Aa

SSI: Chi phí lập dự phòng trái phiếu đặc biệt “cản” lợi nhuận của VietinBank

Thứ Năm, 06/07/2017 - 15:00

Ước tính chi phí dự phòng CTG cho trái phiếu đặc biệt của Công ty quản lý tài sản VAMC sẽ tăng 900 tỷ đồng. Đây là một con số rất nhỏ so với khoảng 6.500 tỷ đồng giá trị trái phiếu ròng của VAMC nếu CTG hoàn thành trích lập dự phòng cho VAMC vào năm 2017.

Chi phí trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC tăng, cản trở tăng trưởng lợi nhuận

Trong quý I/2017, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (mã CTG) đạt 6.166 tỷ đồng thu nhập lãi thuần (tăng 14,65% cùng kỳ) và 2.544 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 5,8% cùng kỳ và hoàn thành 28,9% kế hoạch năm). Tăng trưởng thu nhập chủ yếu nhờ tăng trưởng tín dụng. Tiền gửi của khách hàng chỉ tăng 1,82%, thấp hơn mức trung bình của ngành 3,52%. Theo đó, hệ số tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (LDR)  tăng lên mức 101,09% so với con số 97,6% trong quý IV/2016.

Trong khi đó, hệ số NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) tăng từ mức 2,37% trong quý IV/2016 lên 2,67% và hệ số CIR (tỷ lệ chi phí trên thu nhập) gần như không thay đổi, đạt 40,32%, khoản trích lập dự phòng cho nợ xấu tăng 43,27% trên năm, lên mức 2.065 tỷ đồng.

Trích lập dự phòng cho nợ xấu tăng đáng kể do chi phí dự phòng tăng lên 1.115 tỷ đồng, tăng 13,7% theo năm. Nợ nhóm 2 tăng 64,7% theo năm và tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,02% lên 1,13% cho thấy trích lập dự phòng tăng.

CTG xóa 560 tỷ đồng nợ xấu trong quý I/2017 cùng với tỷ lệ nợ xấu gia tăng làm giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng xuống 93,7% so với mức 101,8% của quý IV/2016.

Dựa vào kết quả trên, Công ty Chứng khoán Sài Gòn ước tính chi phí dự phòng cho trái phiếu đặc biệt của Công ty quản lý tài sản VAMC sẽ tăng 900 tỷ đồng. Đây là một con số rất nhỏ so với khoảng 6.500 tỷ đồng giá trị trái phiếu ròng của VAMC nếu CTG hoàn thành trích lập dự phòng cho VAMC vào năm 2017.

Tăng cường tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) là ưu tiên hàng đầu

Do hiện tại việc tăng vốn cấp 1 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, CTG sẽ cơ cấu lại danh mục cho vay đối với tài sản kém rủi ro hơn và tăng vốn cấp 2 thông qua việc phát hành trái phiếu thứ cấp.

Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay các ngành như điện, ga, viễn thông, dệt may, bia, nước giải khát. Trong khi ngân hàng giảm cho vay ở các ngành nhạy cảm hơn như xây dựng BOT, BT, BTO; vận tải biển, gạo và nuôi trồng thủy sản. Điều này cho thấy CTG sẽ giảm bớt cho vay các ngành rủi ro để tăng cường hệ số CAR.

Hơn nữa, trong trường hợp PG Bank hợp nhất với CTG, CTG sẽ có thêm 3.000 tỷ đồng vốn cấp 1 để cân bằng hệ số CAR. Tuy nhiên, SSI cho rằng, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu để sáp nhập hai ngân hàng có thể sẽ bị trì hoãn.

Nếu áp dụng tỷ lệ hoán đổi 1:0,9 trong thời điểm hiện tại, cổ đông của CTG chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng vì CTG có thể sẽ phải trả một mức giá cao cho cổ phiếu PGBank (giá thị trường CTG là 19.550 đồng trong khi giá trị sổ sách của PGBank là 11.650 đồng)

Ghi nhận toàn bộ chi phí trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC là bước tiến dài

Ban lãnh đạo đang cố gắng thực hiện trích lập hết dự phòng cho trái phiếu VAMC trong năm 2017. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với ngân hàng theo quan điểm của SSI, do giá trị ròng lũy kế của lượng trái phiếu VAMC là 6.541 tỷ đồng.

Trong khi tổng trích lập dự phòng nợ xấu trong năm 2016 khoảng 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng kế hoạch này khả thi nếu: NIM phải đạt ít nhất 2,7%, hệ số CIR phải giảm, số nợ xấu được xóa không thể quá cao; trong khoảng 1.000 tỷ đồng. Số lượng trái phiếu VAMC được thu hồi sớm sẽ làm giảm tổng số giá trị trái phiếu.

Lo ngại thiếu vốn cho năm 2018

Theo đó, SSI dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2017 và 2018 của CTG sẽ đạt tương ứng 8.726 tỷ đồng (+1,8% theo năm) và 9.089 tỷ đồng (+ 4,2% theo năm) dựa trên các giả định sau:

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng đạt 16%, tương đương mức trần 16% của NHNN nhờ tăng trưởng cho vay cá nhân đạt 27%, tăng trưởng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 19%, tăng trưởng cho vay doanh nghiệp FDI 24% trong FDI, và tăng trưởng cho vay các doanh nghiệp nhà nước -5% vào năm 2017.

Tăng trưởng tín dụng giảm xuống còn 13% vào năm 2018 do lo ngại về vấn đề thiếu vốn hiện tại của ngân hàng. Về tiền gửi, dự báo tăng trưởng tiền gửi sẽ đạt 16% trong năm 2017 và 15,6% vào năm 2018, do sự gia tăng khoảng 12,8% tiền gửi không kỳ hạn và khoảng 16,5% tiền gửi có kỳ hạn.
Hệ số LDR thuần gần mức 97,5% của năm 2016, đạt 97,4% trong năm 2017 và 95,2% trong năm 2018. Hệ số NIM ổn định ở mức 2,74% trong năm 2017.

Thứ hai là Trích lập hết dự phòng cho trái phiếu VAMC còn lại 6.541 tỷ trong năm 2017 sẽ là thách thức trong năm 2017. Dự báo khoảng trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC sẽ tăng mạnh lên 3.500 tỷ vào năm 2017 (gấp 1,7 lần so với mức bình thường khoảng 2.000 tỷ đồng trong năm 2016) và 3.000 tỷ đồng vào năm 2018. Với những giả định này, chi phí dự phòng có thể đạt 7.864 tỷ đồng (+ 56,6% theo năm) năm 2017 và 9.759 tỷ đồng (+ 24,1% theo năm) năm 2018.

Thứ nữa là nếu hệ số CIR giảm xuống còn 47% trong khi tỷ lệ nợ xấu là 1,1% vào năm 2017 và 1,4% vào năm 2018.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top