Đề xuất cơ chế tín dụng riêng cho giới trẻ mua nhà
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà vượt qua khó khăn trong đại dịch COVID-19.
Một trong các giải pháp được HoREA đưa ra là hỗ trợ “tín dụng tạo lập căn nhà đầu tiên” cho giới trẻ.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết, hiện nay giới trẻ mới lập gia đình, mới lập nghiệp đang có xu thế sống tự lập, có nhu cầu tạo lập "căn hộ nhỏ". Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, cứ sau mỗi 10 năm thì đa phần giới trẻ có thu nhập tăng lên khoảng gấp đôi. Do vậy, đầu tư cho giới trẻ gần như rất ít bị rủi ro.
Nhiều nước trên thế giới cho giới trẻ vay tín dụng theo phương thức tín chấp để mua nhà, để đóng học phí… Việc giới trẻ có nhà riêng sẽ còn kéo theo nhu cầu gia tăng về trang thiết bị, hàng hóa và nhiều loại dịch vụ khác, kích thích nền kinh tế phát triển. Từ "căn hộ nhỏ" ban đầu, sẽ chuyển đổi qua các căn nhà lớn hơn trong vòng đời, trong quá trình thu nhập tăng thêm.
Chuyện sân golf Đại Lải và những “chiếc gậy chống lưng” bí ẩn!
Mấy hôm nay, trên nhiều phương tiện truyền thông ồn ào và đặt dấu hỏi nghi vấn về việc coi thường kỷ cương phép nước ở sân golf Đại Lải (Vĩnh Phúc).
Tại đây, việc thực hiện chỉ thị cách ly của Thủ tướng đã bị buông lỏng, người chơi golf nườm nượp, xe ô tô kín chật bãi, mà phần đông lại từ địa phương có nguy cơ cao là Hà Nội đến.
Điều mà nhiều người quan tâm hơn, đó là sân golf Đại Lải lại nằm khá gần nhiều ổ dịch lớn, thí dụ như ổ dịch Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên) trước đây và hiện nay là ổ dịch Hạ Lôi (Mê Linh).
Sự việc nếu chỉ có vậy thì chỉ cần có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan quản lý ở địa phương, có những quyết định xử phạt hành chính tương xứng, nhưng, với riêng địa danh Sân golf Đại Lải lại không chỉ dừng ở mức như thế trong trí nhớ của nhiều người trong việc coi thường kỷ cương phép nước.
Việc không tuân thủ chỉ thị cách ly của Thủ tướng trong những ngày dịch Covid-19 này của Sân golf Đại Lải chỉ “bé như con muỗi” trong chuỗi hành vi của họ. Một câu hỏi tất nhiên được đặt ra: Liệu có chiếc “gậy chống lưng” nào đang tồn tại ở đây? Để khiến cho kỷ cương phép nước bị buông lỏng, lòng dân không yên?
Giải pháp thu hút người nước ngoài đầu tư vào BĐS du lịch Việt Nam hậu Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã và đang làm thay đổi thế giới. Ảm đạm là gam màu chung bao phủ lên bức tranh kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Câu hỏi mà Chính phủ, người dân và cộng đồng doanh nghiệp đặt ra hiện nay là làm cách nào để hồi phục kinh tế - xã hội sau khi đại dịch qua đi?
Lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là bất động sản du lịch đang phải trải qua một kỳ "ngủ đông" bất đắc dĩ khi hứng chịu tác động kép, gây nên những hệ lụy nặng nề. Trong bối cảnh đó, thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch hậu Covid-19 sẽ là giải pháp hiệu quả cả trong ngắn hạn và lâu dài, giúp ngành bất động sản Việt Nam sớm hồi phục, thu hút ngoại tệ, tận dụng tối đa nền kinh tế mở để phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế của đất nước.
Xu hướng sở hữu bất động sản du lịch như “ngôi nhà thứ hai” đang ngày càng được ưa chuộng trên thế giới và bắt đầu có những tín hiệu tích cực tại Việt Nam. Theo Telegraph (Anh), Việt Nam lọt Top 20 thị trường "ngôi nhà thứ hai" mới nổi. Về mức giá, Việt Nam xếp thứ 3 trong danh sách các thị trường hấp dẫn có giá trung bình trên 500.000 bảng (khoảng 635.000 USD), sau Kenya và Slovenia.
Theo các chuyên gia, đây là loại hình mới nổi tại thị trường Việt Nam do tích hợp được lợi ích từ cả góc độ nghỉ dưỡng, hưu trí của cá nhân, gia đình và từ góc độ kinh tế bởi có thể khai thác cho thuê khi sản phẩm nhàn rỗi, giúp chủ sở hữu tích lũy, gia tăng giá trị tài sản cùng với giá trị bất động sản.
Để thúc đẩy thị trường bất động sản du lịch phát triển mạnh hơn nữa thông qua xu hướng này, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có cá nhân người nước ngoài được coi là một trong những “đòn bẩy” quan trọng. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới cho thấy, chính sách thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản du lịch là giải pháp quan trọng giúp kích cầu thị trường có quá nhiều tiềm năng này.
Tương lai cho thị trường văn phòng hậu Covid-19?
Các phân khúc của thị trường bất động sản đều chịu những tác động nhất định của dịch bệnh kéo dài, trong đó Covid-19 sẽ thay đổi cách chúng ta làm việc và có thể cả tương lai của thiết kế văn phòng nói chung.
Các biện pháp cách ly xã hội đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Việt Nam cũng đã chuyển sang chế độ "phòng ngừa ca nhiễm leo thang" khi Nhà nước áp dụng lệnh cách ly dự kiến kéo dài gần một tháng từ ngày 1/4.
Hầu hết các công ty đã thực hiện các quy định cách ly và mô hình làm việc tại nhà trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu. Số lượng người lao động làm việc tại nhà đạt mức cao kỷ lục.
Các chính sách mới về sức khỏe và vệ sinh cần được ưu tiên hàng đầu, chẳng hạn như việc nâng cao chất lượng không khí trong văn phòng, cung cấp các dung dịch vệ sinh cho bàn ghế, điện thoại, chuột và bàn phím. Khi làm việc từ xa trở nên phổ biến hơn nữa, công nghệ và các không gian linh hoạt sẽ là hạng mục đầu tư cố định của doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ tác động đến nhu cầu của khách thuê lên chủ tòa nhà. Những tòa nhà chú trọng đầu tư vào hạng mục sức khỏe và không gian xanh cho người lao động sẽ chiếm ưu thế.
Thời của giao dịch bất động sản trực tuyến?
Sự gia nhập của thương hiệu bất động sản có giá nhất Việt Nam - Vinhomes trong làn sóng mở bán nhà online mới đây hứa hẹn phương thức kinh doanh thích ứng COVID-19 có thể đi xa hơn.
Sàn Thương mại điện tử của Vinhomes với phương châm "Stay home – Buy home" mang đến mô hình kinh doanh bất động sản trực tuyến, ứng dụng công nghệ cao, kết nối trực tiếp giữa chủ đầu tư và khách hàng thông qua màn hình máy tính hoặc điện thoại.
Người mua có xem, tìm thông tin dự án, vị trí, quy hoạch cũng như tài liệu bán hàng của các dự án mở bán, được tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc trực tuyến 24/7 và hoàn thành giao dịch cũng trên trực tuyến từ các bước Đăng ký/đăng nhập - Tìm kiếm sản phẩm - Lựa chọn sản phẩm phù hợp - Tiến hành đặt cọc/đặt mua.
Như vậy, bên cạnh kênh bán hàng truyền thống đã và đang khó khăn do COVID-19, kênh bán hàng trực tuyến với bất động sản có thể phần nào hóa giải "điểm nghẽn" xem, mua nhà.