Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là một chứng thư pháp lý do Nhà nước cấp cho người dân để xác nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Sổ đỏ/Sổ hồng hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Các quy định về sổ đỏ, sổ hồng hay giấy chứng nhận nhà đất đều do Pháp luật quy định cụ thể tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
Người dân được sử dụng đất thông qua việc cơ quan Nhà nước giao và cho thuê đất hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất, tặng, cho, chuyển nhượng và nhận thừa kế,…theo quy định của pháp luật hiện hành.
Sổ đỏ do Nhà nước cấp cho người sử dụng đất nhằm xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Trong thực tế, chúng ta sẽ gặp 02 loại số đỏ, cụ thể như sau:
- Mẫu sổ đỏ 01: sổ chỉ có đất
Sổ đỏ chỉ có đất
- Mẫu số đỏ 02: Sổ có cả đất và tài sản gắn liền với đất
Sổ đỏ có cả đất và tài sản gắn liền
Những loại đất nào được cấp sổ đỏ
Pháp luật đất đai Việt Nam không có quy định cụ thể về loại đất nào (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp,…) là đất được sổ đỏ. Pháp luật chia thành nhiều trường hợp cụ thể và áp dụng chung cho những loại đất.
Căn cứ Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định những trường hợp đất đai sau đây sẽ được cấp sổ đỏ:
- Người hiện đang sử dụng đất có đủ các điều kiện để cấp sổ đỏ theo quy định tại Điều 100, Điều 101, Điều 102 (Luật Đất đai 2013);
- Đất đã được Nhà nước giao, cho thuê (từ sau ngày 01/7/2014);
- Người được nhận thừa kế, chuyển đổi, chuyển nhượng; được cho tặng; nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng sổ đỏ để thu hồi nợ; góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Người đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
- Được sử dụng đất nếu kết quả hòa giải thành công khi có tranh chấp đất đai; theo quyết định của Tòa án nhân dân (TAND), quyết định giải quyết tranh chấp, giải trình và tố cáo của cơ quan Nhà nước về đất đai;
- Đất trong KCN, Cụm CN, khu công nghệ cao; khu chế xuất; kinh tế;
- Người mua nhà và các tài sản khác gắn liền với đất;
- Được Nhà nước hóa giá, thanh lý nhà ở gắn liền với đất; người mua nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan Nhà nước;
- Người đang sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; tổ chức sử dụng đất hoặc hộ gia đình sử dụng đất hợp nhất hoặc chia tách quyền sử dụng đất hiện có;
- Người sử dụng đất có nhu cầu cấp lại hoặc đổi giấy chứng nhận.
Pháp luật đất đai không có quy định cụ thể loại đất nào được cấp sổ đỏ, mà sẽ chia thành trường hợp cụ thể để áp dụng chung với các loại đất.
5 loại đất được cấp sổ đỏ dù vướng mắc
Căn cứ theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP, một số trường hợp đất có vướng mắc vẫn được cấp sổ đỏ.
Cụ thể, kể từ ngày 03/03/2017, nghị định 01/2017/NĐ-CP về sửa đổi và bổ sung một số hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, có 5 trường hợp đất đai có vi phạm khi làm sổ đỏ nhưng vẫn được cấp sổ đỏ. Cụ thể:
- Sử dụng đất vi phạm luật đất đai trước 01/07/2014: Căn cứ khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Đất được giao không đúng với thẩm quyền: Căn cứ Khoản 19 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP
- Diện tích đất thực tế tăng thêm so với diện tích trên giấy tờ về quyền sử dụng đất: căn cứ Khoản 20 Điều 2 – Nghị định 01/2017/NĐ-CP
- Đất có nhiều mục đích sử dụng khác nhau: Căn cứ Điều 26 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP)
- Thửa đất đã chuyển quyền sử dụng nhưng chưa sang tên: căn cứ điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đã sửa đổi bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
Chỉ một số trường hợp vi phạm được quy định theo pháp luật hiện hành mới được cấp sổ đỏ.
Bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ?
Căn cứ Điều 143 – Điều 144 Luật đất đai 2013, UBND cấp tỉnh sẽ là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để quy định hạn mức giao đất và diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở cả thành thị và nông thôn. Theo đó, diện tích tối thiểu để người dân được cấp sổ đỏ cũng khác nhau giữa các địa phương.
Ví dụ: Diện tối thiểu để Tp Hà Nội cấp sổ đỏ có trong Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/06/2017 của UBND Tp Hà Nội, cụ thể như sau:
Diện tích để người dân được cấp sổ đỏ cũng khác nhau giữa các địa phương.
Những loại đất nào không được cấp sổ đỏ
Căn cứ Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, 7 loại đất sau không được cấp sổ đỏ:
- Đất do cơ quan Nhà nước giao cho cộng đồng, tổ chức để quản lý (thuộc trường hợp được quy định trong Điều 8 Luật Đất đai năm 2013).
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng, quản lý đất nông nghiệp trong quỹ đất công ích của địa phương
- Đất thuê lại từ người đang sử dụng đất (trừ trường hợp thuê đất của các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, cum công nghiệp, khu chế xuất,….
- Đất nhận khoán tại lâm trường, nông trường, các doanh nghiệp nông & lâm nghiệp hoặc ban quản lý đất rừng phòng hộ,…
- Đất đang sử dụng không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
- Người sử dụng đất đã đáp ứng đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng có quyết định thu hồi đất từ Nhà nước.
- UBND cấp xã, tổ chức được cơ quan Nhà nước giao đất, tuy nhiên không thu tiền sử dụng đất vì một số mục đích xây dựng công trình công cộng: công trình dẫn nước, đường giao thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí; khu vui chơi giải trí; ….
Có 7 loại đất không đủ điều kiện để Nhà nước cấp sổ đỏ.
Bài viết trên đây đã thông tin đến bạn đọc về 5 loại đất được cấp sổ đỏ mặc dù có vướng mắc và những loại đất nào không được cấp sổ đỏ. Hy vọng bài viết giúp bạn nắm rõ thông tin liên quan về việc cấp sổ đỏ để phục vụ cho nhu cầu của mình. Hãy truy cập Wiki BĐS thường xuyên để đón đọc nhiều nội dung hữu ích khác như thông tin mới nhất về thị trường nhà đất, quy hoạch pháp lý nhà đất.