TC REIT có ngày đầu giao dịch khá suôn sẻ nhưng cũng không mấy sôi động. Giá đóng cửa ngày đầu giao dịch của chứng chỉ quỹ FUCVREIT là 12.000 đồng/ccq, tăng 20% so với giá tham chiếu. Trong phiên, khối lượng khớp lệnh là 8.330 chứng chỉ quỹ, tương đương với giá trị giao dịch gần 100 triệu đồng.
Đúng như dự đoán của giới phân tích, chứng chỉ quỹ FUCVREIT vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư. Thứ nhất do quỹ mới hình thành, chưa có hoạt động đầu tư BĐS nào trong lịch sử mà chỉ mới sở hữu khoảng 1 triệu cổ phiếu BĐS. Thứ hai, quy mô quỹ vốn nhỏ, chưa xây dựng được niềm tin của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, việc chứng chỉ quỹ lên sàn cho thấy giam vọng của lãnh đạo TC REIT và quyết tâm đưa quỹ lớn mạnh trên thị trường chứng khoán cũng như hút được dòng vốn đầu tư vào thị trường BĐS.
TC REIT là quỹ BĐS đầu tiên tại Việt Nam niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán. TC REIT được cấp giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng từ tháng 5/2016, với tổng vốn huy động là 50 tỷ đồng (5 triệu đơn vị). Công ty quản lý kỹ quỹ là Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương, do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giám sát.
Quỹ TC REIT hoạt động với chiến lược đầu tư dài hạn, tập trung vào BĐS cho thuê nhằm thu hút dòng tiền. Bên cạnh đó, quỹ sẽ xem xét đầu tư vào các BĐS khác như nhà ở, chung cư, cho thuê văn phòng… Với các khoản đầu tư cổ phiếu, TC REIT sẽ tìm các cổ phiếu uy tín hàng đầu, có sự tăng trưởng tốt. Ngoài ra, quỹ có thể đầu tư vào tài sản có thu nhập cố định có chất lượng tốt như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu Chính phủ…
Quỹ tín thác BĐS (REIT) thường là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư thông qua việc mua chứng chỉ quỹ phát hành, sau đó ủy quyền quản lý cho ban đại diện quỹ. REIT thường dành phần lớn giá trị tài sản quỹ để đầu tư nắm giữ BĐS hoặc cổ phiếu của các công ty BĐS. Các nhà đầu tư thay vì trực tiếp mua các tài sản BĐS có giá trị lớn thì có thể gián tiếp sở hữu thông qua việc mua chứng chỉ quỹ REIT với số vốn sẽ nhỏ hơn nhiều cũng như phân tán được rủi ro khi vốn của quỹ được phân bổ vào nhiều loại tài sản khác nhau.
REIT hình thành đầu tiên tại Mỹ năm 1960. Đã có hơn 30 quốc gia trên thế giới triển khai mô hình tài chính này (tính đến 2014). Hiện tại, REIT thường có 2 dạng đầu tư: Thứ nhất, đầu tư, nắm giữ cổ phần và quản lý trực tiếp các tài sản bất động sản. Thứ hai, đầu tư vào các loại tài sản thế chấp (mua trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản thế chấp của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản). Phương án thứ nhất thường được các quỹ REIT lựa chọn, TC REIT cũng dự kiến hoạt động theo mô hình này.
Mặc dù hiện chưa đầu tư vào dự án BĐS nào mà chỉ sở hữu cổ phiếu; nhưng TC Reit đã đưa ra định hướng đầu tư ngay khi thành lập quỹ để xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư tương lai. Được biết, chiến lược đầu tư BĐS của quỹ TC Reit là “đánh” dài hạn. Trong đó loại hình BĐS được lựa chọn chủ yếu là BĐS cho thuê, nhằm thu dòng tiền ổn định và đều đặn. Cụ thể là các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn.
Đặc biệt ưu tiên những khu văn phòng, trung tâm thương mại, tập trung tại trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng. Đây được xem là những vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi, nằm trên các trục đường chính lớn hoặc trong các khu đô thị lớn, hiện đại.
Một trong những yếu tố được TC Reit tập trung đánh giá kỹ lưỡng khi tiến hành đầu tư một BĐS là vị trí và quy hoạch. Về khía cạnh này, TC Reit dự kiến tập trung vào các BĐS nằm tại trục đường chính, khu trung tâm của các thành phố lớn, khu du lịch như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…