Aa

66 nghìn tỷ đồng đầu tư hàng loạt dự án giao thông cấp bách

Thứ Sáu, 14/04/2017 - 13:28

Văn phòng UBND TP. HCM cho biết, TP vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận áp dụng cơ chế chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để giảm ùn tắc giao thông, mang lại lợi ích phát triển kinh tế - xã hội.

Một số dự án được UBND TP. HCM trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt gồm nhiều dự án về giao thông cần thực hiện cấp bách để kéo giảm ùn tắc tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, trung tâm thành phố, các cửa ngõ thành phố vốn đang là những điểm thường xuyên bị ùn tắc, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả thành phố và vùng phụ cận.

Cụ thể, các dự án cấp bách cần áp dụng cơ chế đặc thù để sớm hoàn thành như các đoạn từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội, từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng, từ nút giao An Lạc đến đường Nguyễn Văn Linh của dự án đường vành đai 2; đường trên cao số 1; nâng cấp mở rộng quốc lộ 22; xây dựng cầu Cần Giờ; các đoạn từ đường Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh và đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước thuộc đường trục Bắc – Nam; dự án cầu Thủ Thiêm 4; dự án bãi đậu xe ngầm công viên Tao Đàn; dự án nạo vét khai thông rạch Ông Nhiêu; dự án trung tâm điều khiển hệ thống giao thông đô thị thông minh TP. HCM.

Các dự án được đề xuất gồm nhiều dự án hạ tầng giúp giảm ùn tắc giao thông, có tính khả thi cao, mang lại lợi ích cho xã hội với tổng vốn đầu tư khá lớn lên đến khoảng 66.220 tỷ đồng.

chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt gồm các dự án hạ tầng giao thông cấp bách để giảm ùn tắc giao thông, mang lại sự phát triển kinh tế - xã hội.

TP.HCM đầu tư các dự án hạ tầng giao thông cấp bách để giảm ùn tắc giao thông, mang lại sự phát triển kinh tế - xã hội.

TP. HCM sẽ đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư nhằm đáp ứng nguồn vốn phát triển. Với việc tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố giảm từ 23% xuống còn 18% trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ khiến ngân sách thành phố hụt khoảng 50.000 tỷ đồng, tức mỗi năm hụt khoảng 10.000 tỷ đồng. 

Để bù đắp khoản thiếu hụt, thành phố sẽ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, tạm ứng nguồn vốn nhàn rỗi kho bạc bổ sung cho chi đầu tư phát triển, xúc tiến để được giải ngân các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới, tập trung các nguồn vốn vay ODA …

Ngoài ra, thành phố sẽ tuân thủ các nguyên tắc dự toán cho năm 2017, theo thứ tự ưu tiên: đầu tiên phải đảm bảo chi hoạt động thường xuyên theo đúng chính sách, bố trí chi trả nợ lãi các khoản vay đến hạn, trích dự phòng ngân sách và bổ sung quỹ dự trữ tài chính theo quy định, chi đầu tư phát triển.

Trong trường hợp nguồn cân đối ngân sách cho chi đầu tư phát triển không đáp ứng được nhu cầu thực tế, thành phố sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn theo quy định của pháp luật để bổ sung.

Trong quý 2/2017, UBND TP. HCM đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực giao thông vận tải. Cụ thể TP. HCM chỉ đạo các ngành liên quan tập trung đôn đốc, chỉ đạo phấn đấu thi công hoàn thành và khởi công xây dựng các công trình trọng điểm, cấp bách của thành phố. Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng; tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, cấp bách.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top