Bằng thành tựu của mình, RCR Arquitectes đã chứng minh rằng quy mô của một công ty chẳng có ý nghĩa gì đối với những bậc thầy xuất sắc nhất về sự sáng tạo và tính xác thực về văn hóa. Không phải những nhân vật nổi tiếng trong giới kiến trúc toàn cầu như David Adjaye và Steven Holl, bộ ba người sáng lập ra hãng kiến trúc RCR Arquitectes của Tây Ban Nha mới là những người dành được giải thưởng danh giá Pritzker 2017. Thông tin này thực sự đã gây bất ngờ cho những người trong giới.
Đúng như mong đợi, phải có một điều gì đó mang tính biểu tượng đủ để khiến một hãng kiến trúc vô danh như RCR Arquitectes có thể dành được giải thưởng “Nobel kiến trúc danh giá này”. Một điều gì đó có thể phải lớn hơn cả bản thân các công trình và theo Ủy ban Pritzker, “điều đó” chính là những gì mà RCR Arquitectes đã hoàn thành.
“Ngày này, giữa thời đại toàn cầu hóa, chúng ta đều thường đặt ra các câu hỏi quan trọng, không phải chỉ đơn thuần về kiến trúc mà còn về các luật lệ, tình hình chính trị… những thứ mà chúng ta phải phụ thuộc vào. Và có nhiều quan điểm lo ngại về việc ngày càng có nhiều người không còn quan tâm đến các giá trị nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc.
Và Aranda, Pigem và Vilalta đã tạo nên sức ảnh hưởng vươn xa khỏi phạm vi làm việc của họ, truyền cảm hứng đến cho nhiều người. Kể từ khi giải thưởng Pritzker được trao cho những người xứng đáng với nó lần đầu tiên, không chỉ cho một thiết kế duy nhất mà cho toàn bộ một quá trình làm việc nghiêm túc, chúng tôi đã “tìm thấy” 8 tòa nhà thể hiện sự đa dạng và tài năng của RCR Arquitectes”, hồi đồng giám khảo Pritzker khẳng định.
1. Nhà trẻ El Petir Comte (Catalonia, Tây Ban Nha)
Công trình nhà trẻ đầy màu sắc El Petit Comte được hoàn thành năm 2011 bởi RCR Arquitectes, kết hợp với kiến trúc sư Joan Puigcorbé.
2. Phòng triển lãm Bell-lloc Winery (Palamós, Tây Ban Nha)
Hoàn thành năm 2007, trung tâm triển lãm Bell-lloc Winery là công trình được xem như là một phần của Trái Đất với những tông màu đất trong toàn thể cấu trúc. Tạo cảm giác đang đi giữa một hầm rượu nho.
3. Bảo tàng Soulages (Rodez, Pháp)
Được hoàn thiện năm 2014, bảo tàng Soulages là nơi trưng bày các tác phẩm của nghệ sỹ trừu tượng người Pháp - Pierre Soulages. Không gian này “ghi điểm” bởi cách pha trộn tổng hòa với thiên nhiên bằng các bức tường kim loại và rèm kính.
4. Casa Entremuros (Carballo, Tây Ban Nha)
Được chuyển đổi từ một tòa nhà cổ, điểm nhấn của ngôi nhà này chính là các khung cửa sổ khổng lồ.
5. Crematorium Hofheide (Holsbeek, Bỉ)
Kết hợp với một công ty kiến trúc bản địa là Coussée & Goris Architecten, RCR Arquitectes đã thiết kế nên tòa nhà này.
Công trình này cũng đã thắng giải tại một cuộc thi thiết kế và được xây dựng bằng bê tông với các hiệu ứng màu ấn tượng.
6. Layetana Corporate HQ (Barcelona)
Được xây dựng vào năm 2010, toà nhà văn phòng này gây ấn tượng bởi những thanh kim loại, trong khi đó kết cấu bên trong lại bằng thủy tinh. Hình thành nên một công trình có khả năng kiểm soát nhiệt độ bên trong rất tốt và đây cũng là lý do tòa nhà này được cấp chứng nhận LEED bạc.
7. Nhà hát công cộng với không gian mở La Lira (Ripoll, Tây Ban Nha)
Một lần nữa kết hợp với Joan Puigcorbé, tòa nhà này được RCR thiết kế với không gian rộng mở. Bị “mắc kẹt” giữa 2 tòa nhà cũ kỹ, nhà hát này đối mặt với một con sông và được kết nối với ngân hàng đối diện bằng một cây cầu được làm từ cùng một vật liệu.
8. Biblioteca Sant Antoni–Joan Oliver (Barcelona)
Hoàn thiện năm 2007, thư viện này là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại trong kiến trúc.
Nằm ở quận Eixample của Barcelona, khu vực được biết đến với những con phố lịch sử, công trình này có 2 phần được nối với nhau bởi một cây cầu có kiến trúc hiện đại rất ấn tượng.