Nhờ có chính sách phá vỡ tất cả để quy hoạch lại thành phố theo ô bàn cờ, Barcelona đã đạt được nhiều thành công lớn: mở rộng tuyến đường vốn chật hẹp, giảm thiểu ô nhiễm và mở ra nhiều không gian xanh, không gian cộng đồng, phố đi bộ cho người dân...
Cả thành phố "nghẹt thở"
Vào những năm 1850, Barcelona đứng trên bờ vực sụp đổ do sự phát triển chóng mặt của các ngành công nghiệp, dân số lên tới 187.000 người và ngày càng tăng. Trong khi đó, diện tích đất lại vô cùng thiếu hụt vì bị giới hạn bởi các bức tường thời Trung cổ.
Trung bình, cứ 856 người phải sống chật chội trong một hecta đất. Giao thông thời này luôn bị quá tải với xe ngựa do đường phố chỉ rộng 1.1 mét, trong khi đó có khoảng 200 cỗ xe ngựa lưu thông mỗi ngày trong thành phố.
Mặt khác, tuổi thọ trung bình của người dân thành phố "lao dốc không phanh", tuổi thọ trung bình của tầng lớp thượng lưu chỉ là 36, người trung lưu là 23 tuổi.
Theo nghiên cứu của giáo sư sử học Tây Ban Nha, những năm 1843 đến năm 1865, dịch bệnh đã giết chết 3% dân số thành phố. Chỉ riêng bệnh tả đã lấy đi sinh mạng của 13.000 người.
Nỗ lực giải cứu
Trong nỗ lực cuối cùng, năm 1867, để giải quyết vấn đề các vấn đề trên, thành phố Barcelona đã có kế hoạch đầy tham vọng.
Kế hoạch quy hoạch trên dựa theo ý tưởng về siêu khối, tức là xây dựng các khu dân cư nhỏ được bao quanh bởi các con đường và hình các con đường cũng được bao quanh bởi các khu dân cư. Như vậy, diện tích đất sẽ được sử dụng một cách tối đa, không bỏ xót một mét vuông nào mà theo tờ The Guardian gọi đó là sự "tiết kiệm từng cen-ti-mét" và phá bỏ bức tường bao quanh Barcelona hàng trăm năm.
Theo kế hoạch, quy hoạch bắt đầu từ một đoạn đường dài 20km ở khu phố nổi tiếng của quận Eixample để tạo ra các lô đất hình vuông hai bên đường với diện tích mỗi ô là 133 x 133 mét. Sau đó, kế hoạch này sẽ tiếp tục được thực hiện tại quận Sant Martí và các quận khác.
Từ việc quy hoạch ô bàn cờ này, các khu đất sẽ được sử dụng với nhiều mục đích. Những tòa nhà được chỉ được sử dụng tối đa nửa diện tích của một ô đất với chiều cao tối đa là 20m.
Ban đầu, chính quyền thành phố chỉ cho phép các tòa nhà xây dựng với 2 mặt tiền mở về trục đường chính và các đường song song với trục đường chính. Như vậy, thể tích của các khu nhà trên mỗi ô đất giới hạn sẽ là 67.000 mét khối. Tuy nhiên, sau đó, các tòa nhà được phép xây mở ra cả bốn hướng trong một ô đất, và lấn chiếm hơn 70% diện tích trong một ô đất. Do đó, thể tích dành cho các tòa nhà trên mỗi ô đất lên tới lên tới 294,771 mét khối đất.
Lúc này, các con đường chính của thành phố có chiều rộng từ 50-80m, trong khi các con đường phụ rộng 30m. Đường phố cũng được chia thành 2 phần: phần cho người đi bộ và phần dành cho phương tiện giao thông.
Được biết, thiết kế mang tính cách mạng này được phát minh lần đầu tiên bởi Ildefons Cerdà vào cuối thế kỷ 19. Cốt lõi của mô hình quy hoạch này là nhu cầu biến không gian thành phố trở nên trong lành, tốt đẹp hơn cho cả sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Sau khi được thực hiện, mô hình quy hoạch này giúp giảm lưu lượng phương tiện giao thông xuống 21%. Từ đó, việc làm này giải phóng gần 60% đường phố bị “chiếm lĩnh” bởi xe hơi để biến chúng thành không gian cho người đi bộ và đi xe đạp, khiến giảm nguy cơ béo phì đối với người dân.
Thêm vào đó, kế hoạch trên cũng giải quyết tình trạng tắc đường cục bộ tại Barcelona, giảm tai nạn giao thông do người lái xe bị hạn chế bởi tốc độ 10km/h thay vì 30 hoặc 50km/h như trước kia. Đồng thời diện tích không gian xanh trong thành phố được tăng lên một cách đáng kể do cây cối được trồng xung quanh và bên trong các lô đất.
Salvador Rueda, giám đốc cơ quan sinh thái đô thị của thành phố và là một trong người đề xuất ý tưởng siêu khối cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là biến Barcelona trở thành một thành phố xanh, sạch, đẹp và an toàn cho mọi người”.