Nợ có đáng sợ?

Thứ Ba, 30/07/2019 - 06:40

[i]Nợ nần trước nay vẫn bị mang tiếng là một từ không mấy tích cực. Nhưng nếu ngại thất bại, ngại vay mượn mà từ bỏ giấc mơ của mình thì liệu có chính đáng?[/i]

[br mobile-style='display:none' /][div class='intro-text noto-serif lighter']VAY CHO NHU CẦU[br/]CHÍNH ĐÁNG[/div]

[br mobile-style='display:none' /]   Tôi là khách hàng ruột của Grab nên ngày nào cũng làm bạn đường với các tài xế. Thanh Nam (23 tuổi, quê Hải Dương) là một tài xế quen của tôi. Cậu kể, mình tới với nghề này cũng rất vô tình. Cách đây 5 tháng, xưởng mộc cậu làm việc bị chập điện và cháy rụi. Thế là ông chủ mất trắng, thợ cũng chẳng có đồng tiền lương nào. Chủ khóc, thợ khóc vì tiếc của, xót tiền nhưng cũng chẳng có cách nào lấy lại. Mẹ ốm, vợ mới sinh con mà trong túi Nam không có đồng nào. “Giật gấu, vá vai” họ hàng, bạn bè được đúng ba tháng thì chẳng còn chỗ nào cho vay nữa. Công việc mới thì chưa tìm được.

   Trong lúc bế tắc, Nam tìm tới quán bia vỉa hè uống cho quên chuyện thì vô tình ngồi ngay cạnh ông anh khoá trên cùng trường cấp III. Bia ngà ngà, tiện miệng tâm sự chuyện đời, chuyện mình, bỗng nhiên ông anh bảo: “Chú vay tiền làm cái xe tàm tạm mà ra Hà Nội chạy Grab, chăm chỉ thì tháng cũng hơn chục triệu đủ mua sữa cho con”. Nam nghe xong như bừng tỉnh nhưng vội thất vọng thở dài: “Giờ em làm gì còn xe, ví chỉ đủ tiền uống bữa bia giải sầu thôi.” Anh bạn xua tay: “Đưa chứng minh thư đây, anh hướng dẫn cách vay 15 triệu ngay và luôn, đủ mua con Wave”.

   Nam trở thành tài xế Grab như thế. Giờ mỗi tháng, Nam chỉ cần tiết kiệm hơn 1 triệu trả cả gốc lẫn lãi là sau 2 năm, chiếc xe thành của mình.

   Tâm lý chung của đại bộ phận người Việt là ngại vay mượn nhưng nếu nhu cầu vay chính đáng và cần thiết thì có một chỗ vay nhanh chóng, an toàn thực sự là cứu cánh trong những giai đoạn khó khăn của cuộc sống. Giống như câu chuyện của chị Mai Hương, khoản vay tiêu dùng 40 triệu thực sự là nguồn động lực và hỗ trợ rất lớn khi chị bế tắc nhất. Chị kể, trong lúc đưa chồng vào viện mổ cấp cứu do tai nạn giao thông, chị không thể xoay sở được ngay một khoản tiền lớn như thế. Rất may có người em họ làm ở Công ty tài chính FE Credit nói chị mang sổ hộ khẩu ra có thể vay ngay mấy chục triệu chỉ trong mười mấy phút.

   Sau khi mổ xong, sức khoẻ chồng ổn định, chị Hương mới dám thú thật: “Lúc ấy, tôi hỏi cả hai bên nội ngoại cũng không gom đủ 100 triệu. Vay khắp nơi chỉ được 60 triệu. 40 triệu còn lại vay công ty tài chính, lãi cao hơn ngân hàng một chút nhưng rất nhanh gọn và thủ tục lại dễ. Hôm đó nếu không gom đủ tiền thì tôi ân hận lắm. Còn người, còn của, hai vợ chồng lại làm ăn lo trả nợ dần là được.”

   Người Việt sợ vay tiền nhưng một sự thật là người càng giàu lại càng vay nhiều. Thêm tiền sẽ có thêm cơ hội để tiền đẻ ra tiền. Tuy nhiên, trước khi vay nợ, chúng ta cần phải cân nhắc vấn đề nợ xấu hay nợ tốt. Có rất nhiều khoản nợ là tốt để nắm bắt. Giống như khoản nợ mua xe của anh Nam để có phương tiện mưu sinh hay của chị Hương là chữa bệnh cho chồng. Đó là những khoản vay chính đáng. Nếu như một sinh viên cần tiền đóng học phí mà phụ huynh không lo kịp thì việc tìm tới một tổ chức tài chính hợp pháp vay để tiếp tục việc học là đầu tư cho tương lai. Một tiểu thương vay vốn để mở rộng cửa hàng là khoản vay tốt. Tuy nhiên, nếu một sinh viên vay 30 triệu chỉ để sở hữu chiếc điện thoại sang trọng đắt tiền, không tính toán tới khả năng trả nợ thì hẳn sẽ là nợ xấu.

[br mobile-style='display:none' /]

[br mobile-style='display:none' /]   Nợ xấu hay tốt chính là xét trên khả năng trả nợ. Cũng là khoản vay 30 triệu nhưng thay vì mua sắm không chủ đích, Lan Anh - sinh viên năm thứ hai Đại học Ngoại thương dùng làm vốn nhập mỹ phẩm bán hàng online. Nhờ có kiến thức và duyên bán hàng nên chỉ sau chưa đầy 2 tháng, Lan Anh đã trả hết khoản vay và kinh doanh sinh lời. Sau 3 năm, Lan Anh đã trở thành giám đốc một công ty phân phối mỹ phẩm ăn nên làm ra. Rõ ràng nếu không dũng cảm vay 30 triệu thì Lan Anh sẽ lỡ mất cơ hội làm giàu cho chính mình.

[br mobile-style='display:none' /][div class='intro-text noto-serif lighter']LÀM THẾ NÀO[br/] ĐỂ CÓ MỘT KHOẢN NỢ TỐT?[/div]

[br mobile-style='display:none' /]

[br mobile-style='display:none' /]   Tôi nhận thấy rằng đầu tiên chúng ta hãy chọn một nơi cho vay an toàn, hợp pháp. Ngoài ngân hàng, đa số người dân lựa chọn một trong hai hình thức vay phổ biến là tín dụng đen (hay còn gọi là vay chợ đen, bốc bát họ…) và qua công ty tài chính.

   Trên thực tế, vay tín dụng đen là hình thức trá hình của vay nặng lãi hoặc thế chấp (cầm đồ)…thường có lãi suất “cắt cổ” và trái pháp luật. Sự lựa chọn an toàn vẫn là vay tiêu dùng qua các công ty tài chính để khoản vay được đảm bảo minh bạch và hạn chế rủi ro. Thủ tục cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính hợp pháp như FE Credit rất đơn giản chỉ cần chứng minh thư hoặc hộ khẩu và giấy phép lái xe và không cần tài sản thế chấp. Thời gian duyệt vay chỉ tầm 30 phút và có thể nhận tiền mặt trong vòng 24 giờ.

[br mobile-style='display:none' /]

[br mobile-style='display:none' /]   Lời khuyên thứ hai của tôi là hãy lên một lộ trình trả nợ khoa học để không biến khoản vay đó thành nợ xấu. Công ty tài chính thường áp dụng hình thức giao dịch qua thẻ tín dụng giúp quản lý, chi trả các khoản nợ tốt hơn.

   Đặc biệt, chúng ta cũng cần lưu ý thanh toán các khoản nợ đúng hạn để có lịch sử tín dụng tốt, tạo cơ sở để chúng ta được xét duyệt vay những khoản lớn hơn, phục vụ những nhu cầu cấp thiết quan trọng hơn như đi học, mua xe, mua nhà, đầu tư kinh doanh...

[style].magazine .font-ops {font-family: "Open Sans" !important;} .magazine .orange-color{color:#fbaa29 !important} .magazine .intro-text{color: #eb0008; border-left: 5px solid #008245 !important;font-size: 28px !important;line-height: 35px !important;}[/style]

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top