Aa

Tuyệt vời như Công trình Xanh "đồng hành" với thông minh

Hồng Vũ
Hồng Vũ pvhongvu@gmail.com
Thứ Ba, 27/06/2017 - 20:25

Vài năm trở lại đây, Công trình Xanh là một khái niệm ngày càng trở nên quen thuộc trong giới xây dựng. Cùng với sự phát triển không ngừng và ngày càng đa dạng của công nghệ số, việc sử dụng một hệ thống quản lý và vận hành bằng công nghệ thông minh là yếu tố cần thiết và tăng sức quyến rũ của một Công trình Xanh.

Quản lý thông minh nhằm tiết kiệm năng lượng

Một tòa nhà hiện nay tiêu tốn tới hơn 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các công trình xây mới là một đòi hỏi cấp thiết. Như vậy, giải pháp tổng thể về cho một Công trình Xanh hiện nay là kết hợp đồng bộ giữa “xanh” và “thông minh”.

Chia sẻ với Reatimes, ông Trịnh Thanh Hà, Kỹ sư điện, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Công nghệ Dương Quang cho rằng để đạt tiêu chí của một Công trình Xanh, cần sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, thiết kế của công trình cần hướng tới tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời và các luồng gió tự nhiên. Trong mỗi tòa nhà khác nhau như tòa nhà thương mại, văn phòng cho thuê, căn hộ chung cư… đều phải có các hệ thống cơ điện được vận hành đồng bộ, mượt mà và tối ưu. Bên cạnh đó, một tòa nhà cần vận hành sao cho tiêu thụ ít nhất các năng lượng hóa thạch và giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường bằng cách sử dụng các hệ thống phát điện và nước nóng từ năng lượng mặt trời.

Theo ông Hà, Công trình Xanh sau khi hoàn thành tổng thể về xây dựng thì cần một hệ thống điều khiển thông minh để giúp tiết kiệm năng lượng. Trong đó gồm hệ thống điều khiển chiếu sáng, điều hòa không khí để cấp gió tươi, hệ thống nước nóng trung tâm chạy điện và năng lượng mặt trời, hệ thống phòng cháy chữa cháy, camera an ninh, thang máy chở khách chở hàng,… Các hệ thống nói trên cần được phối hợp mượt mà trong các kịch bản sử dụng khác nhau.

Công trình xanh sau khi hoàn thành tổng thể về xây dựng thì cần một hệ thống điều khiển thông minh để giúp tiết kiệm năng lượng

Công trình Xanh sau khi hoàn thành tổng thể về xây dựng thì cần một hệ thống điều khiển thông minh để giúp tiết kiệm năng lượng

Cụ thể, để tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ ngoài việc sử dụng năng lượng mặt trời hay bóng đèn công nghệ LED thì hệ thống điều khiển thông minh sẽ khống chế bơm nước, chỉ hoạt động ở mức độ tối thiểu. Có nghĩa là cung cấp tối thiểu cho người sử dụng (khoảng 4 giờ) trong giờ cao điểm chứ không để xảy ra tình trạng quá tải điện.

Tương tự, với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, giải pháp kết hợp hệ thống điều hòa không khí và hệ thống thu hồi nhiệt tích hợp lọc không khí sẽ giúp tạo ra không gian sống trong lành.

Ngoài ra, nếu một tòa nhà văn phòng 30 tầng, sử dụng hệ thống thang máy kết hợp với camera, hệ thống thẻ truy cập vào/ra sẽ nhận diện được số người để tự động phân công tháng máy phục vụ cho người có nhu cầu dùng. Kết quả này, giúp tiết kiệm khoảng 70%-80% các thiết bị cần thiết khác cũng như chi phí bảo dưỡng máy móc.

Có một thực tế một công trình có vòng đời khoảng 40 năm, trong khi đó, hầu hết các chủ đầu tư chủ yếu tập trung chi phí và thời gian 3-5 xây dựng tòa nhà mà không biết rằng chi phí chủ yếu của một tòa nhà lại nằm trong thời gian hoạt động. Từ một số ứng dụng điều khiển thông minh trên đã chỉ rõ, giải pháp quản lý năng lượng tốt bằng hệ thống điều khiển thông minh không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 10% chi phí vòng đời sử dụng mà còn góp phần tác động đến môi trường, giảm ô nhiễm cacbon, tiết kiệm đến 30% điện năng tiêu thụ của tòa nhà.

Điểm mặt Công trình Xanh ứng dụng hệ thống điều khiển thông minh nổi bật tại Việt Nam

Ngôi nhà Xanh của Liên Hợp Quốc (GOUNH)

Công trình này đạt Chứng chỉ LOTUS hạng Bạch kim - hạng cao nhất trong hệ thống đánh giá dành cho công trình xây dựng xanh ghi nhận việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua thiết kế sinh thái thông minh và quản lý vận hành xanh của tòa nhà. Bên cạnh đó, ngôi nhà Xanh còn sử dụng hệ thống phần mềm thông minh và tập trung để kiểm soát các thiết bị cơ điện, nhiệt và thiết bị cơ khí. Kết quả là đã giúp giảm 28,8% năng lượng sử dụng; giảm 42% việc sử dụng nước thông qua các thiết bị; 94% cấu trúc hiện có là tái sử dụng; 408 tấm pin mặt trời tạo ra ít nhất 110.000kWh/năm…

Ngôi nhà Xanh của Liên Hợp Quốc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua thiết kế sinh thái thông minh và quản lý vận hành xanh của tòa nhà.

Ngôi nhà Xanh của Liên Hợp Quốc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua thiết kế sinh thái thông minh và quản lý vận hành xanh của tòa nhà.

Tòa nhà Văn phòng FPT (Đà Nẵng)

Đây là công trình có thiết kế xuất sắc với các giải pháp tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là việc sử dụng hệ thống xử lý nước thải và hệ thống thu hồi nước mưa, hệ thống điều hòa và chiếu sáng hiệu suất cao. Tòa nhà dự kiến sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng 20,97%, mức tiêu thụ nước 31,8% và năng lượng dùng để sản xuất vật liệu 20,2%.

Văn phòng FPT (Đà Nẵng) là công trình có thiết kế xuất sắc với các giải pháp tiết kiệm tài nguyên

Văn phòng FPT (Đà Nẵng) là công trình có thiết kế xuất sắc với các giải pháp tiết kiệm tài nguyên

Tòa nhà President Place

Đây là công trình cao ốc văn phòng đầu tiên tại TP.HCM được xây dựng theo mức vàng của tiêu chuẩn LEED và được chứng nhận hạng A về thiết kế thân thiện với môi trường. Công trình đã sử dụng hệ thống Quản Lý Tòa nhà (BMS) giúp giám sát trạng thái hoạt động của toàn bộ các hệ thống bao gồm: hệ thống điều hòa không khí, hệ thống cung cấp nước và ánh sáng; Kính giảm thất thoát năng lượng giúp giảm bức xạ nhiệt và thất thoát năng lượng; Lựa chọn các thiết bị cao cấp nhất để hạn chế chất hóa học và các chất bẩn khác trong tòa nhà;…

Tòa nhà President Place đã sử dụng hệ thống Quản Lý Tòa nhà (BMS) giúp giám sát trạng thái hoạt động của toàn bộ các hệ thống điều hòa không khí, cung cấp nước và ánh sáng

Tòa nhà President Place đã sử dụng hệ thống Quản Lý Tòa nhà (BMS) giúp giám sát trạng thái hoạt động của toàn bộ các hệ thống điều hòa không khí, cung cấp nước và ánh sáng

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top