Aa

Bất động sản 24h: Đất Hoài Đức "loạn" giá, "loạn" giao dịch

Thứ Ba, 10/09/2019 - 10:30

Đất Hoài Đức "loạn" giá, "loạn" giao dịch; Trái phiếu bất động sản nở rộ nhưng tỷ lệ phát hành thành công thấp nhất... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Đất Hoài Đức "loạn" giá, "loạn" giao dịch

Dù việc mua bán chỉ diễn ra trên giấy tờ, giá đất dịch vụ ở Hoài Đức tăng mạnh trong thời gian qua do ăn theo thông tin huyện này sắp lên quận. Giá đất thổ cư cũng tăng sau khi có thông tin Hoài Đức lên quận vào năm 2020, một số mảnh tăng giá 20-25% sau 4 tháng. Tuy nhiên, với một số mảnh đất được chào giá sẽ tăng, môi giới không trả lời được vấn đề pháp lý khi khách thắc mắc.

2 tháng sau khi đất dịch vụ tại thôn An Thọ, xã An Khánh được bốc thăm, giá nhiều lô đất tăng từ 32 triệu lên 38 triệu đồng/m2. “Mách nước” cho nhà đầu tư chọn đất dịch vụ thay vì đất thổ cư để đầu tư, một số môi giới cho rằng giá đất dịch vụ An Khánh có thể sẽ còn tăng khi chính quyền giao đất, cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, câu hỏi về thời gian cụ thể cấp sổ đỏ, các môi giới đều không trả lời được.

Ngoài đất dịch vụ, đất nền Hoài Đức cũng trong xu hướng tăng giá để đón sóng Hoài Đức lên quận. Theo khảo sát, từ khi Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020, trên các diễn đàn mua bán bất động sản, thông tin mua, bán đất nền trở nên sôi động hơn, giá đất thổ cư tăng phổ biến ở mức 1-1,5 triệu đồng/m2 so với thời điểm cách đây 3 tháng.

Xem chi tiết tại đây

Bất động sản Hoài Đức tiếp tục tăng giá sau khi Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020.

Trái phiếu bất động sản nở rộ nhưng tỷ lệ phát hành thành công thấp nhất

Năm 2018, có 224.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành, tăng 94,5% so với 2017. Tổng quy mô thị trường TPDN là 474.500 tỷ đồng, tương đương 8,6% GDP, cao hơn nhiều so với mức 6,19% GDP của năm 2017.

Sự sôi động của thị trường TPDN trong năm 2018 tiếp tục được duy trì trong 8 tháng đầu năm 2019. Căn cứ thông tin phát hành riêng lẻ trên HNX và công bố thông tin của các doanh nghiệp, ước tính 8 tháng đầu năm 2019, tổng lượng chào bán là 129.016 tỷ đồng và lượng phát hành là 117.142 tỷ đồng. Các nhà phân tích của Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, tỷ lệ phát hành thành công toàn thị trường là 90,8%, quy mô thị trường tăng mạnh lên mức khoảng 10,2% GDP.

Theo thống kê của SSI Retail Research, nhóm bất động sản có 44 doanh nghiệp chào bán trái phiếu qua 139 đợt với 47,8 nghìn tỷ nhưng chỉ có 36.146 tỷ trái phiếu bất động sản được phát hành, tương đương tỷ lệ 77,3%, mức thấp nhất trong các nhóm.

Xem chi tiết tại đây

Chi phí dự phòng sẽ tiếp tục “ăn mòn” lợi nhuận 2019 của nhiều ngân hàng

Theo khảo sát của Reatimes, các tổ chức phân tích đều cùng quan điểm rằng, tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng 2019 sẽ thấp hơn so với năm trước. Dẫu vậy vẫn có sự phân hóa và nhìn chung ở mức tích cực so với nhiều ngành khác.

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thu nhập lãi sẽ chậm lại và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tiếp tục cải thiện chọn lọc ở một số ngân hàng là một trong các yếu tố khiến kết quả của ngân hàng thấp hơn.

Dư địa tăng NIM trở nên hạn chế hơn do nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn như, áp lực huy động vốn trung dài hạn. Thứ hai là tỷ trọng cho vay bán lẻ đã ở mức cao, cạnh tranh trong mảng cho vay bán lẻ gia tăng. Thứ ba là hệ số LDR được đẩy mạnh gần ngưỡng. Thứ tư là ngành tài chính tiêu dùng gặp khó khăn áp lực huy động vốn trung dài hạn.

Yếu tố thứ nữa tác động khiến lợi nhuận tăng trưởng chậm hơn là chi phí dự phòng của các ngân hàng tiếp tục cao, đặc biệt ở các đơn vị còn dư nợ VAMC như BIDV, VietinBank, VPBank, TPBank, HDBank. Trừ VietinBank, các ngân hàng còn lại kỳ vọng tất toán hết nợ VAMC trong năm 2019.

Xem chi tiết tại đây

Cần sớm di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành

Thêm quy định sử dụng đất công nghiệp trong nội đô vào Luật Đất đai

Việc di dời trụ sở các bộ, ngành, nhà máy, bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô được đặt ra từ nhiều năm qua và đã trở thành yêu cầu bức thiết, nhất là trong bối cảnh hạ tầng kỹ thuật khu vực này đang chịu sức ép quá tải.

Mới đây, tại Kết quả giám sát của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội về việc thực hiện một số quy định của Luật Thủ đô cũng nêu rõ, việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học... còn chưa đạt hiệu quả.

Theo quy định của Luật Thủ đô, quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng. Tuy nhiên, thực tế hàng loạt chung cư cao tầng được xây dựng trên nền các khu đất này.

Nói về thực trạng này, KTS Đào Ngọc Nghiêm – Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, để thực hiện tốt chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, nhà máy ra khỏi nội đô, yêu cầu đặt ra với thành phố lúc này cần có sự đồng bộ trong chỉ đạo giữa các cơ quan chức năng tại các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Xem chi tiết tại đây 

Ngành vật liệu xây dựng trong nhịp chững của thị trường bất động sản

Ông Lê Văn Tới, Phó Chủ tịch Hội vật liệu xây dựng Việt Nam chia sẻ nhìn chung thị trường vật liệu xây dựng 8 tháng đầu năm nay đang bị chững lại. Các năm vừa qua, hầu hết sự tăng trưởng trong sản xuất cũng như tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng năm sau thường cao hơn năm trước 7 - 10%. Nhưng nửa đầu năm nay, cố gắng lắm thì con số tiêu thụ các sản phẩm cũng chỉ nhích hơn năm 2018 chút ít.

Chỉ có sản phẩm xi măng vẫn có sự tăng trưởng. Theo số liệu của Hiệp hội xi măng Việt Nam cũng như số liệu của Bộ Xây dựng, ước tiêu thụ xi măng 8 tháng đầu năm 2019 vào khoảng 63,91 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 43 triệu tấn, xuất khẩu ước đạt gần 21 triệu tấn.

Còn các chủng loại vật liệu xây dựng khác như gạch ốp lát, kính xây dựng và sứ vệ sinh thì không có tăng trưởng, thậm chí việc tiêu thụ còn kém hơn.

Theo ông Tới, khi thị trường bất động sản khởi sắc thì các sản phẩm vật liệu xây dựng sẽ có sức tiêu thụ tốt hơn nhưng nếu thị trường suôn sẻ, dễ dàng quá thì việc các doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ kém đi. Do đó, sự chững lại của thị trường nếu nhìn nhận lạc quan thì đôi khi cũng là điều tốt để các doanh nghiệp vật liệu tự tìm hướng đi riêng do mình. Như đã nói ở trên, ngành vật liệu xây dựng của chúng ta có nhiều tiềm năng để hướng sang thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng để dần thay thế các sản phẩm hiện vẫn phải nhập ngoại.

Xem chi tiết tại đây  

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top