SCB – Ngân hàng nâng cấp thương hiệu với ý niệm “ Vì cộng đồng”

SCB – Ngân hàng nâng cấp thương hiệu với ý niệm “ Vì cộng đồng”

Thứ Ba, 07/09/2021 - 06:00
SCB

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả 3 ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự. Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, toàn thể cán bộ; đến nay, SCB đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất. Tổng tài sản đã đạt hơn 566.834 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 20.020 tỷ đồng tính đến 30/6/2021. Với 239 điểm giao dịch, hiện nay mạng lưới hoạt động của SCB đang phủ rộng khắp 28 tỉnh thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 6.700 người.

SCB đưa giá trị “Ngân hàng vì cộng đồng” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động điều hành và phát triển kinh doanh. Do đó, các sản phẩm dịch vụ có giá trị lan tỏa đến cộng đồng dần trở thành các sản phẩm quan trọng và có vai trò tiền đề trong chặng đường phát triển bền vững của SCB. Bên cạnh đó, việc nâng cao hiểu biết về chăm sóc sức khỏe khách hàng và các biện pháp phòng chống rủi ro tài chính cũng quan trọng như quá trình nỗ lực kinh doanh của SCB.

SCB đã lên những kế hoạch hành động cụ thể cho định hướng phát triển này. Chẳng hạn như sản phẩm “Tiết kiệm song hành - Bảo hiểm toàn tâm” không chỉ tối ưu số tiền nhàn rỗi cho khách hàng mà còn giúp khách hàng an tâm và chủ động trong việc tham gia các gói bảo hiểm, như một sự đầu tư và dự phòng rủi ro cho tương lai của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Sản phẩm “Bảo hiểm Ung thư toàn diện - Tâm An 360” là giải pháp bảo hiểm chuyên sâu giúp khách hàng chủ động và an tâm hơn về mặt tài chính trước các loại bệnh ung thư với khoản hỗ trợ lớn và quyền lợi bảo hiểm cho mỗi người con của người tham gia bảo hiểm.

SCB đã phát động chương trình chung tay xây dựng Quỹ SCB-Care cùng với thông điệp “Trao yêu thương, tròn hạnh phúc” thông qua việc trích lợi nhuận từ thẻ S-Care để hỗ trợ các bệnh nhân ung thư và cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Cụ thể, khi khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng S-Care của SCB, ngân hàng sẽ trích một phần (khoảng 10%) lợi nhuận trên tổng lợi nhuận thu về từ việc kinh doanh của mình để phục vụ các hoạt động xã hội. Hiện SCB đã thành lập quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư, với số tiền ban đầu khoảng 1,5 tỷ đồng. Sau đó, doanh số tăng dần thì nguồn tiền của quỹ trên cũng tăng theo để hướng đến mục tiêu chung đã đề ra.

Song hành, SCB hoạt động xã hội tích cực, hỗ trợ công dân vượt qua dịch bệnh, thiên tai. Ngày 27/5/2021, tại Lễ phát động và tiếp nhận kinh phí ủng hộ mua vaccine thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phối hợp tổ chức, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã ủng hộ số tiền 50 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này sẽ được sử dụng để mua vaccine phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo cung cấp cho người dân sớm nhất, rộng rãi nhất. Cuối tháng 4, các cổ đông của SCB cũng đã đóng góp 20 tỷ đồng vào Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của TP.HCM nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phong trào xã hội hóa nguồn kinh phí mua vaccine Covid-19. 

Thông báo của SCB cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt kết quả ấn tượng, thông qua việc đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh doanh, dựa vào vị thế và tiềm năng sẵn có để mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ cũng như kinh doanh bảo hiểm.

Cụ thể, quý II/2021, thu nhập ngoài lãi của SCB đạt ấn tượng với hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ dịch vụ đạt 1.310 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ đạt 618 tỷ đồng), bằng 78% tổng thu nhập dịch vụ của cả năm 2020. Trong mảng dịch vụ, doanh số bảo hiểm đạt gần 1.000 tỷ đồng, đưa SCB trở thành ngân hàng đứng đầu thị trường, dẫn đầu tốc độ phát triển kinh doanh mảng Bancassurance.

SCB đồng hành cùng cả nước chống dịch

Song song đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh chứng khoán cũng ghi nhận tăng trưởng, đạt hơn 1.600 tỷ đồng. Có được kết quả này là nhờ ngân hàng dịch chuyển mô hình kinh doanh trong vài năm trở lại đây, chú trọng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, gia tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và giảm dần phụ thuộc nguồn thu từ hoạt động tín dụng.

SCB đã kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, tập trung hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát tốt, tỷ lệ lần lượt là 1,19% và 0,89%. 

Tại Việt Nam, bancassurance đã manh nha từ những năm 1990, song bancassurance chỉ thực sự khởi động từ năm 2001. Từ đó đến nay, thị trường bảo hiểm đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong hoạt động. Một số trường hợp điển hình đang thành công đó là sự hợp tác giữa Techcombank – Manulife, SCB – Manulife, VPBank – AIA, MB Bank – MB Ageas Life, Vietinbank – Aviva Việt Nam…

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã cố gắng đáp ứng xu hướng này bằng cách tiếp cận khách hàng thông qua việc mở rộng bancassurance. Thống kê mới đây cho thấy, tỷ trọng đóng góp của kênh bancassurance vào tổng phí bảo hiểm nhân thọ liên tục mở rộng từ 5,9% năm 2016 lên 12% vào năm 2018 và 15,8% trong 9 tháng đầu năm 2019. Trong khi đó, kênh này cũng chiếm 29% tổng phí bảo hiểm nhân thọ năm đầu tiên trong 9 tháng năm 2019.

Nhóm phân tích dữ liệu của FiinGroup cho rằng mức tăng trưởng mà các ngân hàng đạt được nhờ sự cải thiện lợi nhuận không chỉ từ hoạt động tín dụng, đầu tư và kinh doanh chứng khoán nợ, bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và đặc biệt là thu nhập dịch vụ thanh toán được cải thiện.

FiinGroup hiện cho những con số và dự báo lạc quan hơn. Trên đà tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 14,9% năm 2020, FiinGroup dự báo ngành ngân hàng sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở mức 18,2% trong năm 2021. 

Triển vọng tích cực này được dự báo đến từ cả hoạt động tín dụng cũng như tiếp tục câu chuyện về doanh thu dịch vụ trong đó đặc biệt là bán thu nhập bán chéo bảo hiểm (bancasurance) của nhiều ngân hàng.

Việc phân phối sản phẩm bảo hiểm sẽ giúp củng cố lòng trung thành và tăng sự gắn bó của ngân hàng và khách hàng vì các sản phẩm bảo hiểm có kỳ hạn dài hơn các mức gửi tiết kiệm hay các khoản vay ở tại ngân hàng; giúp ngân hàng trở thành một “siêu thị tài chính một cửa” cung cấp các dịch vụ trọn gói, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm nguồn thu từ hoa hồng cho ngân hàng và nhân viên ngân hàng.

Vẫn tiếp tục lấy khách hàng làm trung tâm cho chiến lược phát triển trong thời gian tới, SCB đặt mục tiêu dài hạn về việc xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vận hành tổ chức, theo định hướng Ngân hàng bán lẻ, đa năng và hiện đại - trong đó, khách hàng luôn được đặt ở vị trí trung tâm.

SCB xác định, bên cạnh việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu, việc thúc đẩy phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại là xu thế tất yếu.

SCB đã và đang xây dựng một hệ sinh thái chất lượng dịch vụ khách hàng xuất sắc, lấy quản trị trải nghiệm khách hàng làm nền tảng, hiểu rõ từng điểm “chạm” của khách hàng, từ đó cung cấp dịch vụ và sản phẩm tốt nhất để nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm dịch vụ tại ngân hàng.

SCB cũng tập trung khai thác khách hàng có chiều sâu, bao gồm: Mô hình kinh doanh rõ ràng cho các phân khúc khách hàng; tăng cường bán thêm, bán chéo; chăm sóc khách hàng theo từng phân khúc cụ thể.

Ðồng thời, chuyển trạng thái vận hành theo chức năng của các bộ phận, từ quy trình nhiều thủ tục, giấy tờ, sang hướng tinh gọn các hoạt động của hệ thống vận hành và hướng đến trải nghiệm của khách hàng.

Năm ngoái (2020), SCB đã ký hợp tác “Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2030” với McKinsey Company Vietnam, đây là bước đi chiến lược quan trọng, giúp Ngân hàng tìm kiếm những giải pháp đột phá để tối ưu hóa nguồn lực, phát huy những lợi thế cạnh tranh và tận dụng tốt cơ hội thị trường.

Đầu năm 2021, SCB chính thức hợp tác với Công ty Digital Wallet Corporation - một trong các công ty hoạt động kiều hối mạnh nhất tại Nhật Bản. Với thế mạnh về công nghệ, Công ty Digital Wallet đã phát triển các dịch vụ chuyển tiền dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong đó nổi tiếng với “Smiles” - ứng dụng chuyển tiền di động cho phép chuyển tiền từ Nhật đến hơn 147 quốc gia, trong đó có Việt Nam với hơn 287 ngàn điểm giao dịch trên toàn cầu.

SCB cũng ký kết hợp tác chiến lược với đại diện Ngân hàng Kiraboshi tại Việt Nam - Kiraboshi Business Consulting Vietnam. Việc hợp tác toàn diện của hai bên sẽ phát triển thành một liên minh hợp tác lớn mạnh trong tương lai, hỗ trợ đa dạng các doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam.

Hai bên cho biết sẽ không ngừng mở rộng phạm vi hợp tác, từ phục vụ khách hàng tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam sang phục vụ các khách hàng doanh nghiệp của các quốc gia khác. Đồng thời sẽ cùng phối hợp xây dựng các giải pháp tài chính toàn diện và phù hợp cho từng khách hàng, cũng như cho từng hệ sinh thái khách hàng của cả hai.

Phúc Khôi
Thế Công
07/09/2021 06:00
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top