GS Đặng Hùng Võ: “Phú Quốc cần được áp dụng chính sách riêng về đất đai“

GS Đặng Hùng Võ: “Phú Quốc cần được áp dụng chính sách riêng về đất đai“

Thứ Bảy, 13/08/2022 - 06:08

Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phú Quốc cần được phép áp dụng 4 chính sách riêng về đất đai (chưa có trong Luật Đất đai hiện hành), nhằm đẩy mạnh quá trình đầu tư phát triển. Việc cho phép như vậy hoàn toàn phù hợp với đặc thù của một khu hành chính đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế.

Phát triển Phú Quốc theo triết lý xanh

Là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trên bản đồ du lịch thế giới, Phú Quốc từ lâu đã được Chính phủ đặt nhiều kỳ vọng. Kể từ năm 2004 đến nay, hòn đảo này đã trải qua khá nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, song đều hướng đến mục tiêu đưa Phú Quốc trở thành một thành phố đóng vai trò trọng yếu về phát triển kinh tế trong nước, đồng thời là trung tâm phát triển của khu vực và quốc tế. 

Hướng theo kim chỉ nam này, Phú Quốc được định hướng trở thành: khu kinh tế - hành chính đặc biệt, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế, trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực; đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ chuyên ngành; trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực; vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng. Tuy nhiên, phát triển Phú Quốc thế nào để không làm mất đi hệ sinh thái tự nhiên vốn có luôn là bài toán nan giải cho những nhà quản lý quy hoạch. 

Tại Hội thảo: “Không gian đô thị Phú Quốc: Sự dịch chuyển mạnh mẽ của xu hướng đầu tư mới” do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 11/8, nhiều chuyên gia ủng hộ nên phát triển đô thị biển Phú Quốc theo triết lý xanh và bền vững. 

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng với đặc thù của một hòn đảo được công nhận là khu dự trữ sinh quyển lâm nghiệp, nông nghiệp và biển trên thế giới, Phú Quốc nên phát triển thành một hòn đảo du lịch có tính thu hút cao đối với các du khách muốn yên tĩnh, hoà mình vào thiên nhiên. 

“Tôi nghĩ Phú Quốc nên quy hoạch thành một thành phố thiên nhiên với môi trường hoàn toàn không bị ô nhiễm. Có thể xây dựng một thành phố sử dụng toàn năng lượng tái tạo tại chỗ để sản xuất điện, điện từ gió biển, từ thủy triều, từ sóng biển. Giao thông chỉ sử dụng xe chạy động cơ điện. Các bất động sản nhà ở hay du lịch đều tuân thủ tiêu chuẩn đô thị xanh. Đây chính là điểm độc và lạ của thành phố Phú Quốc thu hút nhiều du khách nước ngoài”, GS. Võ nhấn mạnh.

Giải thích rõ hơn cho quan điểm của mình, GS Đặng Hùng Võ cho rằng tiềm năng nổi bật về du lịch của Phú Quốc chính là sự nguyên vẹn của hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và hệ sinh thái nông nghiệp. Lúc này, điểm khác biệt được đặt ra đối với Phú Quốc phải là "du lịch xanh" với các tiêu chí đầy đủ của nông nghiệp xanh, đô thị xanh, kiến trúc xanh, năng lượng xanh, giao thông xanh...

"Từ định hướng tạo sự khác biệt như vậy, có thể hình dung ra Phú Quốc phát triển gắn chặt với thiên nhiên xanh, năng lượng được sản xuất và sử dụng đều từ nguồn năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm (điện gió, điện thủy triều, điên sóng biển). Phương tiện giao thông chủ yếu là các phương tiện không sử dụng năng lượng hóa thạch hoặc xe không động cơ. Không khí cần được quan tâm trong kiến trúc, nơi ở gắn với diện tích cây xanh đủ lớn. Sử dụng nước cũng phải theo một quy trình tiết kiệm hợp lý hướng tới bảo vệ nguồn nước", ông Võ cho hay.  

Đồng quan điểm, PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội, Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nhấn mạnh: "Vấn đề nước là vấn đề cần quan tâm tại Phú Quốc, không nên biến Đảo Ngọc thành đảo ngập. Cần đặt ra tư duy cho các nhà làm quy hoạch, không xây dựng một cách vô tội vạ, thay vào đó cần bảo tồn các yếu tố cũ và xây dựng yếu tố mới một cách đúng hướng". 

TS. KTS. Trương Văn Quảng cho rằng nên phát triển Phú Quốc thành đô thị biển theo hướng xanh và bền vững 

Trong khuôn khổ hội thảo, TS. KTS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, cũng đồng tình với triết lý quy hoạch và phát triển Phú Quốc theo hướng xanh và bền vững. "Càng duy trì, bảo vệ được nhiều đặc điểm điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường, văn hoá bản địa... trong cấu trúc không gian tổng thể càng tốt, giá trị thương hiệu càng được nâng cao. Bảo vệ, duy trì nghiêm ngặt không gian rừng cảnh quan vườn quốc gia, rừng phòng hộ, các công viên chuyên đề và không gian mở. Coi đây là việc sống còn của hệ giá trị đặc hữu trên đảo…", TS. Quảng khẳng định. 

Nắm bắt được xu hướng này, các nhà phát triển bất động sản đến với Phú Quốc đã nỗ lực kiến tạo những không gian đô thị xanh - để không chỉ là nơi du lịch, mà còn là nơi làm việc, an cư "đáng sống". Tiêu biểu, điển hình cho xu hướng đô thị xanh/dự án xanh tại Đảo Ngọc hiện nay là Meyhomes Capital Phu Quoc.

Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên trác tuyệt khi nằm kề bên Bãi Kem, khu đô thị Meyhomes còn được bao bọc bởi 3 dãy núi: Núi Ra Đa, Núi Vô Hương, Núi Kiến Văn nên khí hậu và thời tiết ôn hoà, mát mẻ quanh năm. Bên cạnh đó, chủ đầu tư Tân Á Đại Thành còn dành diện tích không nhỏ cho không gian xanh sinh hoạt chung nội khu với mật độ cây xanh lớn. 

"Chúng tôi quyết tâm kiến tạo đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc thành một “Thành phố tinh khiết, lõi trung tâm đảo Ngọc”. Nơi đây hội tụ đầy đủ những giá trị của một thành phố đáng sống đó là: “Nhịp sống sôi động - Giáo dục thông minh - Sức khoẻ trọn vẹn - Kinh tế bền vững”… tạo ra môi trường sống hoàn hảo và tương lai tốt đẹp cho cộng đồng cư dân toàn cầu", ông Phạm Minh Đức, Phó Tổng Giám đố Tập đoàn Tân Á Đại Thành chia sẻ. 

Meyhomes Capital Phú Quốc được kiến tạo thành một “Thành phố tinh khiết, lõi trung tâm đảo Ngọc”.

Phú Quốc cần thêm chính sách riêng về đất đai  

Phát triển Phú Quốc với tư cách là một khu hành chính đặc biệt là một cơ hội lớn cho Đảo Ngọc. Theo GS. Đặng Hùng Võ, quy hoạch phát triển Phú Quốc đã được phê duyệt và chi tiết hóa từng bước tại các đồ án quy hoạch chi tiết. Mục tiêu của quy hoạch đã được chỉ ra rất cụ thể với tham vọng rất lớn. Điều quan trọng là tìm lộ trình phát triển phù hợp.

Trong giai đoạn 1, GS Võ cho rằng cần phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm du lịch của khu vực và quốc tế. Điểm khác biệt nên lựa chọn cho Phú Quốc là du lịch môi trường. Phú Quốc phải lấy phát triển xanh làm điểm nhấn, tạo ra một khung cảnh đặc biệt về môi trường lý tưởng trên thế giới.

Từ một trung tâm du lịch, có thể tiếp tục đưa Phú Quốc trở thành trung tâm giao thông khu vực và quốc tế, từ đó mới làm cho thành phố Phú Quốc có thêm nhiều chức năng khác. Tất cả những bước tiếp theo đều phải lựa chọn môi trường là điểm khác biệt cơ bản.

Để phát triển, Phú Quốc cần những chính sách, cơ chế đặc thù, lấy hội nhập khu vực và quốc tế làm cơ sở. GS Võ đặc biệt nhấn mạnh Phú Quốc cần được phép áp dụng 4 chính sách riêng về đất đai.

Một là cơ chế góp đất và điều chỉnh lại đất đai để phát triển đô thị, phát triển hạ tầng và phát triển các khu du lịch. Cơ chế này đã được Nghị quyết 18-NQ/TW đưa vào như một yêu cầu đổi mới.

Hai là cho phép chế độ sử dụng đất vào mục đích phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tương đương như đất ở (sử dụng đất dài hạn).

Ba là mở rộng quyền sở hữu và kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng của người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam tương đương như đối với đất ở. Bốn là cho phép các chủ đầu tư dự án được thế chấp bằng bất động sản ở Việt Nam tại các tổ chức tín dụng có pháp nhân nước ngoài.

“Tất cả 4 chính sách nói trên đều chưa được Luật Đất đai 2013 cho phép áp dụng tại Việt Nam. Mặc dù vậy, Quốc hội cần cho phép áp dụng tại Phú Quốc nhằm tăng tốc quá trình đầu tư phát triển và tăng tính hấp dẫn của Phú Quốc. Việc cho phép như vậy hoàn toàn phù hợp với đặc thù của một khu hành chính đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế”, GS Võ khuyến nghị.

Ở góc độ quy hoạch, TS. KTS. Trương Văn Quảng góp ý, cần xây dựng đề án phát triển kiến trúc, cảnh quan trên phạm vi toàn đảo theo hướng thành phố Phú Quốc là một hòn Đảo xanh - Đảo Ngọc. Cụ thể, đối với các vùng đô thị - du lịch (khu đô thị Cửa Cạn, khu đô thị Dương Đông, khu đô thị An Thới); các vùng du lịch sinh thái (phía Bắc, Nam đảo, du lịch hỗn hợp Bãi Trường - Bãi Vòng); các làng nghề truyền thống… cần áp dụng cách tiếp cận quy hoạch mới (phương pháp, TCQC…) theo hướng phát triển đô thị xanh, du lịch sinh thái, kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả… Mỗi khu đô thị phải có “cá tính” riêng.

"Ngoài ra, các nhà quy hoạch cần thiết lập, xác định các ranh giới cụ thể bằng cách cắm mốc đối với các khu chức năng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch... như các khu vực phát triển đô thị, du lịch, công nghiệp, nông thôn, các vùng cảnh quan sinh thái, vùng bảo tồn, các vùng hạn chế hoặc cấm xây dựng....", TS. Quảng cho hay. 

Meyhomes Capital Phú Quốc là dự án được kiến tạo theo tầm nhìn trở thành điểm đến an cư mới của hàng trăm nghìn cư dân trong tương lai: Từ những người theo đuổi xu hướng sống khỏe, những người đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh, các chuyên gia từ khắp thế giới đến làm việc lâu dài, du khách đến để thăm quan nghỉ dưỡng… Meyhomes Capital Phú Quốc đồng bộ về hạ tầng, cảnh quan, tiện ích, giáo dục, y tế chất lượng cao, đảm bảo cuộc sống tiện nghi, đẳng cấp cho cộng đồng cư dân.

 Đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc nằm trong quy hoạch 8% quỹ đất ở đô thị đã được phê duyệt. Toàn bộ villa, shophouse, mini hotel được cấp pháp lý sở hữu lâu dài - đất thổ cư. Đây là ưu thế vượt trội so với các bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí khác (tối đa 50 năm)

Với quy mô hơn 266ha, Meyhomes Capital Phú Quốc là đại đô thị lớn nhất Phú Quốc tại trung tâm phường An Thới, gần sân bay quốc tế và các cảng biển, dự án còn có tuyến đường huyết mạch chạy qua như: “Con đường tỷ đô”, DT 975 (Đường Bào - 4 làn xe cơ giới), đường Trần Hưng Đạo, đại lộ Nguyễn Văn Cừ (DT46) và đại lộ Đông - Tây nối Bãi Trường với Bãi Sao (2 bãi biển đẹp nhất Phú Quốc)...

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top