Aa

Quy hoạch đô thị của Singapore: Từ khu ổ chuột đến thành phố tuyệt vời nhất thế giới

Thứ Tư, 17/05/2017 - 07:01

Ít ai biết được rằng trước khi trở thành quốc gia được xếp hạng nhất trong bảo xếp hạng những thành phố có quy hoạch tuyệt vời nhất, Singapore đã từng là một thành phố vô cùng lộn xộn với dân số đông đúc, bẩn thỉu và là một khu ổ chuột “chính hiệu”.

Quy hoạch đô thị ở Singapore có mục đích để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tài nguyên đất hết sức khan hiếm cho nhiều nhu cầu khác nhau của những công dân hiện tại của quốc gia này và cả thế hệ sau này.

Cụ thể hơn, đó là việc cấp đất cho các mục đích sử dụng như nhà ở, thương mại, công nghiệp, công viên, giao thông, giải trí và an ninh cũng như xác định mật độ phát triển cho các vùng.

Cách mà Singapore thực hiện mô hình quả là đáng ngạc nhiên, đó là kết quả của kế hoạch phát triển đô thị được thực hiện một cách nỗ lực bởi chính phủ. Mà quan trọng nhất phải kể đến là quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.

Nền tảng

Khung quy hoạch đô thị đầu tiên ở Singapore ra đời vào năm 1822 khi ông Stamford Raffles trở lại Singapore và tình cờ nhận thấy cách trung tâm thị trấn này phát triển. Do đó, một ủy ban của thị trấn được hình thành dưới sự tác động của Raffles để xem xét lại cách thiết kế của thị trấn.

Từ đó, bản quy hoạch chi tiết thành phố đầu tiên cho Singapore ra đời và được biết đến với cái tên Quy hoạch Jackson – đặt theo tên của trung úy Phillip Jackson - KTS, người giám sát đất đai chịu trách nhiệm quản lý sự phát triển của đảo.

Quy hoạch Jackson hướng sự phát triển của thành phố trong vòng 8 năm, sau đó Singapore “đâu lại đóng đấy”. Đến năm 1969, sự mở cửa của con kênh đào Suez mang đến nhiều tàu thủy, nhiều người hơn đến quốc đảo này, kết quả là Singapore lúc bấy giờ biến thành một nơi bẩn thỉu, đông đúc, và là một khu ổ chuột thực sự.

Singapore của những năm 1960 với mô hình quy hoạch đầy hạn chế

Singapore của những năm 1960 với mô hình quy hoạch đầy hạn chế

Năm 1927, chính quyền thuộc địa Anh lập ra môt kế hoạch mang tên Tin vào sự phát triển của Singapore (SIT) để giải quyết vấn đề đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố. Kế hoạch SIT được hiện thực hóa, nó mở rộng đường phố để đối mặt với sự tăng lên nhanh chóng của các phương tiện giao thông, tạo ra những không gian mở và cải thiện điều kiện vệ sinh. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tạm thời mà không hề có một kế hoạch tổng thể và kiểm soát sự phát triển.

Trước năm 1953, chính quyền thuộc địa nhận ra rằng nhu cầu bức thiết lúc này là phải có một quy hoạch tổng thể để hướng dẫn sự phát triển của hạ tầng đô thị ở Singapore.

Do đó, năm 1958, luật quy hoạch tổng thể được ra đời với nội dung quy định việc sử dụng đất, xác định mật độ, dự kiến tỉ lệ kiểm soát đất và dự trữ quỹ đất cho các mục đích khác nhau.

Theo đó, quy hoạch pháp lệnh (the Planning Ordinance), hiện nay được biết đến dưới cái tên Hành động quy hoạch (the Planning Act) bắt đầu được thi hành vào ngày 1/2/1960 để thiết lập khung quy hoạch cơ bản kiểm soát việc sử dụng và phát triển đất.

Khi Singapore giành lại được chủ quyền vào năm 1969, nhóm quy hoạch của Liên hợp quốc được mời đến quốc gia này để giúp đưa ra khung tái quy hoạch lâu dài, giải quyết được các vấn đề về nhà ở và sự đổ nát của đô thị. Và cuối cùng năm 1971, quy hoạch tổng thể cũng ra đời cùng với Đơn vị tái cơ cấu đô thị - tổ chức mà sau này trở thành Ủy ban tái phát triển đô thị của Singapore (URA).

URA hợp tác với các tổ chức chính phủ khác để chuẩn bị hình thành một bản quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết để định hướng phát triển cơ sở hạ tầng của Singapore, cả sự phát triển công cộng và sự phát triển tư nhân theo những quy tắc được quy định rõ ràng.

Mô hình quy hoạch của SIngapore hiện nay

Mô hình quy hoạch của SIngapore hiện nay

Quy hoạch chi tiết

Quy hoạch chi tiết cung cấp hướng đi rất rõ ràng để hướng sự phát triển cơ sở hạ tầng của Singapore trong vòng 40 – 50 năm tới. Nó đảm bảo rằng đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả để đáp ứng cho nhu cầu của dân số và sự phát triển kinh tế trong một khoảng thời gian dài, đồng thời duy trì một môi trường sống tốt đẹp. Và cứ 10 năm, quy hoạch chi tiết lại được xem xét lại 1 lần.

Trong suốt quá trình xem xét lại Quy hoạch chi tiết, URA cùng với các cơ quan chính phủ có liên quan sẽ thống kê và xem xét tất cả các nhu cầu sử dụng đất lớn (chủ yếu) trên lãnh thổ. Đồng thời, thông tin về các dự án đó cũng được đại chúng hóa để cộng đồng, nhất là các nhóm có liên quan có thể nắm bắt và cho ý kiến.

Quy hoạch chi tiết đầu tiên của Singapore được hình thành vào năm 1971. Bản kế hoạch này đã đặt nền tảng cho sự phát triển của Singapore hướng đến chất lượng cuộc sống tốt hơn với những thị trấn mới, cơ sở hạ tầng giao thông và kết nối không gian giải trí.

Từ khu ổ chuột Singapore trở thành thành phố có quy hoạch tuyệt với nhất thế giới

Từ khu ổ chuột Singapore trở thành thành phố có quy hoạch tuyệt với nhất thế giới

Quy hoạch tổng thể

Quy hoạch tổng thể của Singapore có tầm nhìn trong khoảng 10  - 15 năm tới. Các chiến lược dài hạn lớn hơn của quy hoạch chi tiết được tập hợp và chuyển thành quy hoạch tổng thể. Cả 2 bản quy hoạch này đều đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nhu cầu sử dụng đất của quốc gia.

Cũng giống như quá trình xem xét lại quy hoạch chi tiết, phản hồi của cộng đồng được thu thập lại trong suốt quá trình xem xét quy hoạch tổng thể.

Nhờ những thay đổi trong việc xây dựng kế hoạch quy hoạch cả chi tiết và tổng thể qua nhiều giai đoạn như vậy mà Singapore mới có thể tự chuyển mình từ một khu ổ chuột để có được mô hình quy hoạch tuyệt vời như ngày hôm nay.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top