Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc

Ngọc Nữ
Ngọc Nữ nunn3006@gmail.com
Thứ Năm, 12/10/2023 - 06:00
Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 1.

Một đời gắn bó với sự nghiệp tam nông, có lẽ điểm chung lớn giữa ông Hồ Xuân Hùng và Anh hùng Lao động Thái Hương là đều sinh ra, lớn lên từ mảnh đất “địa linh nhân kiệt” quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện cùng là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An và cùng dành sự quan tâm sâu sắc cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chẳng vậy mà ngay khi mở đầu câu chuyện, ông đã khẳng định với chúng tôi: “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân Thái Hương, Tập đoàn TH hay Ngân hàng Bắc Á với cộng đồng lớn hơn nhiều câu chuyện từ thiện, đó là việc đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương họ “đứng chân”, đem lại sinh kế, cải thiện lớn cho đời sống người nông dân, mà đều là những vùng khó khăn cả”.

Sau tất cả những chia sẻ chân tình, ấm áp và cởi mở, đọng lại trong chúng tôi là niềm trân trọng. Trân trọng tấm lòng của một doanh nhân, doanh nghiệp, mà qua từng bài viết, từng ý kiến nhận định, từng câu chuyện được trực tiếp lắng nghe, đều lấp lánh lên hai từ “yêu nước”. Có yêu nước, mới “vì sức khỏe cộng đồng”. Có yêu nước, mới “vì hạnh phúc đích thực”. Và có yêu nước, mới “vì tầm vóc Việt, vì một Việt Nam hùng cường”.

Cũng bởi tinh thần yêu nước, tại buổi gặp mặt đặc biệt giữa Thủ tướng và Thường trực Chính phủ với cộng đồng doanh nhân, chúng tôi quan sát kỹ và cảm nhận được, Anh hùng Lao động Thái Hương luôn đau đáu với những khát vọng lớn của dân tộc. Nữ doanh nhân tự nhắc bản thân mình, những người cộng sự của mình và cũng muốn nhắn gửi đến cộng đồng doanh nhân tinh thần đoàn kết, chung chí hướng cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân khát vọng kiến quốc - khát vọng dựng xây nền kinh tế thịnh vượng, xã hội giàu đẹp, văn minh.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 2.

PV: Thưa ông Hồ Xuân Hùng, ông là nhà quản lý có tư duy đầu tư xanh từ rất sớm, khi còn làm Chủ tịch tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 1994 - 1999. Và quả thực thời gian đã chứng minh “xanh” không còn là một lựa chọn, mà là điều tất yếu. Giờ đây chúng ta nói nhiều về chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… Ông có thể lý giải quan niệm đầu tư xanh của mình?

Ông Hồ Xuân Hùng: Nói về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, cho tới Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, văn kiện chính thức ghi “Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn”.

Nông nghiệp Việt Nam phải đi theo hướng kinh tế xanh là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu chỉ nói kinh tế xanh là chưa đủ, chúng ta còn cần kinh tế “sạch” nữa, bởi ở thời đại hiện nay, không thiếu gì những trường hợp “xanh” mà không “sạch”. Và cái khó chính là làm kinh tế xanh và sạch.

Sự thực là, tôi rất tâm đắc với triết lý kinh doanh của Anh hùng Lao động Thái Hương, không chỉ "xanh" mà còn "sạch", và ngược lại, không chỉ "sạch" mà luôn luôn phải thật "xanh". 

Thực tế, lịch sử con người từ lâu tồn tại và phát triển được là nhờ một nền kinh tế xanh. Hoàn toàn đúng như vậy bởi khởi nguồn, chúng ta đều sinh ra ở ven sông, ven suối, ven rừng cả. Ngay trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, chúng ta thường nói nặng về nông nghiệp hữu cơ, nhưng thực tế hữu cơ đã có từ lâu rồi. Thời chúng tôi còn là học sinh phổ thông, đi trên đường thấy bãi phân trâu, đã biết mang về để gia đình sử dụng làm phân bón. Đó là hữu cơ truyền thống, nhưng trong điều kiện hiện nay, chỉ như vậy thì không còn đạt yêu cầu nữa. Thay vào đó, nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nông nghiệp hữu cơ giờ đây phải là công nghệ cao, hữu cơ vi sinh để nâng cao năng suất cây trồng.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 3.

Vì ý thức được rằng loài người sinh ra, tồn tại và phát triển là nhờ một nền kinh tế xanh, cho nên chúng tôi - một thế hệ được thừa hưởng rất nhiều từ quá trình đó, sau chiến tranh có cơ hội được học hành bài bản, trong thời gian công tác lại được học cao học ở Liên Xô cũ và có điều kiện đi khảo sát nghiên cứu tại khá nhiều nước, mới thấy rằng cách làm của các nước trên thế giới đã đi theo hướng kinh tế xanh và sạch từ khá sớm.

Tuy nhiên, sự phát triển của loài người, mà trước hết là quá trình xóa đói giảm nghèo, lo cái ăn cái mặc; sau là sự xuất hiện của khoa học công nghệ, rồi quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã khiến con người lãng quên đi kinh tế xanh và sạch. Mặt khác, kinh tế thị trường phát triển cũng có những mặt trái của nó và làm méo mó kinh tế xanh, dẫn đến có xanh mà không có sạch.

Trước thực trạng ấy, bất cứ ai đã và đang là cán bộ lãnh đạo tại một cơ quan, đơn vị hay địa phương đều phải có ý thức và nhận thức đúng đắn, rằng muốn nâng cao sức khỏe của người dân, muốn tạo điều kiện cho xã hội phát triển thì vùng đó, địa phương đó, rộng hơn là đất nước đó phải phát triển theo hướng kinh tế xanh và sạch. Xanh mà không sạch thì vẫn không đạt yêu cầu, không đảm bảo sự phát triển bền vững cho loài người. Đây là điều mà chúng tôi đã băn khoăn và suy nghĩ từ lâu.

PV: Quả thực, nước ta đang đối diện với không ít tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, trong khi xu hướng đầu tư toàn cầu đặt ra đòi hỏi ngày càng cao về phát triển bền vững. Chúng ta thấy mừng là giờ đây, nhiều địa phương đã từ chối những dự án không đủ “xanh”, chứ không thu hút đầu tư bằng mọi giá, bất chấp rủi ro với môi trường, cộng đồng, xã hội.

Vậy tại Nghệ An, đầu tư xanh và sạch đã đem lại những đổi thay tích cực như thế nào cho con người và vùng đất, thưa ông?

Ông Hồ Xuân Hùng: Nhờ tiếp thu được những kiến thức và kinh nghiệm của các nước, có thể nói là nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã ý thức được vấn đề kinh tế xanh, sạch, tuần hoàn và áp dụng rất sớm. Không chỉ trồng cây xanh mới là kinh tế xanh, nhiều thế hệ đã chú trọng đến những dự án nhà máy không khói, đầu tư công nghệ mới mà không để lại hậu quả cho môi trường.

Trên hành trình đó, đột phá sớm nhất của Nghệ An có thể kể đến là dự án Nhà máy Đường Nghệ An Tate & Lyle, nay là Công ty Mía đường Nghệ An (NASU) được Tập đoàn TH nhận chuyển nhượng lại từ tập đoàn mía đường lớn nhất Anh quốc vào năm 2011.

Đến năm 2021, cả nước có 41 nhà máy đường, trong đó chỉ còn 24 nhà máy hoạt động thì NASU là một trong những nhà máy hoạt động hiệu quả cao. Phải đến đây, chúng ta mới thấy môi trường tốt đến mức nào. Mấy chục năm nay, môi trường sống của người dân xung quanh vùng dự án không hề bị ảnh hưởng, mà không phải nơi nào cũng làm được như vậy.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 4.
Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 5.

Còn sau này, tạo đột phá mạnh mẽ hơn, lớn hơn là từ khi doanh nhân Thái Hương quyết định để Tập đoàn TH đầu tư cụm trang trại nuôi bò sữa công nghệ cao tại phía Tây Nghệ An. Có thể nói kinh tế xanh, sạch, tuần hoàn là bước đi rất sớm, tạo ra đột phá của Tập đoàn TH và đến nay, hướng đi này vẫn phát huy hiệu quả. Giờ đây đến trang trại bò sữa của TH true Milk, không chỉ người Việt mà cả du khách quốc tế cũng đều cảm thấy rất yên tâm.

Gần đây, tôi mới đi thăm một số khu vực miền Tây Nghệ An. Đến Quỳ Châu là địa bàn khó khăn vô cùng, nhưng gặp gỡ một số bà con, tôi thấy rằng đời sống của người dân tại vùng trồng mía, trồng cỏ để đáp ứng nhu cầu nuôi bò sữa đã khá lên từng ngày. Ngoài ra, những khu vực khác vẫn còn nhiều khó khăn lắm.

Và để nói về những thay đổi tích cực chung, kết quả có thể thấy: Thứ nhất, Nghệ An vẫn là địa phương có độ che phủ rừng tốt nhất (đến năm 2021 đạt 58,41%), trong khi toàn quốc chỉ ở mức 42%.

Thứ hai là trong quá trình phát triển, nông thôn và đô thị Nghệ An đã không làm mất trắng đi kinh tế xanh của ông cha từ xưa. Nói như thế có nghĩa rằng hoạt động sản xuất kinh tế hiện nay vẫn còn những yếu tố cần tiếp tục cải thiện để đạt được yêu cầu xanh và sạch của cuộc sống.

Thứ ba là đột phá của miền Tây Nghệ An. Cho đến nay, đây vẫn là khu vực phát triển tương đối thành công. Tôi nói là tương đối, bởi không gì là hoàn hảo và cũng vẫn còn những điểm cần phải bàn đến.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 6.

PV: Những chia sẻ của ông cho tôi hình dung về 2 bức tranh cuộc sống tồn tại song song ở những địa bàn khác nhau của Nghệ An: Bức tranh số 1 có nét chấm phá mang tên TH với những gam màu tươi sáng hơn; bức tranh số 2 là nhiều khu vực còn lại thì chưa.

Tự đặt mình vào bức tranh số 2, nếu tôi là một người dân sinh sống tại đây, tôi cũng mong rằng vùng đất nơi tôi sống có sự hiện diện của những nhà đầu tư như Tập đoàn TH… Tiếp xúc nhiều với người nông dân, ông có cảm nhận được rằng, liệu họ có mong muốn như vậy không?

Ông Hồ Xuân Hùng: Hoàn toàn đúng thế. Không phải chỉ ở riêng nước ta mà nước nào cũng vậy, muốn tạo sự đột phá cho một vùng đất nào đó, dứt khoát phải có sự vào cuộc của doanh nghiệp lớn. Các quốc gia khác phát triển sớm hơn vì họ đã biết ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân sớm.

Chúng ta thì tuy chậm, nhưng chậm còn hơn không. Gần đây, Đảng ta đã có Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 xác định phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Tiếp đó, mới đây nhất, nhân dịp Tết doanh nhân năm nay, ngày 10/10/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới, thay cho Nghị quyết 09 được ban hành cách đây 12 năm.

Trước đây, quả thực làm kinh tế tư nhân không hề dễ dàng. Có thể nói, TH cùng một số tập đoàn khác đã đi sớm trước một bước, đặc biệt là dám dũng cảm đầu tư vào nông nghiệp, vừa làm kinh tế xanh, vừa tạo được sinh kế ổn định cho người dân vùng dự án.

Bởi trong các lĩnh vực đầu tư, đầu tư vào nông nghiệp bao giờ cũng chịu rủi ro cao hơn và thị trường bấp bênh hơn. Mà đầu tư nông nghiệp công nghệ cao lại tốn kém chi phí hơn rất nhiều, trong khi giá thị trường ở thời điểm đó không dễ gì can thiệp được.

Tôi cho rằng, doanh nhân Thái Hương dám chấp nhận rủi ro ấy, có lẽ lý do lớn nhất là vì sự phát triển tương lai của một vùng quê, rộng hơn là tình yêu nước, là tinh thần phụng sự dân tộc. Tập đoàn TH đã chấp nhận một sự hy sinh như thế để đáp ứng được yêu cầu lâu dài và thực hiện mục tiêu “vì sức khỏe cộng đồng” của mình. Chúng ta cần thấy được thực tế đó để ghi nhận những nỗ lực của doanh nghiệp, doanh nhân.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 7.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 8.

Trong các lĩnh vực đầu tư, đầu tư vào nông nghiệp bao giờ cũng chịu rủi ro cao hơn và thị trường bấp bênh hơn. Mà đầu tư nông nghiệp công nghệ cao lại tốn kém chi phí hơn rất nhiều.

PV: Ông có thể chia sẻ rõ hơn về câu chuyện đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn TH ở Nghệ An, tại thời điểm như ông nói - “làm kinh tế tư nhân không hề dễ dàng”?

Ông Hồ Xuân Hùng: Khi đầu tư vào những vùng khó khăn như ở miền Tây Nghệ An, có 2 vấn đề: Thứ nhất, phải thấy được tiềm năng của vùng đất đó, mà đây là thứ không phải ai cũng dễ dàng thấy được.

Thứ hai, phải lựa chọn được sản phẩm phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường. Bởi khi nhận định được xu hướng phát triển kinh tế của thế giới và của đất nước, thì mới dám đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực dài hơi mới có thể đem lại hiệu quả như vậy. Đến nay, chúng ta không ai ngờ rằng lại có thể tiêu thụ được lượng sữa lớn đến thế; hay nước hoa quả cũng vậy.

Qua đó để thấy, doanh nhân Thái Hương và Tập đoàn TH đã sớm biết được lợi thế của vùng và biết lựa chọn sản phẩm chiến lược. Chọn sản phẩm chiến lược đúng thì không bao giờ phải sửa sai, còn nếu chiến lược đã sai thì sẽ trả giá lớn lắm. Cũng như chúng ta làm nhà, nếu từ khâu thiết kế đã sai thì sau sẽ phá vỡ tất cả; còn nếu thiết kế đúng nhưng quá trình làm có thể sai sót một chút, thì còn có thể sửa chữa bổ sung với chi phí không quá lớn. Đáng ngại nhất trong đầu tư là lựa chọn chiến lược sai, mà trách nhiệm đó thuộc về doanh nghiệp chứ không phải ai khác.

Cũng chính nhờ chọn đúng sản phẩm chiến lược mà ngay trong thời kỳ khó khăn do Covid-19, nhiều doanh nghiệp chao đảo nhưng ngành hàng sữa, nước hoa quả, nước khoáng của Tập đoàn TH vẫn thắng lợi. Từ đó để thấy, nhà đầu tư đã có tầm nhìn chiến lược như thế nào.

Trong câu chuyện đưa đàn bò sữa về vùng Phủ Quỳ (bao gồm Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Thái Hòa) của doanh nhân Thái Hương khi ấy, rất nhiều tỉnh mời doanh nghiệp TH đầu tư; mà nếu lựa chọn địa phương khác, hiệu quả doanh nghiệp đạt được có thể sẽ cao hơn. Nhưng doanh nhân Thái Hương vẫn quyết định đầu tư tại Nghệ An.

Tôi là người chất vấn cô Thái Hương đầu tiên, trước khi cô ấy quyết định đầu tư và nhận được câu trả lời rằng: “Em phải đầu tư về Nghệ An, dù có thể chưa có hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao, nhưng là để tri ân, vì tấm lòng với quê hương”.

Và không chỉ cô Thái Hương đâu, nhiều doanh nhân như vậy. Chúng ta thấy một số nhà đầu tư, doanh nghiệp làm ăn lớn ở nước ngoài, khi đã khá giả hơn, họ quay về đầu tư cho quê hương, đất nước mình.

Tất nhiên, khi đầu tư kinh doanh bất cứ thứ gì, doanh nghiệp, doanh nhân đều phải tính toán sao cho đạt được hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, tôi cho rằng nhiều hơn cả việc đạt hiệu quả, đó là tấm lòng tri ân quê hương. Mà muốn tri ân cho quê hương, trước hết phải là ở cái Tâm của từng con người, ở văn hóa của doanh nhân, thì mới có tinh thần ấy và làm được như vậy.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 9.

PV: Có thể thấy các danh mục đầu tư của Tập đoàn TH đều có tính chiến lược, đạt được hiệu quả cao, mà nói như ông là không phải sửa sai. Chưa dừng lại ở đó, trong vài năm trở lại đây, Tập đoàn TH đã và đang triển khai chiến lược mới - làm kinh tế dưới tán rừng, kinh tế thảo dược với tầm nhìn "thảo dược Việt Nam sẽ cất cánh ra thế giới".

Vừa rồi, ông có đề cập đến độ che phủ rừng của Nghệ An ở mức cao so với cả nước. Vậy ông đánh giá ra sao về tầm nhìn chiến lược và hướng đi vào kinh tế dưới tán rừng của Tập đoàn TH?

Ông Hồ Xuân Hùng: Tôi rất ủng hộ khi Tập đoàn TH phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Thỉnh thoảng có dịp gặp doanh nhân Thái Hương, tôi vẫn chia sẻ quan điểm của mình rằng đây là hướng đi hoàn toàn đúng đắn.

Vì sao? Thứ nhất là cách làm này giúp giữ được rừng và thứ hai là khai thác hiệu quả cây con dưới tán rừng. Đặc biệt nữa là khai thác được cây bản địa ở địa phương và phát huy được văn hóa truyền thống của cha ông ta. Bởi chữa bệnh Đông y là y học cổ truyền của Việt Nam, bản chất chính là văn hóa truyền thống. Nhất định dần dần, cách làm này sẽ đem lại những tác động và hiệu quả ngày càng cao hơn.

Thỉnh thoảng có cơ hội trao đổi với một số lớp cán bộ, tôi thấy rằng một trong những tỉnh điển hình đã có chủ trương rất sớm về làm kinh tế dưới tán rừng là Quảng Ninh, thời đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy. Đi cùng với đó là chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nên đã đẩy ra thị trường được một số sản phẩm kinh doanh.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 10.
Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 11.

Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống, Kỳ Sơn, Nghệ An.

Nghệ An là một trong những tỉnh đi sau một chút nhưng thành công không thua kém. Bây giờ chúng ta lên vùng Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, giáp biên giới Việt - Lào là biết hiệu quả của hướng đầu tư ấy. Đây là vùng khó khăn lắm. Năm 1995, khi tôi đưa Thủ tướng Võ Văn Kiệt lên đó, đi xe u-oát mất mấy tiếng đồng hồ, rất vất vả mới lên được đến nơi.

Giờ đây đường sá đã tốt hơn, ở đó TH đã “đứng chân”, đã ươm giống, bảo tồn, phát triển được những giống truyền thống lâu đời, bản địa và đang nhân rộng tại đây cùng nhiều nơi khác. Trong ý tưởng của nhà đầu tư, đang có nhiều ấp ủ phát triển những sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ những thảo dược quý giá ấy phục vụ sức khỏe cộng đồng.

Tôi tin rằng tới đây, Chính phủ sẽ có những quyết sách lớn, có những quy định rõ hơn để phát triển cây con dưới tán rừng. Bởi chúng ta biết rằng Luật Lâm nghiệp chưa phản ánh hết được để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, làm gì liên quan đến cây rừng là dễ phạm luật, nên hiện nay không hề dễ dàng gì để khai thác cây con dưới tán rừng.

Vì thế, hướng đi của Tập đoàn TH vừa đảm bảo giữ rừng, vừa tạo được sinh kế cho người dân bằng rừng.

Không ai giữ rừng bằng dân, cũng không ai giữ biên giới bằng dân đâu. Vậy muốn giữ biên giới, giữ rừng bằng dân thì phải làm sao để người dân tại đây có thu nhập, đời sống cao hơn.

Tôi vẫn hay đặt vấn đề thế này, tại sao một người trông giữ xe đạp ở cổng chợ còn đủ tiền nuôi con ăn học, nuôi sống gia đình, mà người giữ “vàng” cho tổ quốc lại không đủ sống? Rừng là vàng mà. Chính phủ đang nâng mức kinh phí hỗ trợ cho người dân giữ rừng, nhưng nâng mức mấy có lẽ cũng khó đủ sống. Trong khi nếu cho phát triển và khai thác cây con dưới tán rừng, đặc biệt là cây dược liệu ở tầng thấp, thì không chỉ tạo ra giá trị kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân giữ rừng mà thậm chí còn có thể làm tăng độ che phủ nữa. Và như vậy, nhất định là chúng ta giữ được rừng và giữ được biên giới tốt hơn.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 12.

PV: Ông từng giữ chức Chủ tịch tỉnh Nghệ An - một địa phương có những nét điển hình trong phát triển nông nghiệp so với cả nước. Sau đó, ông tham gia công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Giờ đây, ông tiếp tục làm việc tại một tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Ở 3 cương vị khác nhau đó, có thể nói là cả cuộc đời gắn bó với tam nông, ông cảm nhận như thế nào khi một doanh nghiệp như Tập đoàn TH lựa chọn lĩnh vực còn quá nhiều chông gai, ràng buộc cả bên trong và bên ngoài, cả chủ quan lẫn khách quan, như làm dược liệu dưới tán rừng? Ở đây, nếu chỉ là bài toán về lợi nhuận thì có lẽ doanh nhân Thái Hương đã không lựa chọn? 

Ông Hồ Xuân Hùng: Nhiều người băn khoăn, mà tôi cũng từng hỏi doanh nhân Thái Hương: “Vì sao cô dám liều mình mà đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro lớn như vậy, lợi ích ở chỗ nào?”. Cô ấy chia sẻ rằng: “Lợi ích trước hết của Tập đoàn TH là lợi ích của người dân”.

Một lần nữa, chính câu nói đó đã cho thấy cái Tâm của một doanh nhân lớn. Không phải chỉ mỗi vấn đề phát triển kinh tế dưới tán rừng, mà trong mọi hoạt động đầu tư của Tập đoàn TH nói chung và người sáng lập là Anh hùng Lao động Thái Hương nói riêng, đều mang một cái Tâm rất lớn. Cũng giống như khi doanh nhân Thái Hương quyết định làm sữa, đó là vì sự phát triển thể chất và trí tuệ cho những thế hệ tương lai của đất nước, vì tầm vóc Việt.

Tôi nhấn mạnh lại rằng, những tập đoàn nào đầu tư lớn vào nông nghiệp, đều đầy rủi ro. Bởi nền nông nghiệp của chúng ta vấp phải 2 vướng mắc lớn mà mãi đến bây giờ vẫn chưa giải quyết được: Thứ nhất là rủi ro cao và hiệu quả thấp, trong đó có rủi ro về vấn đề biến đổi khí hậu, rủi ro về thị trường; thứ hai là thị trường lớn nhưng sản xuất lại manh mún, muốn tổ chức lại không hề dễ dàng. Vì thế, cùng với cái Tâm, nhà đầu tư phải rất quyết tâm, cũng phải có tầm nhìn chiến lược mới dám làm và làm thành công như vậy.

Chưa kể, có rất nhiều sự ràng buộc đòi hỏi nhà đầu tư giải quyết. Thứ nhất, trong việc thuyết phục người dân địa phương tham gia liên kết chuỗi sản xuất với doanh nghiệp, có những thứ nói thì họ ngấm, nhưng có những thứ họ chưa ngấm đâu. Thứ hai là tiền đâu đầu tư, đầu tư rồi bán cho ai. Cứ bảo người dân nuôi con này, trồng cây kia, nhưng rồi ai mua? Hay tổ chức sản xuất và bao tiêu như thế nào cho người nông dân, nhất là những sản phẩm mới?... Đó đều là những vấn đề không hề nhỏ.

Cho nên đầu tư ấy thực ra mà nói, trước hết vẫn là tầm nhìn chiến lược về lợi nhuận, nhưng cao hơn là trách nhiệm với dân tộc, với sự phát triển và khai thác tối đa, hiệu quả cao những nguồn lực của đất nước.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 13.

PV: Nghị quyết 19-NQ/TW cũng đã đặt ra tư duy mới là chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

Nhìn vào bước đi chiến lược của Tập đoàn TH, chúng ta cảm nhận được tư duy về kinh tế nông nghiệp khá rõ ràng, bởi 2 yếu tố: Một là ứng dụng công nghệ cao - một trong những điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành sản xuất kinh tế nông nghiệp; và hai là các danh mục sản phẩm đầu tư rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu phong phú của con người.

Ông đánh giá ra sao về tư duy làm kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh mới của doanh nhân Thái Hương, đặc biệt là hoạt động ứng dụng công nghệ cao và sự phát triển của Tập đoàn TH?

Ông Hồ Xuân Hùng: Thực ra, tư duy về kinh tế nông nghiệp không phải bây giờ mới có. Chúng ta đã có kinh tế nông nghiệp từ lâu. Ngay trong hoạt động đào tạo, trước đây, Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) đã có khoa Kinh tế nông nghiệp; chỉ có Học viện Nông nghiệp mới đào tạo chuyên về kỹ thuật nông nghiệp.

Giờ đây, chúng ta nói rõ hơn để tránh nhầm lẫn, xác định với nhau rằng chuyển dịch nông nghiệp từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, có nghĩa là sản xuất nông nghiệp không chỉ cần có kỹ thuật mà còn phải đem lại hiệu quả cuối cùng.

Khát vọng làm giàu của người nông dân đã có từ xa xưa, từ khi bố mẹ tôi làm nông dân đã có khát vọng kiếm tiền để nuôi con ăn học. Nếu không có tư duy kinh tế thì làm sao nghĩ được như vậy? Chỉ có điều, trước đây là lo ăn lo mặc; còn bây giờ phải lo làm sao cho thu nhập tăng lên, có cuộc sống sung túc hơn, khá giả hơn.

Chúng ta đã chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng XHCN đến nay là hơn 35 năm, kế tiếp cũng sẽ là tư duy ấy - tư duy kinh tế nông nghiệp, không khác được. Vì thế phải nghĩ được rằng, bất kể nhà đầu tư nào đầu tư vào nông nghiệp cũng vậy, không phải chỉ doanh nghiệp, mà cả hợp tác xã hay hộ dân, giờ đây đều phải có tư duy đầu tư chiến lược, liên kết làm ăn. Do đó cũng cần rà soát lại và định hướng chính sách cụ thể hơn, sao cho thực sự chúng ta “ngửa bài” với nhau rằng: cơ chế thị trường.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 14.

Đơn cử như, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho nông dân là một trách nhiệm rất lớn của nhà đầu tư, nhưng vấn đề đặt ra là gì? Đó là trong bối cảnh mới, đòi hỏi phải làm nông nghiệp công nghệ cao, chứ không làm nông nghiệp truyền thống nữa. Mà đã là nông nghiệp công nghệ cao thì đầu tư cho 1ha rất lớn nhưng số lao động chuyển dịch vào 1ha lại rất ít, năng suất người lao động trên 1ha rất cao. Vậy phải xử lý bài toán giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân như thế nào? Chính sách ra sao cho hài hòa hợp lý để sớm đưa được công nghệ cao vào sản xuất?

Có thể nói, chúng ta đã muộn lắm so với thế giới. Chỉ so với những nước xung quanh Việt Nam, như Thái Lan, Singapore thôi, thử hỏi đất nước họ tài nguyên có được như chúng ta không mà sao nền nông nghiệp của họ phát triển được như vậy? Hay có dịp sang Đài Loan (Trung Quốc), tôi giật mình khi thấy họ có những giống mình đang rất muốn mua về mà chưa được.

Quan trọng là phải lựa chọn được đầu tư cái gì và khi đã đầu tư thì ai làm, ai hỗ trợ, ai dẫn dắt? Nếu không thì làm sao chúng ta tiếp cận được với cái mới, làm sao người nông dân có được kiến thức để tiếp thu công nghệ mới của thế giới. Đó là câu chuyện phải tính toán rất cụ thể.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 15.

PV: Giai đoạn ông làm Chủ tịch tỉnh Nghệ An, những tập đoàn như TH còn chưa hình thành mà đang trong thời gian nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư tại địa phương. Khi đó, ông cảm nhận ra sao về không khí làm kinh tế, hay nói cách khác là sự sẵn sàng, quyết tâm của những doanh nghiệp như Tập đoàn TH để đầu tư vào tỉnh nhà?

Ông Hồ Xuân Hùng: Thời tôi làm Chủ tịch tỉnh cách đây gần 30 năm, ra Trung ương cũng đã 23 năm. Khi ấy, cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển chưa nhiều. Mà tập đoàn nhà nước thì chúng ta biết rồi, bên cạnh những mặt mạnh, họ còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Tuy nhiên, tôi vẫn tin tưởng và khẳng định rằng nhất định các doanh nghiệp lớn sẽ vào Nghệ An, bởi đây là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, hệ thống giao thông không hề yếu kém và miền Tây Nghệ An là một vùng đất màu mỡ. Để lên miền Tây thì vẫn còn khó khăn, nhưng nói về trục dọc là không yếu kém như một số địa phương khác. Chỉ có vấn đề là ai, doanh nghiệp nào sẽ vào?

Ngay như Tate & Lyle là tập đoàn đầu tư nước ngoài, sau khi thực hiện khảo sát tại nhiều tỉnh thành, họ đã lựa chọn Nghệ An để đầu tư nhà máy mía đường. Rồi sau đó là TH cùng một số tập đoàn khác. Và tôi tin rằng sẽ còn nhiều tập đoàn đầu tư vào Nghệ An.

Trong đó, dù là tập đoàn nước ngoài hay tập đoàn lớn trong nước, có thể thấy quyết định đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, du lịch hay thương mại thường dễ dàng hơn, nhưng đầu tư nông nghiệp thì không phải doanh nghiệp nào cũng dám mạo hiểm vào. Ngay bây giờ cũng vậy, trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp rất thấp. Trong khi đó, đất nông nghiệp lại rất nhiều, nhu cầu rất lớn và có tiềm năng để phát triển tốt.

Đảng ta đã xác định nông nghiệp là một lợi thế, trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Điều này càng ngày càng được thấy rõ. Vậy phải làm sao để khai thác tốt lợi thế này, để doanh nghiệp tin tưởng vào chính sách thu hút đầu tư, tiếp tục khai thác lợi thế của quốc gia, đó là chuyện khó.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 16.

PV: Tập đoàn TH thực sự khởi sự và đầu tư vào Nghệ An là từ năm 2009, nghĩa là tuổi đời của doanh nghiệp đến nay cũng chỉ khoảng hơn chục năm, thế nhưng những dấu ấn để lại rất lớn.

Quan sát hành trình phát triển của Tập đoàn TH, ở thời điểm ban đầu ấy, có bao giờ ông hình dung được doanh nghiệp này lại có những bước tiến nhanh, mạnh và đạt được hiệu quả như hiện nay không?

Ông Hồ Xuân Hùng: Để nói về điều này, chúng ta cần nhìn nhận thêm những việc TH đã làm. Đơn cử như việc Tập đoàn TH đầu tư vào Sơn La, có thể nói là một sự lựa chọn quá đúng đắn.

Trước đây, có ai ngờ rằng Sơn La lại trở thành một trung tâm, thủ phủ hoa quả lớn của miền Bắc. Khi đó, từ một chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy Sơn La, là đưa cây ăn trái lên đất dốc, đã tạo được những chuyển biến rất lớn.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 17.
Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ, Sơn La.

Vừa qua tôi có lên Sơn La, xem lại mới thấy rằng từ một chủ trương đúng đắn; lại có cán bộ năng động, nhiệt tình sẽ giúp thu hút và lôi kéo được doanh nghiệp tham gia. Rõ ràng phải có những thay đổi, đột phá mạnh mẽ trong đường lối cùng cách thức để thu hút doanh nghiệp, mới tạo nên được những chuyển biến lớn và tích cực cho địa phương. Khi thấy Tập đoàn TH đầu tư vào Sơn La, tôi mừng lắm! Có lẽ đó cũng là lý do vì sao gần đây TH chuyển nhanh sang ngành hàng nước tinh khiết, nước ép trái cây sạch.

Mà sản phẩm của Tập đoàn TH bao giờ cũng có đầu vào sạch. Tôi muốn nhắc lại là xanh và sạch, chúng ta đừng quên từ sạch. Từ năm 2016, tôi có cơ hội sang Mỹ, họ đã không dùng từ nông nghiệp xanh nữa vì đây là điều gần như đương nhiên. Thay vào đó là phát triển nền nông nghiệp sạch, mà đây mới là vấn đề thách thức. Tại một quốc gia lớn và phát triển như vậy, họ nói nền nông nghiệp của Mỹ là nông nghiệp sạch 100%, nhưng sản phẩm hữu cơ mới chỉ có 5%. Như vậy có thể thấy rằng, sự tồn tại và phát triển của một nền nông nghiệp là ở yếu tố sạch.

Nhìn vào hướng đi của doanh nhân Thái Hương và Tập đoàn TH, bao giờ họ cũng xác định sản phẩm cuối cùng là sản phẩm sạch, từ đó mới lựa chọn địa bàn, cây con, hướng phát triển… kết hợp với đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người. Vì thế tôi tin rằng, với xu hướng đầu tư sản phẩm ấy, chắc chắn Tập đoàn TH sẽ thành công.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 18.

PV: Bản thân doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược đúng đắn là rất quan trọng, nhưng có lẽ đó mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ nữa thì sao, thưa ông? Nhất là với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như Tập đoàn TH…

Ông Hồ Xuân Hùng: Khi Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào Nghệ An thì tôi đã ra Trung ương, nhưng tôi luôn dõi theo hành trình của họ. Có thể khẳng định rằng, TH phát triển được, bên cạnh sự quyết tâm của chính họ là điều không cần bàn cãi, thì còn một yếu tố không thể thiếu đó là sự ủng hộ của các thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Nghệ An. Cho đến nay, thế hệ hiện tại vẫn ủng hộ rất lớn. Cùng với đó, cán bộ các cấp từ tỉnh, huyện đến người dân đều rất tin tưởng.

Ở vùng Phủ Quỳ, đã có hàng chục nghìn hộ trồng cả cỏ và mía để cung cấp cho Tập đoàn TH, đời sống khá giả. Tôi gặp một số người dân và hỏi: “Tại sao bà con lại dám làm thế?”. Họ bảo: “Bởi vì thực ra chúng tôi giàu có lên là nhờ TH. Chúng tôi rất tin tưởng khi trồng nguyên liệu cho họ, tham gia vào chuỗi sản xuất của họ”. 

Đặc thù ở nước ta, kể cả là một tập đoàn lớn như TH, thì cũng không bao giờ có thể tích tụ đủ đất để làm được. Thành công của TH là từ cái Tâm, mà không chỉ đơn thuần là cái Tâm của con người, đó còn là cái Tâm - trung tâm là nhà máy và vùng sản xuất, từ đó liên kết chuỗi với người dân rất tốt.

Từ việc hỗ trợ làm giống đến hỗ trợ bao tiêu sản phẩm đảm bảo với tất cả như vậy, thử hỏi người dân ai chẳng tin tưởng. Mấy năm khó khăn, chao đảo vì Covid-19, TH vẫn đảm bảo được sinh kế cho người dân. Mà người dân tin tưởng, lãnh đạo chính quyền địa phương ủng hộ thì nhất định thành công.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 19.

PV: Vẫn là câu chuyện ở giai đoạn đầu khởi sự làm nông nghiệp công nghệ cao, một trong những khó khăn lớn có lẽ là làm sao hài hòa được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là người nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất, thường sẽ có khá nhiều những góc nhìn còn trái ngược giữa hai bên.

Vậy làm sao để một Tập đoàn như TH có thể hóa giải và gắn kết được với người nông dân trong giai đoạn đầu khó khăn ấy? Bởi khi mọi việc đã có thành quả rồi thì thuyết phục người dân cũng trở nên dễ dàng hơn, nhưng trước đây ở giai đoạn đầu, họ đâu có gì trong tay để người dân tin tưởng.

Ông Hồ Xuân Hùng: Bất cứ tập đoàn nào đầu tư nông nghiệp cũng vậy, để có nguồn nguyên liệu thì rất ít doanh nghiệp có thể tự chủ được hoàn toàn, hầu hết phải liên kết với người dân.

Chúng ta hãy thử nhìn vào một số tập đoàn nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, vì sao họ thành công, là bởi họ gắn kết được với người dân ở vùng dự án. Và gắn kết bằng gì, thì trước hết vẫn phải là vì lợi ích của người nông dân. Nếu không thể đảm bảo lợi ích cho người dân thì không bao giờ họ tin tưởng. Không phải chỉ là lợi ích thu nhập từng ngày mà là lợi ích lâu dài của họ, trên đồng đất của họ. Người dân quan tâm chuyện đó lắm.

Hiện nay, tích tụ tập trung đất đai của chúng ta còn khó khăn vướng mắc vì nhiều vấn đề. Chưa bàn về những tồn tại ở mặt chính sách, thì trong quá trình doanh nghiệp đứng ra tổ chức tích tụ tập trung cũng còn không ít bất cập, không chuẩn chỉnh, thiếu đầu tư cho người dân khi xây dựng cơ chế, dẫn đến tựu trung lại là sẽ không làm được. Ngược lại, nếu xử lý tốt, hài hòa, hợp lý mối quan hệ đó thì người dân tham gia vào ngay.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 20.

Cho nên buổi ban đầu bao giờ cũng khó. Tập đoàn TH vào sớm và ngay từ đầu họ đã đưa ra mục tiêu cùng những bước đi được xác định rất rõ ràng. Không phải làm lớn ngay từ đầu đâu. Nếu làm lớn từ đầu thì sập ngay, làm sao có đủ được nguyên liệu.

Điều quan trọng là họ đã giải quyết được từng vấn đề. Lên vùng Quỳ Hợp, ta sẽ thấy không phải là giống cỏ truyền thống nữa, vậy thì giống cỏ nào, ai là người đưa giống cỏ mới về, tiền đâu để trồng được giống cỏ đó cho bò sữa ăn; và làm sao để người nông dân tin được là trên 1ha sẽ tạo ra được một con số thu nhập nhất định cho họ. Hợp đồng ban đầu để thu mua giữa doanh nghiệp và người nông dân có xác định, nếu dưới mức đó là TH chịu.

Có nghĩa rằng, những cam kết của doanh nghiệp phải rất rõ ràng, đảm bảo lợi ích cho người nông dân không chỉ trước mắt mà còn trong lâu dài, trên mảnh đất của họ. Điều đó TH làm được, nên người dân tin. Thành công của Tập đoàn TH là ở chỗ đó. Và đầu tư vào đâu, vùng nào, địa phương nào thì Tập đoàn TH cũng thực hiện cam kết của mình, chứ không chỉ ở riêng Nghệ An.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 21.

PV: Từ câu chuyện của TH, ông có tin rằng chúng ta sẽ xây dựng được các thương hiệu có thể ghi dấu ấn trên trường quốc tế, tạo thành thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?

Ông Hồ Xuân Hùng: Việt Nam chúng ta đến gần đây mới ý thức hơn về vấn đề thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu quốc gia có khả năng cạnh tranh quốc tế. Trước đây, phải nói rằng chúng ta chưa thực sự coi trọng vấn đề thương hiệu, và thậm chí không chỉ người dân mà cả doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu có ý nghĩa rất lớn, là trách nhiệm lâu dài. Mà muốn xây dựng thương hiệu thì tôi có quan niệm khác, đó là thương hiệu quốc gia phải dựa trên cơ sở thương hiệu doanh nghiệp.

Ví dụ như nói đến Samsung, ai cũng biết đây là doanh nghiệp của Hàn Quốc; nói đến Toyota, ai cũng biết là doanh nghiệp của Nhật Bản. Đi ra nước ngoài, người ta quan tâm nhất là nước mình có sản phẩm nổi bật nào trên thị trường để họ biết và nhớ đến.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 22.

Vậy thì chúng ta hãy tập trung đi vào xây dựng thương hiệu doanh nghiệp có tầm quốc gia và quốc tế. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đã có nhận thức đúng và đang đi vào xây dựng thương hiệu cho chính doanh nghiệp mình có tầm cỡ quốc gia và quốc tế như vậy.

Có cơ hội đi khá nhiều nơi để quan sát, học hỏi, tiếp xúc, nhất là đến những nơi Tập đoàn TH đã có mặt, tôi thấy rằng người dân họ đều biết đến thương hiệu này, thậm chí còn biết rất rõ tên người chủ của Tập đoàn, nhất là Việt kiều thì họ rành vô cùng.

Giờ đây nói về sản phẩm sữa tươi sạch mang thương hiệu TH true Milk, nhiều nước trên thế giới biết đến. Đây chính là xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mà làm rạng rỡ cho quốc gia, có tầm quốc gia và tầm quốc tế. Rất hay, rất đáng quý!

Việc của Nhà nước là cần xây dựng chương trình, xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc gia, thậm chí là phải xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp.

PV: Như vậy, bàn về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân, chúng tôi nghĩ rằng không thể chỉ đong đếm bằng câu chuyện từ thiện hay quyên góp ủng hộ nữa…

Ông Hồ Xuân Hùng: Đúng vậy. Câu chuyện từ thiện là một phần trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhưng không phải tất cả.

Tôi tiếp xúc với khá nhiều doanh nghiệp, doanh nhân lớn ở nước ta và thấy rằng họ có mấy cái Tâm lớn cần được ghi nhận.

Thứ nhất, là tấm lòng tri ân cho quê hương, cho tổ quốc, nhất là khi họ đã thành công, doanh nghiệp của họ đã thành công ở nước ngoài rồi. Đó là cái Tâm lớn nhất.

Vậy thì tri ân bằng cái gì, tri ân không chỉ bằng việc đi làm từ thiện, mà vấn đề lớn hơn là đầu tư cái gì, phát triển kinh tế như thế nào trên quê hương mình để có thể trước hết là tạo được vị thế cho họ, cho doanh nghiệp họ và sau là cho đất nước, cho tổ quốc.

Sự lựa chọn của mỗi doanh nghiệp, doanh nhân khác nhau, có nhà đầu tư chọn công nghiệp, có người chọn thương mại, du lịch, có người chọn nông nghiệp, có người lại chọn đầu tư đa ngành đa lĩnh vực, nhưng tựu trung lại, tôi thấy các nhà đầu tư lớn đều có cái Tâm vì sự phát triển của quê hương, đất nước.

Thứ hai, họ muốn đưa cái mới, những khoa học công nghệ mới nhất của thế giới về cho đất nước mình. Tuy chúng ta cũng hình thành những cơ sở nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực nhưng còn thiếu nhiều điều kiện, vậy thì doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp là những người đã có điều kiện và cơ hội tiếp cận với những công nghệ mới, khoa học tiên tiến của thế giới, họ tìm cách để đưa về Việt Nam. Ấy là đóng góp rất lớn mà có như vậy, đất nước chúng ta mới phát triển được.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 23.

Thứ ba, doanh nghiệp, doanh nhân góp phần làm cho Việt Nam nổi danh hơn trên trường quốc tế bằng những sản phẩm chất lượng của chính đất nước mình, chứ không phải chỉ thông qua hoạt động truyền thông trên báo chí, truyền hình. Truyền thông cũng rất cần thiết, nhưng hình ảnh, vị thế quốc gia được thể hiện thông qua những sản phẩm cụ thể trên thị trường thì hiệu quả và giá trị sẽ cao hơn rất nhiều.

Chúng ta đi ra nước ngoài mà bắt gặp sản phẩm nào mang thương hiệu Việt Nam, thì sự thực là cũng thấy sướng và tự hào chứ. (cười)

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 24.

PV: Tìm hiểu về quá trình công tác của ông, chúng tôi cảm nhận được ông là người mang âm hưởng, hơi thở cuộc sống gắn với con người, nhất là người nông dân, trong từng hành động, hoạt động của mình.

Đối với hoạt động sản xuất kinh tế cũng không khác nhiều, chúng tôi nghĩ phần tinh thần, phần con người là đặc biệt quan trọng. Như Tập đoàn TH, họ cũng đặt rất cao yếu tố con người trong hành động, hoạt động của mình.

Ông đánh giá ra sao về yếu tố con người và liệu nó có thể chi phối như thế nào đến đường hướng phát triển, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

Ông Hồ Xuân Hùng: Tôi cho rằng bất cứ một ai cũng vậy, dù là trong đơn vị nhỏ như gia đình, rộng hơn là doanh nghiệp hay Nhà nước, không ai là không coi trọng yếu tố con người. Phải khẳng định, con người là yếu tố quyết định của quá trình tồn tại và phát triển.

Hiện nay, dù trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ cũng khó có thể thay thế hoàn toàn con người. Nó có thể làm tiếp những việc con người đã làm và sai khiến, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng nó sẽ thay thế con người.

Ngay bản thân từng con người cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển thì phải biết tự chăm lo cho bản thân, không chỉ ở những nhu cầu cơ bản như ăn uống mà còn cần quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần như cân bằng cuộc sống như thế nào, khi căng thẳng phải thư giãn ra sao. Ai cũng cần tìm cho mình một sự cân bằng, hài hòa trong cuộc sống để tồn tại và phát triển.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 25.

Trong một doanh nghiệp cũng vậy, muốn phát triển bền vững thì phải biết coi trọng, chăm sóc đến yếu tố con người. Khi nào cán bộ nhân viên, công nhân của mình căng thẳng thì dứt khoát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ không cao. Cho nên, phải luôn cố gắng tạo cho họ một sự thoải mái, vui vẻ, phấn khởi; không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất, mà còn phải hết sức quan tâm đến đời sống tinh thần.

Tôi cho rằng cô Thái Hương là người rất quan tâm đến yếu tố văn hóa. Tôi vẫn hay nói vui rằng, chính trị cũng có giai đoạn, kinh tế cũng có khúc, có thời; còn văn hóa mới là điều vĩnh cửu tồn tại. Làm sao khuyến khích con người hướng tới văn hóa - văn hóa truyền thống, văn hóa lành mạnh, văn hóa phát triển.

Tôi đã từng có bài viết về văn hóa doanh nhân, trong đó nói rất rõ: Bất cứ một doanh nhân, doanh nghiệp nào mà thiếu văn hóa từ chính mình thì không bao giờ doanh nghiệp ấy có thể tồn tại lâu dài được. Nếu có tồn tại thì sẽ là trong một môi trường xấu, thậm chí độc hại là đằng khác.

Và thực tế, một doanh nghiệp tồn tại được thì chủ doanh nghiệp, doanh nhân đó phải có văn hóa rất lớn. Tôi rất mừng khi quan sát các doanh nghiệp lớn của chúng ta hiện nay, các doanh nhân đa phần đều có trình độ văn hóa, đặc biệt là trong đối nhân xử thế với người lao động. Văn hóa khác với giáo dục, có người giáo dục rất cao nhưng văn hóa vẫn thấp, cũng có người học thấp mà văn hóa rất cao.

PV: Như vậy có thể khẳng định, trách nhiệm xã hội của doanh nhân, doanh nghiệp xuất phát phần nhiều từ câu chuyện văn hóa, từ cái Tâm của họ, chứ không hoàn toàn từ câu chuyện kinh tế. Ông có thể chia sẻ điều khiến ông ấn tượng về văn hóa của doanh nhân Thái Hương?

Ông Hồ Xuân Hùng: Tôi ấn tượng nhất ở doanh nhân Thái Hương là một tầm nhìn đi trước thời đại và sự quyết tâm cao độ để thực hiện được tầm nhìn của mình. Trong đó, đặc biệt ấn tượng là tất cả những điều đó đều hướng Thiện.

Bất kể làm việc gì, cũng đều hướng đến cái Thiện. Làm cho bằng được, cũng vẫn là vì cái Thiện; chứ không ít người làm bằng được một việc là vì điều ác đâu, kinh tế thị trường này là như vậy.

Làm từ thiện là việc rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu giải quyết được việc làm cho hàng chục nghìn người lao động ở vùng dự án, đóng góp ngân sách lớn cho địa phương và đánh thức nguồn lực của các vùng đất trở thành những vùng kinh tế trù phú, phát triển. Đó mới là những trách nhiệm lớn lao đặt lên vai doanh nghiệp gánh vác.

Mà những nơi TH đầu tư đều là những vùng khó khăn. Trước đây đường sá đi lại không hề dễ dàng, còn bây giờ hãy đến để thấy, đời sống bà con nhân dân vùng kinh tế ấy khác hẳn. Đó là một nét điển hình tôi cho là thể hiện trách nhiệm xã hội rất lớn của cô Thái Hương và Tập đoàn TH.

Về khía cạnh con người, cô Thái Hương là người rất quan tâm đến hoạt động văn hóa xã hội của người lao động gắn với tổ chức. Là sự quan tâm để tạo cân bằng trong từng con người, tạo sự hưng phấn và bồi đắp lòng yêu nghề, cũng như tình cảm của người lao động với doanh nghiệp. Nếu không xây dựng lòng yêu nghề, yêu doanh nghiệp của người lao động thì sự thực là muốn mấy thì muốn, cũng khó mà phát triển được.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 26.

Một điểm nữa, bao giờ cô Thái Hương cũng rất quan tâm cho văn hóa ở những nơi mà Tập đoàn TH đầu tư, không chỉ người lao động mà là vấn đề văn hóa của cả vùng đó. Những gì có thể giúp được để phát triển văn hóa vùng đất là cô Thái Hương cùng Tập đoàn TH sẽ làm. Đó là điều rất đáng trân trọng.

Cái Tầm của một doanh nghiệp, doanh nhân lớn là ở chỗ đó. Đó là văn hóa thực sự, văn hóa của doanh nhân!

Tất nhiên, với những doanh nghiệp nhỏ thì chúng ta cần chia sẻ với họ, không phải họ không có Tâm mà là do chưa đủ điều kiện để lo được cho xã hội. Ngược lại, những doanh nghiệp có điều kiện mà không lo cho xã hội thì cần phải xem lại.

Quay trở lại nói về hoạt động từ thiện, đóng góp của cô Thái Hương cùng Tập đoàn TH là rất rõ. Đơn cử như việc xóa nhà tạm tại Nghệ An có lẽ là một trong những hoạt động tiêu biểu nhận được sự đóng góp, ủng hộ của Tập đoàn TH.

Đầu tháng 2 năm nay, Chương trình vận động hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025 được phát động. Trong giai đoạn khó khăn như vậy, Tập đoàn TH, Ngân hàng TMCP Bắc Á thông qua Quỹ Vì Tầm Vóc Việt ủng hộ 10 tỷ đồng. Sau đó cũng trong tháng 2, tại Chương trình gặp mặt các doanh nhân là người Nghệ An để vận động đầu tư phát triển quê hương và hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh, cô Thái Hương tiếp tục ủng hộ 5 tỷ đồng.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 27.

PV: Từ câu chuyện kinh doanh, văn hóa của doanh nhân, doanh nghiệp, nhìn xa hơn một chút trong khía cạnh con người, chúng ta thấy cách bà Thái Hương và Tập đoàn TH đầu tư vào nông nghiệp là tạo ra một sự thay đổi căn bản trong tư duy, trình độ của người nông dân.

Hiện tại, họ đã được tiếp cận với trình độ mới trong chuỗi sản xuất của một tập đoàn lớn - điều mà 10-20 năm trước, chúng ta hoàn toàn không nghĩ đến, chỉ là sản xuất manh mún như ông chia sẻ. Về lâu dài, chúng ta sẽ có một thế hệ nhân lực có tư duy và nhận thức tiến bộ trong sản xuất kinh tế gắn với công nghệ ở từng lĩnh vực của đất nước.

Đó cũng là trách nhiệm lớn của một doanh nghiệp, doanh nhân, thưa ông?

Ông Hồ Xuân Hùng: Điều này hoàn toàn chính xác. Ở nước ta, trước đây còn nặng kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh. Những năm gần đây, chúng ta đã coi trọng kinh tế tư nhân hơn, đặt nó về đúng vị trí, vai trò đối với nền kinh tế. Nhưng bất kể là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp lớn bao giờ cũng giữ vai trò dẫn dắt trong phát triển kinh tế.

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay, để biết một quốc gia có phát triển hay không, người ta nhìn vào sự vững mạnh của cộng đồng doanh nghiệp. Vậy thì vai trò của doanh nghiệp thời nay là gì, họ phải thúc đẩy phát triển kinh tế như thế nào? Tôi cho rằng cần xác định mấy yếu tố như thế này:

Yếu tố thứ nhất là nguồn lực tại chỗ đến đâu, phải chỉ ra được. Sau đó rất quan trọng là xem khoa học công nghệ của thế giới đã phát triển như thế nào, mình có thể làm được gì từ đó. Luôn phải tự đặt câu hỏi, tại sao có những nước nguồn lực không đáng kể mà họ vẫn phát triển được, để tìm lời giải cho nước mình.

Yếu tố thứ hai, trong nguồn lực thì có nguồn lực con người. Yếu tố quyết định sự phát triển của mọi quốc gia là đều dựa vào nguồn lực này. Con người có thể là tại chỗ, hoặc lôi kéo con người từ nơi khác về và biến những gì của họ thành của mình. Ngay việc đưa khoa học công nghệ về cũng vậy, cần biến của người ta thành của mình.

Nhìn từ thực tế, giờ đây chúng ta lên vùng Phủ Quỳ để xem người dân đi thu hoạch cỏ cho bò sữa ăn bằng máy móc hiện đại, chứ không ai bứt bằng tay nữa. 20 năm trước, khi đất nước chúng ta còn không có nhiều tivi để mà xem thì không ai nghĩ được mọi thứ lại thay đổi nhanh chóng đến vậy.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 28.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp, doanh nhân phải có 3 ước vọng lớn:

Thứ nhất, tạo ra hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Muốn phù hợp với thế giới, phù hợp với xu thế thị trường mới, doanh nghiệp phải biết đưa công nghệ mới của thế giới vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Thứ hai, để thực hiện ước vọng đó, phải xác định và giải quyết được hài hoà mối quan hệ giữa các bên liên quan. Trả lời câu hỏi ai làm, thì là người lao động làm. Doanh nghiệp phải thay đổi rất căn bản người lao động từ trong tư duy canh tác, phong tục tập quán, đến cách thức tiếp cận công nghệ và biết sử dụng công nghệ mới. Đó là một quá trình rất dày công, dám đứng ra đào tạo cho người nông dân không phải dễ dàng.

Rồi thì, chính quyền có ủng hộ không. Đưa một cái máy vào thay thế hàng chục, hàng trăm lao động, chứ đâu có ít, vậy thì cần bố trí lại lao động như thế nào. Có những việc doanh nghiệp bố trí được nhưng có những việc cũng cần xã hội bố trí cùng, chia sẻ cùng. Nhưng làm sao để xã hội chia sẻ với doanh nghiệp, thì đó là điều cũng vất vả lắm mới làm được.

Thứ ba là từ đó, tạo nên vị thế của đất nước dựa trên sản phẩm của doanh nghiệp. Những gì thế giới làm được, Việt Nam cũng có thể làm được. Thậm chí, nhiều lĩnh vực mình còn có lợi thế hơn. Ví dụ như sản phẩm nông nghiệp, có những điều kiện đặc thù về khí hậu, đất đai thổ nhưỡng làm cho sản phẩm trồng ở Việt Nam ngon hơn, chất lượng hơn, như quả cam hay sầu riêng chẳng hạn. Doanh nhân phải biết tận dụng những lợi thế của quốc gia. Doanh nhân Thái Hương đang là người làm tốt điều đó. 

Tôi chỉ lưu ý rằng, cần hết sức quan tâm để tránh tình trạng cũ người mới ta trong công nghệ, tránh việc mình trở thành bãi thải công nghệ của thế giới.

PV: Nói về việc ứng dụng công nghệ của thế giới vào sản xuất, thật bất ngờ là Tập đoàn TH lại lựa chọn một đất nước như Israel để hợp tác chuyển giao công nghệ hiện đại. Chưa hết, vào năm 2011, Tổng thống Israel Shimon Peres khi đến Việt Nam, trải nghiệm sản phẩm của TH đã ký cho doanh nghiệp vay 100 triệu USD không cần thế chấp.

Theo ông, vì sao TH lại có thể tạo dựng sự tin tưởng và hợp tác chặt chẽ đến như vậy để chuyển giao công nghệ hiện đại, hướng đến câu chuyện sản xuất nông nghiệp xanh và sạch?

Ông Hồ Xuân Hùng: Tôi đã có dịp sang Israel vài lần, tới thăm trang trại bò đã hợp tác chuyển giao công nghệ nuôi bò sữa cho Tập đoàn TH. Đây là một quốc gia cực kỳ khó khăn về khí hậu, thiếu nước ngọt; vậy mà họ có thể biến nước biển thành nước ngọt để sử dụng. Tôi cũng đã đến vùng Biển Chết để xem khu vực ấy như thế nào mà đầu tư nông nghiệp của họ lại lớn như vậy.

Điều quan trọng ở đây là Tập đoàn TH đã chọn được bạn đường đúng, biết “chọn bạn mà chơi” khi đầu tư vào bò sữa cùng một số lĩnh vực nông nghiệp khác. Lựa chọn Israel là hoàn toàn tối ưu, bởi đó là quốc gia có điều kiện khí hậu khó khăn, khắc nghiệt nhưng nông nghiệp của họ vẫn phát triển rất tốt. Chọn được bạn đồng hành tốt thì ắt hẳn sẽ thành công, còn chọn bạn sai thì cực kỳ nguy hiểm.

Thêm nữa, doanh nhân Thái Hương cùng TH đã đưa được đúng công nghệ hiện đại về, mới của ta và mới của người. Đối tác Israel cũng đã quan sát những hoạt động của TH, cảm thấy tin cậy rồi mới có thể hợp tác như vậy. Cũng như bạn bè chơi với nhau, tôi tin rằng mỗi người đều có một sự linh cảm, để có thể chọn được bạn tốt, bạn hợp mà chơi.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 29.
Tại Nga, Tập đoàn TH đã lựa chọn được đúng công nghệ và công nghệ ấy phải tiên tiến hơn những gì nước sở tại đã có, thì mới có thể thành công được. 

Hay như việc Tập đoàn TH đầu tư vào Nga, tại sao đất nước, chính quyền, người dân Nga lại dành sự ủng hộ cho cô ấy và giao cho nhiều đất đai để đầu tư sản xuất như vậy. Quả thực, tôi cũng không ngờ rằng doanh nhân Thái Hương lại thành công với bò sữa trên đất Nga vì nếu nói về sữa và chế phẩm từ sữa thì ta còn phải nhập của họ, còn thiếu kinh nghiệm hơn họ. Thế nhưng khi Tập đoàn TH nhập đàn bò về, doanh nghiệp đã hoàn toàn chinh phục người Nga, bởi giống bò sữa từ Mỹ hơn hẳn bò Nga. Sự tin tưởng đó cùng với quỹ đất được giao và kinh nghiệm đầu tư, chắc chắn Tập đoàn TH sẽ tiếp tục thành công trên đất Nga.

Có thể thấy, Tập đoàn TH đã lựa chọn được đúng công nghệ và công nghệ ấy phải tiên tiến hơn những gì nước sở tại đã có, thì mới có thể thành công được. Nếu công nghệ chỉ ngang bằng thôi thì chắc chắn sẽ khó cạnh tranh.

PV: Mở rộng câu chuyện "chọn bạn mà chơi", ông và doanh nhân Thái Hương cùng một số chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực khác của Việt Nam đều là thành viên Tổ tư vấn kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. Nữ doanh nhân Thái Hương có lẽ là một trong những doanh nhân điển hình tham gia rất tích cực vào công tác tư vấn, tham vấn, hiến kế để đưa ra những giải pháp chính sách phát triển cho các lĩnh vực và địa phương.

Ông đánh giá ra sao về vai trò này của một doanh nhân như Anh hùng Lao động Thái Hương?

Ông Hồ Xuân Hùng: Cá nhân tôi rất coi trọng ý kiến tư vấn của doanh nghiệp, ngay cả trước kia làm Thứ trưởng cũng vậy, bởi đó là những lời nói thật nhất từ chính khó khăn họ đã gặp phải. Thuận lợi, khó khăn gì, tại sao lại như vậy, không ai có thể nói ra những điều đó tốt hơn doanh nghiệp. Những người quan sát đôi khi sẽ không thể đi vào đúng bản chất sâu xa những tồn tại, vướng mắc như những người thực hiện.

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 30.
6 thành viên Tổ tư vấn kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. (Ảnh: NVCC)

Riêng doanh nhân Thái Hương, tham gia vào Tổ tư vấn kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, khi cô ấy nêu vấn đề thì đó không phải là đòi hỏi cho doanh nghiệp của riêng cô ấy, mà là nêu lên những vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bởi có khi cái vướng đó các doanh nghiệp cũng không tiện nói ra với cán bộ, chính quyền, còn bạn kinh doanh với nhau lại có thể dễ dàng chia sẻ cho nhau hơn.

Phải có môi trường để nghe được sự thật, thì doanh nhân Thái Hương là người có môi trường để nghe được sự thật về những khó khăn của địa phương, hơn là những nhà tư vấn như chúng tôi. Cho nên, ý kiến phản biện hay nêu ra khó khăn, vướng mắc trong tổ tư vấn kinh tế tỉnh Nghệ An của cô Hương là rất khách quan và vô tư, mà không ai cãi được (cười).

Còn giải pháp doanh nhân ấy nêu có cái hợp lý, có cái còn phải nghiên cứu thêm vì còn phụ thuộc vào tư duy của từng người. Nhưng để phát hiện được sự thật thì không phải dễ đâu.

Đặc biệt, những tư vấn, ý kiến đóng góp của doanh nhân Thái Hương bao giờ cũng trên tinh thần làm sao để giúp Nghệ An phát triển tốt hơn. Tư duy từ ban đầu của cô ấy đã là như vậy và đến giờ vẫn thế. 

PV: Xin hỏi ông một câu cuối cùng, để khép lại câu chuyện về doanh nhân Thái Hương và Tập đoàn TH. Từ hành trình Vì tầm vóc Việt, chúng tôi cho rằng, đó là một hành trình truyền cảm hứng. Ông nghĩ sao về tầm vóc và tương lai của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp?

Ông Hồ Xuân Hùng: Gần đây, Đảng ta đã có Nghị quyết đánh giá rất rõ vai trò của kinh tế tư nhân, “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Kinh tế muốn phát triển thì doanh nghiệp tư nhân phải ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng.

Mà sự thực là kinh tế tư nhân phát triển sớm bao nhiêu thì đất nước phát triển nhanh bấy nhiêu. Có điều chúng ta cần có chính sách hợp lý, làm sao để vừa khuyến khích được cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, đồng thời cũng giám sát, kiểm soát được họ. Thêm vào đó, cũng cần tin tưởng họ, bởi rất nhiều doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh đàng hoàng, tử tế và vì cái tâm.

Tôi quan sát và thấy mừng là lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn đến đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân nói chung, trong đó có doanh nghiệp tư nhân.

Chúng ta cần có một cam kết chính trị mạnh mẽ để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, để doanh nghiệp thể hiện sứ mệnh và trách nhiệm của mình.

PV: Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện ý nghĩa! Chúc cho ngành nông nghiệp Việt Nam với sự đồng hành của những doanh nghiệp có Tâm và Tầm như Tập đoàn TH sẽ ngày càng phát triển, bứt phá mạnh mẽ và bền vững hơn!

Anh hùng Lao động Thái Hương và triết lý tâm sáng hướng thiện dẫn dắt khát vọng kiến quốc- Ảnh 31.
12/10/2023 06:00

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top