1. Phong cách nội thất Postmodernism
Postmodernism là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một phong trào nghệ thuật trong những năm 1980, có thể hiểu đây như phong cách hậu hiện đại.
Nó được cho là mâu thuẫn trong một số khía cạnh với chủ nghĩa hiện đại và không được phát triển rộng rãi cũng như ứng dụng phổ biến trong các thiết kế nội thất đương đại. Chúng cũng có những đặc điểm độc đáo phù hợp với những khách hàng yêu thích sự mới mẻ, cá tính.
Phong cách nội thất này mang khuynh hướng nghệ thuật hậu hiện đại. Điều này được thể hiện quan điểm mỹ học như xóa nhòa ranh giới nghệ thuật với đời sống hàng ngày, phá bỏ giai tầng giữa văn hóa quý tộc và văn hóa đại chúng, phủ nhận tính nguyên bản của một tác phẩm nghệ thuật.
Tuy vậy, phong cách này sớm đi vào lãng quên bởi tính phi cấu trúc, từ chối vai trò chủ thể của con người trong không gian. Thay vì hướng đến chiều sâu, Postmodernism thể hiện bề nổi đơn thuần với những đường nét, màu sắc ấn tượng.
Phong cách hậu hiện đại khởi đầu từ nghệ thuật kiến trúc, sau đó lan sang nghệ thuật hội họa và các nghệ thuật khác và được coi như 1 phong cách thiết kế mang tính nghệ thuật bởi không còn đề cao sự gắn bó mật thiết giữa hình dáng và công năng.
Tuyên ngôn chung của những mẫu thiết kế mang phong cách Postmodernism là thể hiện sự dân dã và hào nhoáng, đề cao tính cá thể và sự đa diện rực rỡ của màu sắc, đối lập với sự duy lí, tính đơn điệu về hình thức của phong cách hiện đại.
2. Phong cách nội thất Renaissance
Renaissance là sự hồi sinh của thời kỳ cổ đại. Ở thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật tạo hình chiếm vị trí tiên phong trong việc khẳng định đặc trưng của văn hóa.
Trào lưu kiến trúc phục hưng khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách Gothic và hồi sinh lại kiến trúc La Mã cổ đại. Đặc điểm của phong cách nội thất này là bố cục công trình rõ ràng, khúc triết, dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển, nó tái hiện một cách khoa học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại.
Nguyên tắc bố cục và thẩm mỹ của phong cách phục hưng khác xa phạm vi của Gothic. Kiến trúc phục hưng khá gần gũi với kiến trúc cổ đại.
Renaissance nhấn mạnh đến các nguyên tắc tổ hợp, tính quy luật, ổn định và sự hài hòa. Tuy có nét tiến bộ nhưng việc chú ý đến quy luật tổ hợp đã đưa kiến trúc phục hưng đến chỗ hình thức chủ nghĩa và thoát ly công năng. Do vậy, chúng cũng nhanh chóng bị lãng quên trong thời kì đương đại.
Về nguyên tắc, có thể phân biệt phong cách nội thất Renaissance thành hai xu hướng khác nhau là xu hướng hồi sinh các đường nét cổ đại một cách nghiêm khắc và xu hướng hồi sinh dựa vào thời kỳ cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự thời trung cổ.
Đặc trưng nổi bật nhất của phong cách nội thất này là mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo, khám phá về luật phối cảnh thẳng, kết hợp các yếu tố truyền thống với tỷ lệ toán học cân đối và chuẩn mự và sử dụng nhiều vòm, cung tròn, elipse, bán cầu, tường tô nhám cũng như dùng nhiều đá, kim loại, khung tranh treo tường đẹp để trang trí.
3. Phong cách nội thất Streamlining
Nếu bạn là 1 con người yêu nghệ thuật và thích tìm hiểu về những trào lưu nghệ thuật độc đáo thì hẳn sẽ biết đến phong cách Art Deco trong kiến trúc, hộ hội và trang trí.
Streamlining phát triển từ Art Deco trong khoảng thời gian những năm 1930 – được xem là phong cách nằm trong chủ nghĩa hình thức (Styling).
Streamlining là động lực thúc đẩy cuộc cách mạng tiêu dùng năm 1950 và trở thành ngôn ngữ thiết kế hiện đại của Mỹ. Phong cách nội thất này nhấn mạnh những đường cong uốn lượn, những đường ngang dài và những hình dạng tựa như sóng biển.
Phong cách đặc trưng là các hình thức uốn cong, mịn và bóng, phong cách của tốc độ và sức quyến rũ. Nó đã được thể hiện rộng rãi trong các hình thức mới của trang trí kiến trúc nội thất, hàng gia dụng hàng ngày cho gia đình và văn phòng.
Những món đồ nội thất trong không gian như sofa, bàn trà phòng khách hay những phụ kiện trang trí đều nhấn mạnh phân vị ngang với các cạnh, các góc được bo tròn, thể hiện được nét đẹp dịu dàng và quyến rũ.
Cùng với những mảng cong uốn lượn lớn trong không gian, hình khối trong những mẫu thiết kế này thường thấp và trải dài theo chiều ngang, có dáng thon, hình dáng khí động học thuôn nhọn ở đầu với mục đích giảm sức cản của không khí đối với những vật dụng nội thất và đảm bảo sự an toàn cho những người sử dụng.
Về màu sắc, những kiến trúc sư thường sử dụng màu tự nhiên như màu đất, màu be, trắng sữa. Ngoài ra, các màu tối và màu kim loại cũng được sử dụng cho các đường bo góc hoặc đường viền để tạo ra sự tương phản từ ánh sáng, thu hút ánh nhìn của mọi người ngay khi bước chân vào không gian căn hộ.