Aa

Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn thứ 6 thế giới

Thứ Năm, 08/06/2017 - 05:05

Báo cáo Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) vừa được bố bởi Công ty tư vấn A.T Kearney (Mỹ) cho hay: Việt Nam đã tăng 5 bậc và xếp vị trí thứ 6 trong 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

Năm nay Việt Nam đứng sau các thị trường lớn gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE).

Đây là sự trở lại vị trí cao nhất của Việt Nam mà trước đây đã từng đạt được. Chỉ số GRDI giúp các tập đoàn bán lẻ ưu tiên các chiến lược phát triển toàn cầu bằng việc đánh giá các thị trường mới trỗi dậy dựa trên 25 tiêu chí.

Trong đó có các nguy cơ kinh tế, chính trị, độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ, mức bão hòa của thị trường bán lẻ và sự khác nhau giữa tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) và tăng trưởng bán lẻ.

Vào năm 2008, Việt Nam dành vị trí thứ nhất thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Năm 2009, Việt Nam đứng vị trí thứ 6, năm 2010 đứng vị trí thứ 14 và năm 2011 giữ vị trí thứ 23. Nhưng năm 2012, Việt Nam đã rời khỏi danh sách 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

Việt Nam xếp thứ 6 trong 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới

Việt Nam xếp thứ 6 trong 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

Theo đánh giá của A.T Kearney, sự tăng bậc về chỉ số này là một phần là do các luật đầu tư của Việt Nam đã “cởi mở” hơn, góp phần thúc đẩy sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà bán lẻ nước ngoài.

Cụ thể, năm 2015, Chính phủ đã cho phép doanh nghiệp bán lẻ thành lập vốn 100% nước ngoài nên đây là một chính sách thuận lợi tiếp tục thu hút họ. Điều này được chứng minh bằng việc tăng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam năm 2016 tăng 12,5%.

Ngoài ra, một hiệp định thương mại tự do gần đây được ký kết với Liên minh châu Âu cũng dự kiến sẽ đẩy mạnh hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp vào Việt Nam.

Cùng với đó, là các chính sách ưu đãi của chính phủ, dân số trẻ ngày càng tăng, trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 6,6% trong năm 2017, đây là lí do khiến các nhà bán lẻ nước ngoài tiếp tục đầu tư.

Báo cáo của A.T Kearney cũng cho biết hiện nay cửa hàng tiện lợi và mini-marts là phân khúc phát triển nhanh nhất. Circle K và FamilyMart đã xâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2009 và đang mở rộng mạnh mẽ. FamilyMart dự kiến có hơn 800 cửa hàng vào năm 2020.

7-Eleven dự định mở cửa hàng tại Việt Nam đầu tiên vào năm 2018 và ấp ủ kế hoạch mở 1.000 cửa hàng trong 10 năm tới.

Với chiến lược đầu tư tại Việt Nam, từ nay đến 2020, Lotte Mart dự kiến sẽ vận hành 60 siêu thị trên khắp cả nước. Tập đoàn Emart, nhà bán lẻ hàng đầu của Hàn Quốc đã đã đưa vào hoạt động một trung tâm mua sắm trị giá 60 triệu USD tại TPHCM…

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top