Nếu sâm-panh và bánh mỳ nướng đã trở nên quá đỗi quen thuộc để chào đón năm mới ở những nước phương Tây thì hãy cùng tìm hiểu xem các nước trên toàn thế giới chuẩn bị gì để đón năm mới 2017.
New York
Những chương trình ca múa nhạc nghệ thuật diễn ra tại quảng trường Thời Đại ở New York thu hút khoảng 1 tỷ khách đến xem mỗi năm. Họ kéo nhau tới xem quả bóng khổng lồ lấp lánh được treo trên một chiếc cột cao. Những âm thanh phát ra từ trái bóng tròn thường được lựa chọn ngẫu nhiên, nhưng khoảnh khắc khi quả bóng rơi xuống chính là thời khắc lịch sử, báo hiệu thời khắc đầu tiên của năm mới. Từ năm 1833, một quả bóng thời gian ở Greenwich, Anh được thiết kế để rơi xuống mỗi buổi chiều, cũng nhờ có vậy mà thuyền trưởng một con thuyền gần đó đã xác định chính xác hướng đi của tàu hằng ngày.
Atlanta, Georgia
Việc thả trái bóng khổng lồ xuống đúng khoành khắc giao thời dường như đã truyền cảm hứng cho rất nhiều quốc gia khác. Nếu các thành phố khác ở Hoa Kỳ thả những chiếc đàn ghi-ta, dưa muối, thậm chí là túi thịt sống thì có một đất nước đáng chú ý hơn cả, đó là Georgia. Họ đã treo một quả đào nặng tới hơn 360kg và thả nó xuống đúng thời khắc chuyển giao năm mới.
Sydney, Úc
Để chào đón năm mới 2017, thành phố cảng Sydney đã chuẩn bị sẵn màn biểu diễn pháo hoa đặc sắc kèm theo những tiết mục âm nhạc vui tươi. Đặc biệt phải kể đến màn trình diễn ánh sáng trên cầu được mong đợi sẽ khiến những người hàng xóm phía bắc phải xấu hổ vì kém cạnh.
Vịnh Marina, Singapore
Những người dân Singapore đã lấp đầy vịnh Marina bằng hàng nghìn quả cầu ước nguyện nổi trên mặc nước. Những quả cầu này mang theo hy vọng của những người dân trong năm 2017.
Madrid, Tây Ban Nha
Bên cạnh những nụ hôn trao nhau vào thời khắc giao thừa, người Tây Ban Nha thường ăn 12 trái nho may mắn để đem lại nhiều thuận lợi trong năm mới. Ngoài ra, ở Nochevieja, họ rung 12 quả chuông, mỗi tháng một lần, mỗi lần một quả. Đối với người Tây Ban Nha, số 12 tượng trưng cho những may mắn và thành công trọn vẹn.
Đan Mạch
Người Đan Mạch thường không dùng hoa quả như một món tráng miệng. Họ ăn món bánh hạnh nhân truyền thống, có tên gọi là
Kransehage. Đây là món bánh biểu tượng của sự no đủ và hạnh phúc.
Nhật Bản
Bạn có biết đến thứ gọi là
kadomatsu thường được người Nhật nhắc đến mỗi dịp năm mới không? Đó chính là vật trang trí truyền thống của người Nhật trong dịp năm mới. Người ta đặt chúng trước cửa nhà, ba cây tre tượng trưng cho trời, đất và người.
Đài Bắc, Đài Loan
Tòa nhà cao nhật thế giới tọa lạc ở Đài Bắc, Đài Loan sẽ là nơi diễn ra màn bắn pháo hoa đặc sắc. Các tia pháo sẽ bắn ra từ 8 tầng, đây cũng là một trong những phần của màn đếm ngược khoảnh khắc giao thừa.
Budapest, Hungary
Số hạt thủy tinh trong chiếc đồng hồ cát lớn nhất thế giới nặng 60 tấn đã chảy hết vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Sau đó bốn người và một đống dây thép sẽ phải đảm nhiệm công việc xoay ngược chiếc đồng hồ cát lại để nó chảy tiếp.
Ecuador
Người dân Ecuador coi trọng những ngày cuối năm giống như là đầu năm mới vậy. Họ tạo ra hàng ngàn hình nộm bằng giấy (một vài hình nộm gống người nổi tiếng hoặc nhân vật phim hoạt hình) và sau đó đốt chúng vào đêm giao thừa theo phong tục có tên
año viejo.
Rio de Janeiro
Tục lệ chúc mừng năm mới tại bãi biển Copacabana thu hút đến hai triệu người tham gia. Rất nhiều người mặc bộ quần áo màu trắng để mang lại may mắn cho năm mới.