Có nhiều người nhầm lẫn một điều rằng uống nhiều nước vào mùa hè vừa giúp giải khát vừa tăng cường đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Tuy nhiên, thói quen uống nước “vô tội vạ”, không lành mạnh có thể gây ra thiệt hại nhất định đến sức khỏe của của con người.
Uống quá nhiều nước đá
Mùa hè mang đến cái thời tiết nắng nóng, uống nước lạnh làm cho cơ thể trực tiếp được giải phóng đi cái nóng oi bức.
Chính vì thế nhiều người đã sử dụng nước lạnh để giải tỏa đi cái nóng của mùa hè tạo thành một thói quen có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Uống nhiều đá lạnh sẽ là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều loại bệnh mãn tính như: viêm mũi dị ứng, suyễn, thấp khớp, huyết áp … Chưa kể, chất lượng đá tại các cửa hàng cũng không hẳn đã an toàn. Dù bạn có tự làm đá tại gia thì nó cũng chưa chắc đã sạch và không có vi khuẩn.
Đối với trẻ em, các bé thường rất thích uống nước đá, tuy nhiên, bố mẹ cần phải hạn chế điều này bởi nước đá sẽ khiến bé rất dễ ốm yếu.
Uống quá nhiều nước lọc
Nhiều người dù không khát, không vận động ra nhiều mồ hôi nhưng vẫn cố uống cho đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Uống nước như vậy không những không hữu ích mà còn có hại, gây quá tải cho thận, thận không thể bài tiết hết lượng nước thừa, điện giải (chất khoáng) trong máu bị pha loãng, gây nên tình trạng hạ natri máu.
Đặc biệt, uống quá nhiều còn gây nguy hiểm đến tính mạng đối với những người mắc bệnh thận, tim, huyết áp…
Uống nước vội vàng
Lười uống nước nhưng khi khát lại uống rất nhiều là "bệnh" của khá nhiều người, đặc biệt là những người làm việc văn phòng ngại đi lại. Tuy nhiên, họ đã không biết rằng, cách uống này không tốt cho sức khỏe của họ và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Thứ nhất, uống nước nhiều trong một thời gian ngắn nó sẽ nhanh chóng làm máu loãng ra và làm tăng gánh nặng cho tim. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn vừa tập thể dục, chạy, làm việc nặng….
Thứ hai, trong những ngày nắng nóng, bạn đổ mồ hôi rất nhiều, uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng tiết mồ hôi và tăng thêm sự mất mát của các chất điện giải như natri, kali. Do vậy, bạn càng có cảm giác khát nhiều hơn.
Thứ ba, uống quá vội vàng có thể gây ra nấc cụt hoặc chướng bụng. Cách tốt nhất là hãy uống từ từ và chia nhỏ lượng nước uống, nó có hiệu quả giảm bớt cơn khát.
Do đó, bạn nên chia nhỏ các lần uống. Không cần phải đợi khát mới uống, và nên chú ý khi khát cũng chỉ nên uống một cách từ từ.
Uống nước ngay sau khi vận động
Sau khi vận động, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nên bạn cảm thấy rất khát nước. Tuy nhiên, việc bạn uống nước ngay sau khi vận động sẽ gây loãng máu. Mặt khác, lúc nàytimđang phải hoạt động cật lực để bơm máu đi khắp cơ thể, hiện tượng loãng máu sẽ gây những hậu quả nguy hiểm.
Lười uống nhưng khi khát thì uống rất nhiều: Làm tăng khối lượng nước trong cơ thể một cách đột ngột, làm loãng máu, tăng gánh nặng cho hoạt động của hệ tuần hoàn và tim, giảm hiệu suất lao động, làm việc.
Vừa ăn vừa uống nước
Vì thời tiết nắng nóng, nhiều người có thói quen vừa ăn vừa uống nước. Điều này làm loãng dịch vị ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Uống nước có ga, bia thay thế nước lọc
Loại thức uống này có khá nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe, khiến bạn hồi hộp, tim đập nhanh, đầy hơi, khó tiêu, khả năng hấp thụ dưỡng chất yếu đi.
Uống bia có thể đem lại cảm giác mát mẻ, làm dịu cơn khát nhưng không có tác dụng giải nhiệt mà chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho gan và cơ thể, làm cho cơ thể nóng hơn mà thôi.