Aa

Bảo tồn di sản đô thị - liều thuốc giải độc cho một tương lai nhiều biến động

Thứ Sáu, 22/03/2019 - 06:01

Hà Nội hiện có nhiều công trình có tuổi đời hơn nửa thế kỷ hoặc một thế kỷ, có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, là một phần ký ức của thành phố. Việc bảo tồn di sản đô thị không chỉ làm lịch sử sống mãi mà còn góp phần xây dựng kinh tế địa phương và tạo nên bản sắc dân tộc. Nhiều khi các giá trị lịch sử văn hoá trong quá khứ là liều thuốc giải độc trong bối cảnh một tương lai nhiều biến động, không chắc chắn.

Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị thể hiện xu hướng không chỉ quan tâm đến một công trình hay một nhóm công trình riêng lẻ (yếu tố vật thể kiến trúc) mà luôn cố gắng bảo tồn cả yếu tố gắn kết như khung cảnh kiến trúc, môi trường đô thị – yếu tố hỗ trợ, bảo tồn và tôn vinh giá trị toàn vẹn của di sản. Từ đó, di sản không chỉ tồn tại mà còn “sống” được trong bối cảnh đô thị hiện đại, góp phần xây dựng một đô thị có bản sắc, giàu văn hoá, hấp dẫn, phát triển.

Được biết, vào cuối năm 2013, UBND TP. Hà Nội đã xây dựng và ban hành danh sách có tên Các công trình kiến trúc khác xây dựng trước 1954 cần được bảo tồn cùng với trường học. Trong danh sách này có nhiều công trình như Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và trụ sở Bộ Ngoại giao, Phủ Chủ tịch, trụ sở Bộ Tư pháp, trụ sở Báo Văn nghệ Quân đội, tháp nước Hàng Đậu, nhà thờ Cửa Bắc, cầu Long Biên, trường THPT Chu Văn An, nhà tù Hỏa Lò, nhà thờ Hàm Long, Ga Hà Nội…

Bảo

Bảo tồn di sản đô thị - chìa khoá hướng đến phát triển bền vững

Cùng với danh mục các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 cần được bảo tồn, Hà Nội cũng công bố danh sách biệt thự cũ. Cả hai danh mục trên đều thuộc nhóm phụ lục của Nghị quyết về việc ban hành danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Nhưng danh mục này mới chỉ bảo tồn được phần vỏ, còn phần lõi với những hoạt động di sản chưa có quy định cụ thể.

Ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khẳng định: “Bảo tồn di sản là một công việc đòi hỏi nỗ lực từ nhiều các ban ngành. Bảo tồn di sản không chỉ giúp phát triển kinh tế và văn hoá mà còn góp phần tăng cường bản sắc dân tộc cho quốc gia”. 

ông Luigi Croce, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Venice

ông Luigi Croce, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Venice

Với kinh nghiệm thực tế qua hành trình bảo tồn di sản nước Ý, ông Luigi Croce, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Venice chia sẻ tại Hội thảo quốc tế về bảo tồn di sản đô thị tại Hà Nội tổ chức chiều ngày 21/3: “Bảo tồn không chỉ làm lịch sử sống mãi mà còn góp phần xây dựng kinh tế địa phương và tạo nên bản sắc dân tộc. Nhiều khi các giá trị lịch sử văn hoá trong quá khứ là liều thuốc giải độc trong bối cảnh một tương lai nhiều biến động, không chắc chắn. Tại Ý chúng tôi đã đạt được những thành công trong việc bảo tồn các biểu tượng kiến trúc lịch sử thông qua việc điều chỉnh các công trình kiến trúc ấy cho phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Với những kinh nghiệm có được chúng tôi hi vọng có thể hợp tác với những nhà phát triển và các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể cho di sản Việt Nam giữa làn sóng phát triển mới”.

Ông Luigi cũng cho rằng trong vấn đề bảo tồn các di sản, cần phải quan tâm đến vấn đề khôi phục các công trình khi nào, làm thế nào có thể phục dựng như cũ cũng như khai thác tốt nhất những giá trị tiềm ẩn. Mặt khác, khôi phục không có nghĩa là làm mới hoàn toàn bởi những giá trị gắn kết hàng trăm năm có thể biến mất. Theo đó, tốt nhất là có thể làm hoài hoà, bảo tồn trùng tu thay vì phá sập.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top