Aa

12 kỹ năng “sinh tồn” cần biết khi tham gia giao thông ở Sài Gòn?

Thứ Tư, 22/11/2017 - 13:37

Gần đây, cộng đồng mạng đang thi nhau bàn tán, chia sẽ về “12 kỹ năng sinh tồn cần biết khi tham gia giao thông ở Sài Gòn”. Vậy những kỹ năng này là gì?

1. Ở Quận 1, gửi xe phải hỏi giá?

Đầu năm 2017, TP.HCM đã có quyết định ban hành mức giá giữ xe cụ thể đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ này cho từng loại phương tiện, theo đó mức giá cao nhất cho xe đạp - xe đạp điện: 2.000 đồng/lượt/ngày, 4.000 đồng/lượt/đêm; xe số dưới 175cm3 – xe điện: 4.000 đồng/lượt/ngày, 5.000 đồng/lượt/đêm; xe tay ga – xe số trên 175cm3: 5.000 đồng lượt/ngày, 6.000 đồng/lượt/đêm; ô tô dưới 10 chỗ đỗ ở các Quận 1, 3, 5: 20.000 đồng/lượt/ngày, các quận khác: 15.000 đồng/lượt/ngày; ô tô từ 10 chỗ trở lên có giá đỗ xe hơn 5.000 đồng so với ô tô dưới 10 chỗ; gửi xe ban đêm có giá gấp đôi.

Tuy nhiên, không riêng gì Quận 1, có rất ít các đơn vị kinh doanh dịch vụ giữ xe tại TP.HCM niêm yết giá theo qui định. Dường như mức giá giữ xe cao hay thấp tùy thuộc vào độ “hot” của vị trí kinh doanh, ăn theo sự kiện hoặc sự khan hiếm về chỗ giữ xe. Vì vậy, khách gửi xe phải hết sức chú ý khi gửi xe ở các khu vực này. 

Có rất ít các điểm giữ xe ở Sài Gòn niêm yết giá thế này. Ảnh minh họa

Có rất ít các điểm giữ xe ở Sài Gòn niêm yết giá thế này. Ảnh minh họa

2. Đang đau bụng thì phải tránh đường Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Pasteur và Nguyễn Đình Chiểu?

Chẳng riêng gì 4 tuyến đường này, vào giờ cao điểm có hàng trăm tuyến đường ở Sài Gòn lâm vào tình trạng kẹt xe. Tuy nhiên, nếu nói về thời điểm kẹt xe nhiều nhất thì phải nhắc tới trục đường Điện Biên Phủ. Đường Điện Biên Phủ kéo dài từ Ngã Bảy Lý Thái Tổ đến Cầu Sài Gòn rộng 30m, có 4 làn xe, tuy nhiên tuyến đường này có tới 18 nút giao nhau là các ngã tư, kéo theo đây lại là tuyến đường huyết mạch nối từ Đông sang Tây nên thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe trầm trọng, kể cả buổi trưa.

Cảnh kẹt xe thường diễn ra trên đường Điện Biên Phủ.

Cảnh kẹt xe thường diễn ra trên đường Điện Biên Phủ.

3. Ở Quận 4 và Quận 8 phải đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên?

Thời gian trước, Quận 4 và Quận 8 là khu vực có tình hình an ninh hết sức phức tạp. Một phần vì vị trí địa lý, phần còn lại vì nơi này tập trung khá nhiều dân anh chị? Thời gian gần đây, với sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng của Thành phố, khu vực Quận 4 và Quận 8 không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Việc tuyến kênh Tàu Hũ được cải tạo, cao ốc thay nhau mọc lên nhanh chóng, các tuyến đường được mở rộng, những khu nhà ổ chuột được giải tỏa phần nào đã giúp khu vực này đang dần trở thành nơi đáng sống của người dân Thành phố.

Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng đã giúp Quận 4 và Quận 8 trở thành khu vực đáng sống.

Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng đã giúp Quận 4 và Quận 8 trở thành khu vực đáng sống.

 4. Thấy xe đằng trước xi-nhan bên trái thì đừng vội mừng, có thể sẽ quẹo phải đấy!? 

Chi tiết này hầu như không phải là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông, mà hoàn toàn là do tâm lý của tài xế, đặc biệt là xe máy. Cũng dễ hiểu thôi, khi mà trên đường có quá nhiều phương tiện đang lưu thông với tốc độ cao, cộng thêm kẹt xe tứ phía, người lái xe lúc này chịu khá nhiều áp lực nên tâm lý sợ sệt là không tránh khỏi, từ đó dẫn đến việc bật đèn xi-nhan sai vị trí hoặc quên rằng mình đã bật xi-nhan trước đó, mà chưa kịp thay đổi.

5. Phải luôn mang theo áo mưa, biết lau chùi bu-gi là một lợi thế?

Không giống như Hà Nội, Sài Gòn luôn có những cơn mưa bất chợt xuất hiện hầu như ở các mùa trong năm, sự có mặt của áo mưa trong cốp xe là một sự đảm bảo rằng bạn sẽ không bị ướt. Còn vào mùa mưa, hình ảnh đường phố biến thành sông đã trở nên quá quen với người dân Sài Gòn. Xe máy mà bị ngập bu-gi là kể như xong. Nếu không biết lau chùi bu-gi, bạn chắc chắn tốn ít nhất 20.000 tiền công cho tiệm sửa xe.

Phải luôn mang theo áo mưa, biết lau chùi bu-gi là một lợi thế. 

Phải luôn mang theo áo mưa, biết lau chùi bu-gi là một lợi thế. 

6. Phải "tốt nghiệp bằng thạc sĩ” về kỹ năng sử dụng Google Map?

Google Map là một ứng dụng không thể thiếu đối với bất cứ tài xế nào ở Sài Gòn, tuy nhiên vấn đề không phải nằm ở chỗ ứng dụng này khó sử dụng mà là sự phức tạp của các con đường ở TP.HCM khiến cho người dùng rất khó xác định được phương hướng di chuyển. 

 Biết sử dụng Google Map là một lợi thế. Ảnh minh họa

 Biết sử dụng Google Map là một lợi thế. Ảnh minh họa

7. Đang đứng ở bến xe thì không nên đặt xe ôm. Muốn đặt thì nên di chuyển ra xa 200 mét?

Sự lớn mạnh của dịch vụ xe ôm công nghệ như Grap, Uber hay gần nhất là Mai Linh đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của giới xe ôm truyền thống. Sự mâu thuẫn giữa 2 thái cực này dường như chưa có hồi kết. Bởi vậy, sự tôn trọng lẫn nhau sẽ là cách giải quyết tốt nhất cho hai bên trong tình hình hiện nay.

Xe ôm công nghệ luôn được nhiều người lựa chọn.

Xe ôm công nghệ luôn được nhiều người lựa chọn.

8. Lần đầu đến Sài Gòn, nếu chưa biết đường thì tuyệt đối không được qua Bình Thạnh và Tân Phú?

Đường Sài Gòn khó đi mà dễ đến, đây là cách nói dễ hiểu nhất trong trường hợp này. Không chỉ hai Quận Bình Thạnh và Tân Phú, Sài Gòn có hàng trăm khu vực như vậy. Một khi đã lạc vào "ma trận" của các con hẻm, nếu không hỏi người dân sinh sống ở khu vực đó, đố bạn tìm được đường ra.

Nếu bạn tìm ra căn nhà này, chắc chắn bạn là người sinh sống kế bên. 

Nếu bạn tìm ra căn nhà này, chắc chắn bạn là người sinh sống kế bên. 

9. Lái xe trên Quốc lộ thì đừng chạy gần vỉa hè?

Vỉa hè đường Quốc lộ là vị trí xuất hiện khá nhiều vật sắt nhọn có thể chọc thủng bánh xe của bạn, hầu hết đều gây ra bởi các đinh tặc. Đinh tặc là một vấn nạn nhức nhối tồn tại lâu nay không chỉ ở Sài Gòn mà hầu như ở tỉnh nào cũng có. Để khắc phục tình trạng trên, Thành phố cũng đã tiến hành khá nhiều biện pháp nhằm khắc phục, mặc dù có giảm nhưng ở một số khu vực vùng ven hay dọc các tuyến đường lớn, nơi có đông xe cộ qua lại vẫn còn xuất hiện đinh rải rác.

Hàng chục người không biết làm gì vì cán đinh trên Đại lộ Mai Chí Thọ.

Hàng chục người không biết làm gì vì cán đinh trên Đại lộ Mai Chí Thọ.

10. Ra đường chớ nên nghe điện thoại?

Sài Gòn đất chật người đông nên nạn ăn cắp vặt cứ thế diễn ra, mà điện thoại di động là thứ bị cướp dễ nhất. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ trên đường, chiếc điện thoại của bạn sẽ không cánh mà bay. Vì vậy, không nghe điên thoại khi lái xe không những giúp bảo vệ tính mạng cho chính bạn mà còn giảm đi nổi lo mất cắp tài sản.

Chớ có dại nghe điện thoại khi tham gia giao thông trên đường phố. Ảnh minh họa

Chớ có dại nghe điện thoại khi tham gia giao thông trên đường phố. Ảnh minh họa

11. Nên đem theo sách để đọc nếu đi vào đường Cộng Hoà hay CMT8?

Không khác gì tuyến đường Điện Biên Phủ, đường Cộng Hòa và CMT8 là hai con đường cửa ngỏ phía Bắc của Thành Phố nên phương tiện giao thông đổ về đây rất đông hầu như ở bất cứ thời điểm nào. Nếu lưu thông vào giờ tan tầm, bạn có thể mất đến hơn 30 phút để qua khỏi đoạn đường chỉ vài kilomet này, có khi còn nhiều hơn thế. 

 Cảnh tượng chen chúc thường xuyên diễn ra ở đường Cộng Hòa.

Cảnh tượng chen chúc thường xuyên diễn ra ở đường Cộng Hòa.

12. Hỏi đường thì nên hỏi đàn ông, vì 90% phụ nữ “mù” đường?

Đây cũng là kinh nghiệm hỏi đường cho những ai chưa biết đường, nhưng có phải 90% phụ nữ là “mù” đường? Thực tế thì đàn ông là người cầm lái nhiều hơn phụ nữ, nên khả năng nhớ vị trí các con đường là nhiều hơn, tuy nhiên nếu đó là một tài xế nữ thì chưa chắc cánh đàn ông có thể so sánh được. Có lẽ chúng ta chưa hỏi đúng người chăng?

Ở Sài Gòn, hỏi đường phải biết cách. Ảnh minh họa

Ở Sài Gòn, hỏi đường phải biết cách. Ảnh minh họa

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top