Aa

Bản tin BĐS 24h: Tràn lan công trình vi phạm kiểu mới

Thứ Sáu, 25/12/2020 - 18:50

Tràn lan công trình vi phạm kiểu mới; CĐT chung cư Stellar Garden bị xử phạt 35 triệu đồng vì vướng nhiều sai phạm; Vĩnh Phúc thu hồi hàng loạt dự án chậm tiến độ là những nội dung chính trong bản tin BĐS 24h.

Tràn lan công trình vi phạm kiểu mới

Theo tienphong, ghi nhận tại khu vực phường Trúc Bạch (quận Ba Đình), hàng loạt công trình xây dựng tại các số nhà 19, 25, 27 Nguyễn Khắc Hiếu; số nhà 25 Ngũ Xã; 52 Ngũ Xã. Các công trình này đều có điểm chung là thêm chiều cao tầng lửng (được cấp phép) để biến thành tầng. Không những vậy, từ tầng 2 trở lên, hầu như đều xây đua ra ít nhất 1 mét. Những khối diện tích này được chủ đầu tư xây quây thành những phòng riêng biệt.

Liên quan đến vấn đề này, KTS Nguyễn Anh Tuấn - chuyên gia quy hoạch khẳng định: "Công trình vi phạm về khoảng lùi đối với khu phố cũ và có dấu hiệu xây vượt chỉ giới đường đỏ. Ban công quy định là 2 bên hở, nhưng ở đây xây dựng quây bê tông thành phòng, vi phạm trật tự xây dựng kiểu mới. Nhiều công trình ban đầu chỉ đưa bê tông ra ngoài 1- 2m, đến khi gần hoàn thiện mới xây gạch kín các tầng, đẩy lực lượng quản lý vào thế khó. “Nói vậy, nhưng muốn xử lý vẫn sẽ xử lý được nếu lực lượng chức năng kiên quyết”.

Tràn lan công trình vi phạm kiểu mới: Xử lý nửa vời

Tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy), công trình số 2 ngõ 77 Yên Hòa, công trình số 73 Yên Hòa cũng đang có dấu hiệu xây dựng sai so với giấy phép xây dựng. Công trình 73 Yên Hòa đang xây 5 tầng, tầng tum biến thành tầng thứ 6, sắt chờ vẫn tiếp tục chọc lên trời. Cả 2 công trình đều xây dựng lấn chiếm khoảng không phía trên. Công trình số 2 ngõ 77 Yên Hòa, ngõ nhỏ lại bị công trình xây dựng xâm lấn không gian bên trên, che chắn ánh sáng của cả ngõ khiến nhiều người dân bức xúc.

Ông Nguyễn Ngọc Lăng, Phó Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch, nói rằng, ông mới về phường 4 tháng nên chỉ biết rõ công trình 25 Ngũ Xã vừa xây dựng; các công trình còn lại đã được kiểm tra và báo cáo lại là xây dựng đúng và không có sai phạm. Đại diện Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Ba Đình nói rằng, tất cả các công trình báo nêu đều đã bị xử phạt về môi trường. Theo vị này, việc xây dựng có khoảng lùi rất khó, vì ở đây tấc đất tấc vàng, có ai bỏ ra hàng tỷ đồng mua đất rồi lùi khoảng không.

Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ Hà Nội có quy định quản lý chiều cao tối đa, mật độ xây dựng, tổ chức không gian kiến trúc các ô phố. Theo đó, các công trình xây dựng tại phố Trần Tế Xương, Nguyễn Khắc Hiếu, Ngũ Xá, Phạm Hồng Thái có chiều cao tối đa với mặt ngoài là 3-5 tầng, còn mặt trong là 5-7 tầng, mật độ xây dựng không quá 70%, khoảng lùi từ mặt ngoài vào trong từ 3 - 6m.

Về các công trình xây dựng trên địa bàn, ông Nguyễn Xuân Quang, phó Chủ tịch UBND phường Yên Hòa, không cung cấp được thông tin nào cho báo chí. “Việc cung cấp thông tin, hồ sơ là việc của quận, chúng tôi không có trách nhiệm”.

CĐT chung cư Stellar Garden bị xử phạt 35 triệu đồng vì vướng nhiều sai phạm

Được biết, tại vị trí 35 Lê Văn Thiêm dự án do Công ty CP kinh doanh và Xây dựng Quang Minh làm chủ đầu tư còn có tên Stellar Garden. Dự án này có Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình thi công với công nghệ xây dựng Gangform Hàn Quốc.

Theo thông tin từ Sở KH & ĐT TP Hà Nội, Thanh tra Sở vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đối với Công ty CP Kinh doanh và Xây dựng Quang Minh.

Cụ thể, cơ quan chức năng chỉ rõ, nhà đầu tư đã không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 13 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 1/6/2016;

CĐT chung cư Stellar Garden bị xử phạt 35 triệu đồng vì vướng nhiều sai phạm

Giãn tiến độ thực hiện dự án, giãn tiến độ đầu tư nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 13 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 1/6/2016; Tổng cộng 2 mức xử phạt là 35 triệu đồng.

Trong quá trình thực hiện dự án đến nay, chủ đầu tư đã không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư, theo quy định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Với hành vi này, mức xử phạt là 10 triệu đồng. 

Ngoài ra, chủ đầu tư còn giãn tiến độ thực hiện dự án, giãn tiến độ đầu tư nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư theo quy định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Với hành vi này, mức xử phạt là 25 triệu đồng. Và tổng mức xử phạt đối với hai hành vi trên là 35 triệu đồng.

Vĩnh Phúc mạnh tay xử lý, thu hồi hàng loạt dự án chậm tiến độ

Theo thống kê của Sở Xây dựng Vĩnh Phúc, tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn có 73 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, khu chức năng đô thị, tổng diện tích gần 3.000 ha. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến các thủ tục đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng nên 44/73 dự án đô thị, nhà ở đang triển khai chậm tiến độ và chưa có dự án đầu tư hoàn chỉnh đạt 100% cả về quy mô, tiến độ theo chấp thuận đầu tư.

Đặc biệt, trong số 44 dự án chậm tiến độ, có 20 dự án đã hết hạn đầu tư, chủ đầu tư chưa làm hồ sơ xin gia hạn đầu tư gồm: Dự án khu đô thị mới chùa Hà Tiên, khu nhà ở thu nhập thấp Vinaconex Xuân Mai, khu nhà ở đô thị Quảng Lợi, khu trung tâm văn hóa, thể thao và giải trí Vĩnh Phúc, khu nhà ở đô thị khu dân cư số 3, khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc, khu trung tâm thương mại Vĩnh Phúc, khu đô thị Hùng Vương - Tiền Châu...

Vĩnh Phúc mạnh tay xử lý, thu hồi hàng loạt dự án chậm tiến độ

Cũng theo thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu, thực hiện thu hồi đối với 2 dự án gồm: Khu đô thị mới Núi Bầu – khu vực 2, diện tích 29,3 ha, tại các phường Liên Bảo, Khai Quang, TP Vĩnh Yên do Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Xuân Tiến Hòa Bình và khu nhà ở Hoàng Vương, diện tích 14,42 ha, tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên do Công ty Cổ phần Đầu tư số 1 làm chủ đầu tư.

Không chỉ “mạnh tay” thu hồi đối với các dự án phát triển đô thị, nhà ở chậm tiến độ, được biết, Vĩnh Phúc đã thực hiện thu hồi một số dự án lớn liên quan đến phát triển công nghiệp, nông nghiệp.

Cụ thể, đầu tháng 3/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 724 về việc thu hồi hơn 4 triệu m2 đất đã bàn giao cho một chủ đầu tư nhưng sau đó không còn nhu cầu sử dụng để bàn giao lại cho địa phương quản lý.

Ngày 27/6/2019, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1561 về việc bãi bỏ Quyết định số 2420 ngày 6/9/2014 về việc giao chủ đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Chấn Hưng, Vĩnh Tường; ngày 2/7/2019, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1610 về bãi bỏ Quyết định số 1223 ngày 5/5/2014 về việc giao chủ đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tam Dương II (Khu B).

Hai dự án này có tổng mức đầu tư gần 4.000 tỉ đồng. Trong đó, dự án khu công nghiệp Chấn Hưng có tiền thân là Cụm công nghiệp Chấn Hưng, được UBND tỉnh ra chủ trương từ năm 2002, có quy mô 129,75 ha, tổng vốn đầu tư 1.378 tỉ đồng. Trải qua 17 năm và sau 3 lần thay đổi chủ đầu tư, dự án vẫn chưa triển khai.

UBND tỉnh cũng đã ban hành Văn bản số 154, giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc cụ thể với các chủ đầu tư có dự án chậm tiến độ nhằm nắm rõ các nguyên nhân chậm tiến độ để có phương hướng xử lý phù hợp.

Riêng đối với các dự án phát triển đô thị, nhà ở trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Xây dựng đang tiến hành rà soát, đề xuất các phương án xử lý, khắc phục các tồn tại, vướng mắc đối với từng dự án, nhất là các dự án hết hạn đầu tư, các dự án chậm tiến độ, các dự án được giao đất nhưng chủ đầu tư chưa triển khai đầu tư xây dựng theo chấp thuận đầu tư.

Thị trường nhà ở suy kiệt nguồn cung, giá nhà sẽ tăng mạnh trong 3 năm tới

Kể từ năm 2019 tới nay, do công tác thanh kiểm tra ở nhiều địa phương, và hạn chế việc phê duyệt các dự án mới, nên thị trường nhà ở đã xảy ra tình trạng mất cán cân cung - cầu.

Đặc biệt, tại Hà Nội và TP HCM, các dự án nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội, giá dưới 25 triệu đồng/m2 gần như biến mất. Vì vậy, đại bộ phận người dân - là những người có thu nhập thấp như cán bộ, công nhân viên, người lao động đang mất dần khả năng sở hữu nhà ở.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được 5,2 triệu m2 nhà ở xã hội. Tuy nhiên, kết quả mới chỉ đạt được 41,5% so với yêu cầu, trong tổng số 12 triệu m2 nhà ở xã hội. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, kết quả này vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế.

Thị trường nhà ở suy kiệt nguồn cung, giá nhà sẽ tăng mạnh trong 3 năm tới

Với sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, nên trong suốt năm 2020, bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, giá nhà ở tại Việt Nam tiếp tục tăng cao.

Một năm qua, thị trường ghi nhận nguồn cung đã giảm đi 10 lần tại Hà Nội và TP.HCM, khiến giá bất động sản không thể nào giảm xuống, mà một khi giá không giảm thì rất khó phát triển.

Một nguyên nhân khác là bảng giá đất hiện tại ở các địa phương vẫn thấp hơn 30 - 40% giá thị trường. Việc chênh lệch về giá đất mà các địa phương đưa ra luôn thấp hơn giá thị trường là một trong những nguyên nhân gây bất ổn.

Đất vùng ven Hà Nội tăng ảo

Tại báo cáo mới công bố của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, 9 tháng qua, do khan hiếm nguồn hàng chính thống, giá căn hộ các phân khúc đều đang ở ngưỡng trần nên nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm và khai phá những thị trường mới ở vùng nông thôn như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Hòa Lạc… Đây là những địa phương có chủ trương phát triển thành Quận, có sự quan tâm nghiên cứu đầu tư của những nhà phát triển bất động sản lớn, có công bố quy hoạch cho sự phát triển đô thị…

Bí thư Hà Nội: Không để 'bong bóng', 'thành phố ma' trong bất động sản

Thị trường bất động sản tại Hà Nội xuất hiện nghịch lý khi giá đất trong làng xóm không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị đã có giá chào bán từ 20-30 triệu đồng /m2... Trong ảnh: "Chợ bất động sản" nhộn nhịp xuất hiện giữa mùa dịch ở xã Đồng Trúc (huyện Thạch Thất) sau khi các nhà đầu tư nghe thông tin một tập đoàn lớn đề xuất xây 2 khu đô thị “khủng” ở khu vực này.

Cũng với đó, hiện tượng các nhà đầu tư xuất hiện tại các vùng nông thôn đã làm cho đất đai làng trên xóm dưới sôi động, nhộn nhịp. Giá đất được đẩy lên cao nhanh chóng mặt. Có những nơi vài năm trước ngưỡng giá trong làng chỉ vài trăm nghìn. Nay đã lên đến vài triệu, vài chục triệu /m2. Thậm chí đất vườn, đất ruộng cũng được đẩy lên vài triệu /m2.

"Giá đất trong một số dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng hàng chục năm vẫn loanh quanh ngưỡng 30 - 40 triệu đồng/m2, nhưng đất trong làng xóm không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị đã có giá chào bán từ 20-30 triệu đồng /m2", báo cáo Hội Môi giới nêu rõ.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, bất kỳ thị trường nào có thông tin tích cực khiến nhà đầu tư kỳ vọng thì đều xảy ra hiện tượng lên giá. “Khi nghe tin chuẩn bị có dự án lớn đầu tư, thị trường khu vực đó cũng dễ xảy ra hiện tượng ăn theo rồi đẩy giá. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu đó chỉ thông tin và cứ dậm chân tại chỗ thì đất có tăng ảo rồi cũng sẽ trở về giá trị của chúng”, ông Đính nhận định

Theo ông Đính cũng cho rằng, có hiện tượng đầu cơ lướt sóng, giá tăng nhưng do một số hiện tượng “làm giá”, chiêu trò cò mồi tại một số khu vực như Thạch Thất, Hoài Đức, Đông Anh… 


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top