Phương án tổ chức không gian đi bộ trên các tuyến đường cụ thể là: Phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ (1/2 đường Lê Thái Tổ phía bên hồ Hoàn Kiếm, đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Lê Lai (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), Lê Thạch, Phố Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), Phố Đinh Lễ, Phố Nguyễn Xí, Phố Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Hàng Bài) );
Phố Lò Sũ (Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Hữu Huân), Phố Hàng Dầu (Đinh Tiên Hoàng đến Cầu gỗ), phố Hồ Hoàn Kiếm, Lương Văn Can (đoạn từ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), Phố Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Hàng Khay), Bảo Khánh (đoạn từ Ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ).
Không gian tổ chức các hoạt động chính là khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, khu vực vườn hoa đền Bà Kiệu, khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khu vực số 16 Lê Thái Tổ, khu vực tượng đài Vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc và các không gian xung quanh hồ Hoàn Kiêm đủ điều kiện để tổ chức.
Thành phố sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao tổ chức tại khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ; biểu diễn nghệ thuật truyền thống (ca trù, hát chèo...), nhạc cụ dân tộc và hòa nhạc, triển lãm tranh tại khu vực Nhà Bát Giác, khu vực Đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu; biểu diễn nghệ thuật ánh sáng tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; tổ chức chỉnh trang, sắp xếp các sạp hàng, các quầy sách của các hộ kinh doanh sách tại khu vực phố Nguyễn Xí, Đinh Lễ...
Kinh phí thực hiện kế hoạch sẽ lấy từ ngân sách thành phố Hà Nội và nguồn tài trợ, đóng góp của doanh nghiệp, tô chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
Theo Sở Giao thông vận tải thành phố, lực lượng chức năng sẽ bố trí các chốt trực, cấm phương tiện, phân luồng giao thông. Vòng 1 gồm 17 chốt với biển báo “đường cấm”, vòng 2 gồm 13 chốt kết hợp bố trí biển chỉ dẫn.
Các chốt phân luồng từ xa gồm 23 chốt chống ùn tắc tại các nút giao thông trên các các tuyến đường, điều chỉnh lộ trình của của một số tuyến xe buýt và các phương tiện khác.
Thành phố Hà Nội cũng sẽ bố trí các điểm trông giữ phương tiện phục vụ du khách và nhân dân đến đi bộ. Cụ thể, có tổng số 78 điểm đỗ để trông giữ ô tô, xe đạp, xe máy với diện tích trên 17.000m2 sức chứa 87 xe du lịch, xe chở khách; 600 xe ô tô con và hơn 2.700 xe đạp, xe máy.
Điểm gửi ôtô vào không gian đi bộ hồ Gươm Xe ô tô con có 18 điểm trông giữ, hiện nay đã được cấp phép 15 điểm, trong đó Sở GTVT đang cấp cho Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội 14 điểm gồm: Lý Thái Tổ (đoạn từ Lò Sũ đến Lê Lai); Ngô Quyền (từ số 16 đến 22 và từ Lê Lai đến Lê Thạch); Lý Thường Kiệt, Trần Hung Đạo, Hai Bà Trưng (trước số 34-38), Quang Trung (từ Hai Bà Trung đến Tràng Thi), Lê Phụng Hiểu (vườn hoa Diên Hồng), Cổ Tân (vườn hoa Cổ Tân), Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật (bãi đỗ xe cao tầng), Phùng Hưng (vỉa hè và lòng đường), Bát Đàn, Nhà Thờ, Hàng Trống và 1 điểm do UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép trên hè tại số 5 Quang Trung. Các điểm đề xuất cấp bổ sung 3 điểm gồm: Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Ngô Quyền – Tông Đản), Bà Triệu (đoạn từ Tràng Thi đến Trần Hưng Đạo), Tông Đản (đoạn từ Lý Đạo Thành đến Tràng Tiền). Điểm trông giữ xe đạp, xe máy 57 điểm, hiện nay UBND quận Hoàn Kiếm đang cấp phép trên vỉa hè gồm 33 điểm gồm: Hai Bà Trưng 15 điểm; Lý Thái Tổ 5 điểm, Ngô Quyền 8 điểm, Quang Trung 4 điểm, Lê Phụng Hiểu 1 điểm. Thời gian tới sẽ bổ sung cấp mới 24 điểm gồm: Ngô Quyền 4 điểm, Lý Thái Tổ 4 điểm, Hai Bà Trưng 10 điểm, Bà Triệu 1 điểm, Quang Trung 1 điểm, Hàng Bài 2 điểm, Hàng Gai 2 điểm. |