Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ. Ngày này bắt nguồn từ cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt may chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy.
Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses) theo tên một bài thơ được viết lúc đó. Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn.
Sau này bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát và trở nên quen thuộc trong các cuộc đấu tranh của những người phụ nữ. Lời thơ từ một nhà thơ Mỹ là James Oppenheim (1882 – 1932), ông viết bài thơ này năm 1911 và xuất bản lần đầu trên tạp chí “The American” vào tháng 12 năm 1911.
Bài thơ này được ít nhất là 3 nhạc sĩ phổ nhạc, và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản nhạc xưa nhất có lẽ là của Martha Coleman và Caroline Kohlsaat. Bài hát được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trình diễn trong suốt thế kỷ XX như Joan Baez, Mimi Farina, Judy Collins, Ani DiFranco, Utah Phillips, John Denver và Josh Lucker.
Bài hát này thể hiện tinh thần phụ nữ nhiệt huyết tranh đấu vì bánh mì – tượng trưng cho đời sống vật chất không nghèo đói và hoa hồng, tượng trưng cho những giá trị tinh thần cao đẹp mà phụ nữ muốn vươn tới.
Lời bài hát 8/3 bằng tiếng Việt
Bánh mì và hoa hồng
Khi ta tiến bước trong ngày tươi sáng
Triệu căn bếp đen ngòm, nghìn xưởng dệt tối tăm
Bỗng rực rỡ với ánh dương bất ngờ
Vì thế giới nghe ta hát: Bánh mì và hoa hồng!
Khi ta tiến bước, tiến bước, ta đấu tranh cho cả đàn ông
Vì họ là con của phụ nữ và ta lại làm mẹ họ đây
(Đàn ông không thể tự do cho đến khi đời nô lệ của ta chấm dứt)
Đời ta không thế cứ đổ mồ hôi từ lúc sinh ra đến lúc lìa đời
Cả trái tim và cơ thể đói khát,
Hãy cho chúng tôi bánh mì, nhưng cũng cho chúng tôi hoa hồng
Khi ta tiến bước, tiến bước, vô số hồn thiêng phụ nữ
Đi và khóc, qua tiếng hát của ta, lời cầu bánh mì thuở trước
Thêu thùa, yêu mến và đẹp đẽ, tinh thần mệt mỏi của họ đã biết
Vâng ta dấu tranh cho bánh mì, nhưng ta cũng tranh đấu cho hoa hồng
Khi ta tiến bước, tiến bước, ta mang lại tương lai vĩ đại
Phụ nữ tiến lên là cả bộ tộc tiến lên
Không còn kẻ làm người hưởng, 10 lao động cho một kẻ nằm không
Nhưng chia sẻ vinh quang cuộc đời – bánh mì và hoa hồng, bánh mì và hoa hồng!
(TĐH chuyển ngữ)
Lời bài hát 8/3 bằng tiếng Anh
Bread and Roses
As we go marching marching in the beauty of the day
A million darkened kitchens, a thousand mill lots gray
Are touched with all the radiance that a sudden sun discloses
For the people hear us singing: bread & roses, bread & roses!
As we go marching, marching, we battle too for men
For they are women’s children & we mother them again
(For men can ne’er be free til our slavery’s at an end)
Our lives shall not be sweated from birth until life closes
Hearts starve as well as bodies, give us bread but give us roses.
As we go marching, marching, unnumbered women dead
Go crying thru our singing their ancient call for bread
Small art & love & beauty their drudging spirits knew
Yes it is bread we fight for, but we fight for roses too.
As we go marching, marching, we bring the greater days
The rising of the women means the rising of the race
No more the drudge & idler, ten that toil where one reposes
But a sharing of life’s glories – bread & roses, bread & roses!