Trí thức và doanh nhân-  Tương đồng và tương hỗ

Trí thức và doanh nhân- Tương đồng và tương hỗ

Thứ Tư, 13/10/2021 - 13:30

Đáng tiếc là trong quá trình vận động cách mạng, do hạn chế của lịch sử nên đã có lúc vai trò của trí thứcdoanh nhân chưa được đánh giá đầy đủ và đúng đắn, thậm chí là sai lầm; trí thứcdoanh nhân bị coi là những đối tượng cần phải được thanh trừ, cải tạo, cảm hoá… Rất may đó chỉ là chuyện nhất thời ấu trĩ.

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư (4.0). Những thuật ngữ, khái niệm thời thượng như: Kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, phát triển bền vững… đều chứa đựng trong đó 2 nhân tố chủ thể là trí thứcdoanh nhân. Đây là hai “lực lượng” khác nhau, hai “ngành nghề” thậm chí trái ngược nhau, nhưng lại có những nét tương đồng rất lớn, thuộc về những giá trị phổ quát.

Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, trí thứcdoanh nhân Việt Nam được Đảng, Nhà nước và xã hội hết sức coi trọng và đề cao. Theo tôi, đó là nét tương đồng nổi bật. Và thực tiễn cũng cho thấy trí thứcdoanh nhân Việt Nam có những tác động tương hỗ hết sức hữu cơ để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Thật vậy, cũng từ xa xưa, Sĩ - Nông - Công - Thương đã được coi là tứ trụ căn bản của xã hội. Trong đó, là tầng lớp kẻ sĩ trí thức và “thương” tức là tầng lớp sản xuất kinh doanh. Hai tầng lớp này đều là những người lao động gián tiếp bằng trí óc; khác với hai tầng lớp còn lại là những người lao động trực tiếp bằng cơ bắp. Ngày nay, đội ngũ doanh nhân Việt Nam được coi là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận xây dựng và phát triển kinh tế.

Đảng và Nhà nước ta đã chọn ngày 13/10 hằng năm là Ngày doanh nhân Việt Nam, thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với lực lượng doanh nhân trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đồng thời, Đảng ta đã có Nghị quyết chuyên đề về Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thể hiện sự đánh giá cao của Đảng về vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới của cách mạng.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng nhấn mạnh chủ trương xây dựng một nền kinh tế tri thức, coi tri thức là một lực lượng sản xuất đặc biệt để phát triển kinh tế. Rõ ràng, đội ngũ trí thứcdoanh nhân luôn luôn đồng hành cùng dân tộc, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp vệ quốc và kiến quốc. Thời đại mới đang mở ra những cơ hội to lớn và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thứcdoanh nhân Việt Nam phát huy trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết của mình để phục vụ dân tộc, phụng sự nhân dân.

Nét tương đồng thứ hai, theo tôi đó là bản chất văn hóa của hai danh từ Trí thứcDoanh nhân. Ngày nay ai cũng phải thừa nhận: Kinh doanh phải có văn hóa thì doanh nghiệp mới phát triển bền vững. Nói cách khác: Văn hóa là cái gốc của hoạt động kinh doanh, cũng tức là yếu tố thành bại của mỗi doanh nghiệp và mỗi doanh nhân. Trong một xã hội phát triển văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân, thì khái niệm doanh nhân không chỉ là một danh từ để chỉ những người làm nghề kinh doanh, mà là tên gọi của một nhân vật tích cực, khả kính; một tính từ để chỉ một phẩm giá, một nhân cách, một giá trị văn hóa. “Nhà buôn” khác “con buôn” ở chỗ: Trong tài sản hữu hình và vô hình của “nhà buôn”, có giá trị văn hóa của nhà trí thức!

Có rất nhiều định nghĩa về “trí thức”, nhưng tôi thích nhất định nghĩa của một học giả Pháp, cho rằng: Một người sáng chế ra những quả bom và tên lửa có sức công phá phi thường, thì đó chỉ là một nhà khoa học. Nhưng nếu nhà khoa học đó ý thức được sự nguy hiểm khôn lường của thứ vũ khí giết người hàng loạt ấy, đã lên tiếng đòi giải trừ vũ khí hạt nhân, chống chạy đua vũ trang, tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình… thì đó là nhà trí thức. Như vậy, trí thức không chỉ là người có khối lượng kiến thức uyên bác, mà phải là người có thái độ mang tính văn hóa và trách nhiệm xã hội cao trong khi sử dụng những kiến thức uyên bác của mình. Văn hoá phương Đông gọi những người ấy là kẻ sĩ, là nhân sĩ. Cũng như gọi những doanh nhân có văn hóa kinh doanh là “nhà buôn” chứ không phải là “con buôn”.

Nét tương đồng thứ ba của doanh nhântrí thức Việt Nam là tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc. Tinh thần ấy thuộc về truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Trí thứcdoanh nhân Việt Nam là những người lao động trí óc, có tri thức, có văn hóa nên tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc của họ được nhân lên một tầng nấc cao bởi ý thức tự giác, mang dấu ấn lịch sử và thời đại. Thế hệ doanh nhântrí thức Việt Nam ra đời từ những thập niên đầu thế kỷ 20 đều chung một số phận làm dân mất nước, chung một kẻ thù thực dân xâm lược và chế độ phong kiến hủ bại.

Chính vì vậy, trong các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỷ XX và đặc biệt từ khi có Đảng lãnh đạo, tầng lớp doanh nhântrí thức Việt Nam luôn luôn sát cánh cùng các tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Chẳng hạn: Phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX là một cuộc vận động xã hội rộng lớn ở nước ta, do các nhà tư tưởng và doanh nhân đề xướng, với hai mục tiêu lớn là canh tân đất nước và giành độc lập dân tộc; với khẩu hiệu là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Để thực hiện tôn chỉ trên đây, các nhà Duy tân chủ trương lấy kinh doanh thực nghiệp là hoạt động cơ bản của phong trào.

Theo đó, những doanh nghiệp đầu tiên của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam đã được thành lập trong cả nước, gắn liền với nhiều tên tuổi thuộc thế hệ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam, mà triết lý kinh doanh cũng như thành quả của họ còn để lại tiếng thơm muôn đời, như các doanh nhân: Phan Đức Duyện, Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Quý Anh v.v…

Trong số những doanh nhân nổi tiếng trên đây, nhiều người là những trí thức khả kính. Họ cùng với đội ngũ trí thức thời ấy bao gồm những nhà nho tiến bộ và những trí thức “Tây học”- luôn luôn thường trực ý thức giải phóng dân tộc, xây dựng nền độc lập tự chủ. Chính vì vậy mà trong phong trào vận động cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sau này là cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đại đa số trí thức hồi đó đều đi theo cách mạng, theo Đảng và Bác Hồ. Không chỉ trí thức trong nước mà nhiều trí thức Việt kiều danh tiếng ở nước ngoài cũng từ bỏ phồn hoa để trở về tham gia kháng chiến.

Tất nhiên ở nước ta cũng có chuyện năm 1954, một bộ phận khá đông trí thứcdoanh nhân đã xuống tàu vào Nam. Nhưng đó là một câu chuyện khác của lịch sử. Ở đây xin được bàn về một nét tương đồng nữa của doanh nhântrí thức Việt Nam đương đại. Như trên vừa đề cập: Doanh nhântrí thức Việt Nam tương đồng về tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc vì họ có chung số phận, có chung kẻ thù. Đây là điểm mạnh nhưng cũng là nguồn gốc sâu xa của những hạn chế về tầm vóc và tư cách của trí thứcdoanh nhân Việt Nam mà càng về sau này càng bộc lộ rõ.

Xuất thân từ một dân tộc nhỏ bé, nô lệ, được đào tạo để trở thành những doanh nhântrí thức của một nước thuộc địa phục vụ cho chính sách thực dân, bởi vậy yếu ớt, nhỏ bé, cầu an… là những hạn chế thâm căn của trí thứcdoanh nhân Việt Nam. Những hạn chế ấy, lại cộng hưởng bởi những quan niệm, ứng xử, sử dụng… chưa đúng đắn trong những thời gian trước đây, đã dẫn đến việc tự mình làm nhỏ bé mình của một bộ phận không nhỏ trí thứcdoanh nhân ở nước ta. Không ít doanh nhân làm ăn chỉ dựa trên những kẻ hở của pháp luật, thậm chí là cố tình vi phạm pháp luật chỉ vì những lợi nhuận kếch sù. Một số khác thì sản xuất, kinh doanh bằng những mánh lới đầu cơ, chụp giật, gian trá… góp phần vẽ nên một hình ảnh thiếu thiện cảm về những “ông chủ”. Còn với một bộ phận trí thức, không ít người bị công chức hóa sâu sắc, thậm chí có người phấn đấu học hàm học vị chỉ để tiến thân làm quan chức; hoặc là xum xoe tâng bốc xu nịnh với những thông tin giả quanh các quan chức làm ô nhiễm môi trường trí thức chân chính.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức và doanh nhân ngang tầm thời đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, theo tôi trước hết phải khắc phục bằng được tình trạng trên đây, nhất là tình trạng công chức hóa trí thức hiện nay, khôi phục và phát huy phẩm chất kẻ sĩ của người trí thức Việt Nam trong thời kỳ mới, đặt người trí thức đúng với vị trí của họ trong xã hội, tạo điều kiện đầy đủ cho họ thực hiện tốt thiên chức của mình trong sự phát triển của xã hội.

Đồng thời, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và chính đốn Đảng, ngăn chặn “lợi ích nhóm” và mầm mống chủ nghĩa tư bản thân hữu. Đây là công việc của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Theo tôi, với những nét tương đồng như vừa trình bày trên đây, thì đội ngũ trí thứcdoanh nhân nước nhà có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau để cùng phát triển và đồng hành cùng đất nước.

Khái niệm “Kinh tế tri thức” chính là một cách hiểu khác về một nền kinh tế thị trường mà trong đó vai trò của đội ngũ trí thức - trước hết là trí thức công nghệ và văn hóa - đóng vai trò quyết định. Theo đó, để có thể đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, ngoài những hiểu biết về nghiệp vụ quản lý sản xuất và kinh doanh, các doanh nhân cũng rất cần phải có hiểu biết về văn hóa kinh doanh.

Xã hội văn minh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có văn hóa doanh nghiệp và mỗi doanh nhân phải có văn hóa doanh nhân. Không ai hiệu quả hơn đội ngũ trí thức khi hỗ trợ cho các doanh nhân trang bị cho mình những phẩm chất cần thiết ấy. Và ngược lại, cùng với những chính sách đãi ngộ của Nhà nước, thì sự hỗ trợ trực tiếp của các doanh nghiệp và doanh nhân cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân tài ở từng lĩnh vực, từng đơn vị và địa phương là hết sức thiết thực và hiệu quả.

Cao hơn nữa, các doanh nhân phải tham gia vào chiến lược đào tạo, sử dụng và trọng dụng nhân tài; mỗi doanh nghiệp phải là một địa chỉ “đầu ra” cho nguồn nhân lực và sản phẩm công nghệ của các trường Đại học và Viện nghiên cứu.

Và khi xã hội đã đạt được một cơ chế tương hỗ biện chứng như trên, thì nền “kinh tế tri thức” không còn là một khái niệm xa vời và khát vọng trí thức hóa Đảng, trí thức hóa đội ngũ cán bộ công quyền, trí thức hoá tầng lớp doanh nhân Việt Nam… hoàn toàn có cơ sở lý luận và thực tiễn để trở thành hiện thực./.

Nhà thơ Mai Nam Thắng
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top