Sự linh thiêng đã là phần hồn của nguồn thủy mạch nơi vùng đất thiêng Thất Sơn trong văn hóa chia ngọt sẻ bùi của người dân vùng Bảy Núi, đã thôi thúc “Người đi tìm hình cho nước” lặn lội tìm, nghiên cứu, khai thác và thành công mang sản phẩm nước uống thiên nhiên An Hảo đến với cuộc đời.
Đêm thấy dòng nước ấy đầu tiên, ai nỡ ngủ
Nước réo rắt dưới chân người, nào đâu phải xa xôi.
Trời viễn biên luôn xanh màu xứ sở
Thấy nước rồi, càng hiểu nước thương yêu.
Câu chuyện “người đi tìm hình cho nước”
Đời sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng biên thùy đất Tây Nam là bức tranh đặc hữu về hình dáng của người nông dân, gánh trên vai thúng nước to được lấy từ những con suối nhỏ ở lưng chừng dốc núi hay giếng nước khoan nơi khô cằn sức sống, mang đi tưới khắp cả vùng đất nông nghiệp năng suất thấp quanh năm. Có lẽ chính nét tảo tần trong văn hóa sinh hoạt truyền thống ấy đã làm lay động lòng thiên, ban cho nơi đây nguồn nước ngầm dồi dào, âm thầm chảy xuyên suốt bề dày lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc.
Ở vùng đất bốn bề là cỏ cây, sườn núi trùng trùng điệp điệp gắn liền với những sự tích, những câu chuyện huyễn hoặc đậm màu sắc thần thoại, thì việc lấy nước bằng những cách lâu đời như gánh nước suối hay khoan, đào giếng lại đặc biệt trở nên khó khăn. Cũng từ đó mà tục thờ thần linh như “bà Thủy” hay “Thủy phủ” nhằm phù hộ cho người dân có thể dễ dàng lấy nước sinh hoạt đã ngầm thấm sâu vào tín ngưỡng của đồng bào.
Lại kể, vào quá trình thi công Nhà máy Điện mặt trời Sao Mai giai đoạn I, những công nhân làm việc tại công trình gặp cơ duyên khi tình cờ khoan phải mạch nước ngầm ngay dưới chân núi, sau đó nhanh chóng giải quyết được vấn đề khó khăn về nguồn nước cho công trình.
Sau lần hạnh ngộ ấy, nơi này lại tiếp tục được cặp rắn thần hữu duyên ghé thăm vào tháng 5/2019, tạo nên làn sóng bàn luận đầy màu sắc huyền thoại. Cũng theo tương truyền ở Bảy Núi, chỉ khi nào cơ duyên đến với người hữu duyên, thì Thần Xà mới xuất hiện và đem đến những điều tốt lành cho ai may mắn được kỳ ngộ.
Những tưởng câu chuyện chỉ mang tính huyễn hoặc, thì ta lại phải trầm trồ nhìn vào những tín hiệu tích cực mà Nhà máy Điện mặt trời Sao Mai, kể từ lúc giai đoạn I đóng điện COD vào ngày 30/6/2019, đóng góp cho xã hội cho đến nay. Theo báo cáo từ Ban quản lý công trình, tính trung bình mỗi năm, Nhà máy đóng thuế vào ngân sách địa phương trên 130 tỷ đồng, góp vào lưới điện quốc gia trên 420 triệu kWh/năm, đảm bảo nguồn điện cho cả khu vực và giảm thiểu nguy cơ an ninh năng lượng của Việt Nam.
Nhận thấy được những dấu hiệu tích cực từ ý nghĩa “thiên thời, địa lợi” mà dòng thủy mạch sơn lâm này mang đến, ông Lê Văn Khanh - Chủ tịch Hội đồng Phát triển Du lịch Tập đoàn Sao Mai, chủ đầu tư của Nhà máy nước uống thiên nhiên An Hảo đã quyết tâm đưa nguồn nước thiêng đến với mọi người, để dòng chảy thiêng liêng ấy lan tỏa đến từng nhịp đập của hàng triệu triệu trái tim trên dải đất hình rồng.
Khai thông “dòng chảy thiêng” đến muôn nơi
Những câu chuyện truyền thuyết mang đầy màu sắc kỳ tích đều góp vào đó là những yếu tố kỳ ngộ thần bí. Chẳng phải là cơ duyên khi thần Kim Quy đột nhiên xuất hiện, nguyện giúp sức diệt trừ yêu quái và tặng An Dương Vương móng vuốt làm nỏ thần bắn trăm phát trăm trúng, mà thành Cổ Loa mới có thể hiên ngang sừng sững ở bờ cõi Bắc Âu Lạc. Hay Lê Lợi có được kỳ tích tìm thấy chuôi và lưỡi kiếm Thuận Thiên của Long Vương nơi hồ Tả Vọng (Hồ Hoàn Kiếm), tạc thành thanh gươm thần theo vua Lê tung hoành bốn bể, đẩy lùi giặc Minh, thống nhất giang sơn.
Sự tích dân gian trong nền văn hóa Việt Nam đều dựa trên lịch sử có thật, nhuốm vào đó là những ý chí quật cường, tinh thần kiên định và lòng yêu nước, tự tôn dân tộc ở thế hệ “con rồng cháu tiên”. Đó cũng là những nhiệm vụ cao cả mà người hữu duyên - “kẻ được chọn” phải gánh trên vai mà thiên địa giao phó. Bằng việc khai thông dòng chảy của thủy mạch sơn lâm vùng Thất Sơn đến muôn nơi, người đi tìm hình của nước đang dần hoàn thành sứ mệnh của chính mình.
Lựa chọn đặt dây chuyền sản xuất nước uống thiên nhiên đóng chai theo công nghệ lọc Cartridge của hãng GE Power & Water ngay tại vị trí long mạch, nơi có thắng cảnh sơn thủy hữu tình và lòng người sắc son, ông Khanh cho biết: “Vị trí nhà máy sản xuất nước uống phải đặt tại nơi mà dòng nước ngầm êm đềm chảy, nơi phải ngưng tụ và kết tinh khoáng chất để khi khai thác có thể lưu giữ được tối đa những vi chất có lợi trong nước. Nơi đây cũng là nơi hội tụ được những tinh khí của đất trời mà hiếm ở khu vực nào dưới chân núi có được”.
Việt Nam đi đến đâu cũng có nước. Thế nhưng nước uống thiên nhiên bao chứa các chất khoáng vi lượng mang âm hưởng của vùng Bảy Núi vô cùng huyền bí thì chỉ có ở nơi đã sản sinh ra nó mà thôi. Há chăng điều đó cũng là cơ duyên cũng do “định mệnh” sắp đặt cho nhà đầu tư gặp gỡ để khai lệnh “Vừng ơi mở cửa ra”.