Aa

Bất động sản 24h: Doanh nghiệp BĐS “bán lúa non” là tự đẩy mình vào thế khó

Chủ Nhật, 22/03/2020 - 13:30

Doanh nghiệp bất động sản “bán lúa non” là tự đẩy mình vào thế khó; Nhà đầu tư đổ xô về vùng ven tìm kiếm đất nền có sổ; Kịch bản nào cho thị trường BĐS sau khi thoát khỏi "bóng đen" Covid-19...là thông tin được quan tâm

Doanh nghiệp bất động sản “bán lúa non” là tự đẩy mình vào thế khó

“Bán lúa non” là một hình thức huy động vốn trái luật đối với các dự án bán nhà trên giấy. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư thời gian qua vẫn sử dụng cách thức này để huy động vốn dẫn đến nhiều hệ lụy.

Luật quy định, Nhà ở hình thành trong tương lai chỉ được phép đưa vào kinh doanh khi đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản như sau: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

Để giảm tình trạng các doanh nghiệp đua nhau “bán lúa non” thì các cơ quan hành chính cần đẩy nhanh việc thu tiền sử dụng đất, thu tiền càng nhanh càng tốt để doanh nghiệp không bị áp lực về tài chính. Về các quy định chồng chéo nhau trong các văn bản Luật, vị này đề nghị Sở Tư pháp tham gia trong các cuộc họp để thống kê toàn bộ Thông tư - Nghị định, kiến nghị các điều khoản vênh nhau và từ đó đề phương án sửa đổi.

Xem chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản “đóng băng”: Kịch bản có lặp lại 2011-2013?

Đã gần 10 năm trôi qua nhưng bức tranh đóng băng của thị trường năm 2011- 2013 vẫn còn đầy ám ảnh. Đó là khoảng thời gian im lìm và bất động của thị trường.

Sự chững lại của thị trường bất động sản hiện tại đã khiến giới đầu tư liên tưởng tới bức tranh ảm đạm giai đoạn 2011-2013.

Thị trường bất động sản năm 2011-2013 có một điểm khác là niềm tin của nhà đầu tư bị mất. Còn thị trường ở giai đoạn 2018-2019 và sang nước 2020, niềm tin của nhà đầu tư vẫn còn.

Dự báo về thị trường năm 2020 vẫn còn tươi sáng. Nhưng đến hiện tại, không thể phủ nhận thực tế, sự xuất hiện đại dịch toàn cầu Covid-19 đã và đang kéo thị trường không diễn ra theo kịch bản lạc quan như thế. Bởi một cuộc khủng hoảng kinh tế đang đến gần. Và một nền kinh tế bị đe dọa thì bất động sản khó có bức tranh sáng ở thời điểm hiện tại và tương lai gần.

Dẫu đang lặp lại 1 phần kịch bản 2011-2013 nhưng nhà đầu tư vẫn nuôi kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường bất động sản sẽ sớm trở lại khi đại dịch được kiểm soát.

Xem chi tiết tại đây

Bất chấp dịch bệnh, nhà đầu tư đổ xô về vùng ven tìm kiếm đất nền có sổ

Hầu hết các phân khúc bất động sản đều đang rơi vào tình trạng “bất động” do tác động của dịch Covid -19. Riêng thị trường đất nền có sổ đỏ ở ven đô, theo ghi nhận vẫn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra phức tạp cộng với nhiều dự án bất động sản "đứng hình", chứng khoán lao dốc,… thì nhiều nhà đầu tư tại Hà Nội đã đổ xô tìm đến những khu vực có tiềm năng phát triển đô thị tốt nằm ở vùng ven Thủ đô để gom đất.

Tuy nhiên, xu hướng đầu tư này chỉ diễn ra cục bộ ở một vài dự án được xem là đã hoàn chỉnh về pháp lý, được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ. Theo đó, những dự án phân lô pháp lý đầy đủ, hoặc đất nền thổ cư có sổ giá cả hợp lý rất dễ có giao dịch trong thời điểm này.

Khách hàng đổ xô xem đất tại một dự án đất nền ở Hòa Lạc.

Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia, do diện tích đất nền khá lớn, nhà đầu tư cần trường vốn nên lời khuyên của giới bất động sản tại khu vực vùng ven là cần tỉnh táo chọn lựa các dự án có uy tín và đã khởi công những hạng mục quan trọng như đường nội bộ, phân lô, biệt thự kiểu mẫu...

Xem chi tiết tại đây

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản sau khi thoát khỏi "bóng đen" Covid-19?

Với định hướng từ Chính phủ thì bất động sản du lịch nghỉ dưỡng chính là phân khúc tốt nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam. Đây là một thị trường đầy tiềm năng, rất tốt cho các nhà đầu tư sau khi vượt qua giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

"Bóng đen" của đại dịch Covid-19 đã lan rộng đến hàng trăm quốc gia trên toàn cầu. Không chỉ đe doạ sức khoẻ và tính mạng của con người, đại dịch này còn như một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế gây tổn thất nặng nề. Du lịch gắn liền với bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là một trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất. Để đối phó với đại dịch Covid-19, các nền kinh tế lớn đã đưa ra nhiều biện pháp "giải cứu", tăng sức "đề kháng" để tránh nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.

Thị trường nội địa vẫn là thị trường tiềm năng, do đó các doanh nghiệp trong nước phải làm sao thay đổi hoạt động kinh doanh, phục vụ và gia tăng sự trải nghiệm cho khách hàng. Chắc chắn, trong đó phải có nội dung truyền thông thương hiệu, marketing tốt, đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng phải tốt hơn trước đây, thậm chí là giảm giá trong quá trình bán hàng để làm sao có thể giữ chân khách hàng, tiếp cận được các mục tiêu khách hàng của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạm thời duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong khoảng 3 - 6 tháng tới, và nếu vượt qua được giai đoạn này, khi dịch Covid-19 qua đi, doanh nghiệp sẽ tìm được các cơ hội phát triển mới để kinh doanh trong thời gian tới.

Xem chi tiết tại đây

Thích ứng với đại dịch, doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng giao dịch trực tuyến

Nhanh nhạy thích nghi với khó khăn của từng giai đoạn là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Đại dịch Covid–19 đến bất ngờ và kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp. Với mô hình giao dịch trực tuyến, doanh nghiệp đã tìm được một giải pháp cấp thời để đảm bảo hoạt động kinh doanh, vượt qua được khó khăn nhất thời và vững vàng hơn.

Dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp khiến hàng loạt chương trình bán hàng, quảng cáo sản phẩm, giới thiệu dự án bật động sản bị tạm ngưng hoặc hủy bỏ.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết: “Một số thách thức to lớn từ đại dịch Covid-19 đến thị trường BĐS phải kể đến như: Làm gián đoạn, đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng. Đây là khâu rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể khiến doanh nghiệp bị mất thanh khoản”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Khang, Tổng Giám đốc LDG Group, đơn vị đang đầu tư nhiều khu căn hộ thông minh tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Giao dịch dự án thấp hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng quan trọng là niềm tin vào kênh bất động sản vẫn còn. Nhiều khách hàng cho rằng kênh bất động sản vẫn an toàn nhất. Chủ yếu, người dân ngại ra đường và tham gia vào các chương trình tụ tập đông người nên cách tiếp cận khách hàng cũng cần có sự đổi mới hơn”.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top