Aa

Bất động sản 24h: Triển khai gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Sáu, 12/05/2023 - 09:49

Giảm nhiệt nguồn cung nhà ở; Triển khai gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Hà Nội đặt chỉ tiêu hoàn thành gần 7 triệu m2 sàn nhà ở trong năm 2023

UBND thành phố Hà Nội đã đặt mục tiêu trong năm 2023 triển khai xây dựng khoảng 7 triệu m2 sàn nhà ở, nâng diện tích nhà bình quân đầu người đạt 28,2 m2/người.

Nguồn cung nhà ở trên cả nước khan hiếm, cơ cấu sản phẩm nhà ở nghiêng về phân khúc trung-cao cấp; nhà ở cho người thu nhập thấp còn rất thiếu, cơ cấu sản phẩm bình dân giảm dần từ 20% trong năm 2019 xuống dưới 5% ở năm 2022 với số lượng dự án triển khai rất hạn chế.

Tại Hà Nội, lượng sản phẩm được chào bán hiện tập trung chủ yếu ở các dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư trước đây, còn các dự án mới được chấp thuận không nhiều, chỉ một vài dự án đấu giá đất quy mô nhỏ.

Cả năm 2022, Hà Nội chỉ có hơn 12.600 căn hộ mới được chào bán ra thị trường - mức thấp nhất 8 năm qua, nhưng lại có hơn 80% căn hạng B với giá bán sơ cấp trung bình gần 47 triệu đồng/m2. Đặc biệt, loại hình nhà ở xã hội giảm tới 25% số lượng căn hộ đưa ra thị trường và tổng diện tích sàn giảm 55% so với năm 2021.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng chục người dân xếp hàng cả đêm ngày 11/5/2023 - ngày cuối cùng chủ đầu tư tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội tại dự án Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Dự kiến có hàng nghìn người nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở dự ân này trong khi chỉ có 225 căn hộ bán và cho thuê...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Lấy lại niềm tin cho thị trường bất động sản Việt Nam

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, trong bối cảnh niềm tin cho thị trường bất động sản Việt Nam vốn đang rất mong manh, cần có những giải pháp đột phá về cơ chế, chính sách tài chính để vực dậy niềm tin cho thị trường quan trọng này. 

Thị trường bất động sản có khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế và đang dần trở thành nhịp cầu nối cho các thị trường khác. Tuy nhiên hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam đang trong tình trạng khó khăn bao trùm và đứng trước nguy cơ bị khủng hoảng.

Niềm tin của doanh nghiệp và thị trường đến từ chính quyền và thủ tục pháp lý. (Ảnh minh họa: Reatimes)
Niềm tin của doanh nghiệp và thị trường đến từ chính quyền và thủ tục pháp lý. (Ảnh minh họa: Reatimes)

Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi nền kinh tế nói chung, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn tín dụng. Đồng thời, để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư thì cần cả những giải pháp tình thế cùng những giải pháp lâu dài.

Tuy nhiên, làm cách nào để lấy lại niềm tin cho thị trường bất động sản Việt Nam trong bối cảnh khó khăn như hiện nay vẫn là một dấu hỏi lớn. Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia để góp một góc nhìn giải pháp mới cũng như góp phần củng cố niềm tin cho thị trường bất động sản. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Triển khai gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Để đẩy nhanh gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ cho phép ủy quyền công bố danh mục dự án nhà ở xã hội cho UBND các địa phương.

Thị trường bất động sản trong quý I vừa qua đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục ở một vài phân khúc là chung cư và nhà ở riêng lẻ, nhà phố, nhưng nhìn tổng thể, thị trường vẫn có nhiều khó khăn, nguồn cung rất hạn chế, thanh khoản ở mức thấp.

Trước thực trạng này, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã trực tiếp làm việc với các địa phương để tháo gỡ khó khăn cho hàng trăm dự án bất động sản.

Với TP.HCM, qua rà soát 180 dự án nhà ở, phát hiện trên 80% dự án gặp khó khăn, vướng mắc. Còn Hà Nội có 170 dự án nhà ở, đô thị; Đà Nẵng 75 dự án; Cần Thơ 79 dự án, Hải Phòng 65 dự án.

Các vướng mắc đều liên quan tới pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, đầu tư và nhà ở... Tất cả đều thuộc thẩm quyền của địa phương giải quyết.

Để khắc phục khó khăn trước mắt, các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang phải thay đổi phương án kinh doanh, tái cơ cấu nợ, thu hẹp quy mô đầu tư, tinh giản bộ máy.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản: Đã thấy “lửa trong băng”

Mặc dù thị trường bất động sản vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng song ghi nhận thực tế cho thấy đã có những chuyển động tích cực từ phía các chủ đầu tư.

Những ngày đầu tháng Năm, sau loạt chuyển động chính sách mạnh mẽ của Chính phủ và quyết tâm gỡ "điểm nghẽn" pháp lý tại nhiều địa phương, sinh khí đã dần trở lại với thị trường bất động sản. Nhiều chủ đầu tư từng trải qua giai đoạn khủng hoảng trước đó đã bắt đầu xốc lại tinh thần, rục rịch tái khởi động cho một chu kỳ mới.

Mặc dù thị trường bất động sản vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng song ghi nhận thực tế cho thấy đã có những chuyển động tích cực từ phía các chủ đầu tư. (Ảnh minh hoạ: Hải Thu)
Mặc dù thị trường bất động sản vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng song ghi nhận thực tế cho thấy đã có những chuyển động tích cực từ phía các chủ đầu tư. (Ảnh minh hoạ: Hải Thu) 

Trong tháng này, Tập đoàn H. ở miền Nam sẽ khởi động lại hàng loạt dự án tại TP.HCM, Bình Định... sau thời gian tạm ngừng triển khai hoạt động thi công do đứt gãy dòng tiền và ách tắc thủ tục pháp lý. Tìm hiểu của PV cho thấy, tập đoàn này vừa đạt được thoả thuận với một nhà băng về việc tài trợ vốn cho dự án để tiếp tục xây dựng. 

Ngoài nguồn vốn tín dụng, tập đoàn này còn tiến hành đàm phán để chuyển nhượng một đại dự án tại miền Nam với đối tác ngoại. Nếu thành công, thương vụ M&A này khả năng sẽ giải được "cơn khát" tiền cho Tập đoàn H. 

Đáng chú ý, nhà băng nêu trên không chỉ là cứu tinh của Tập đoàn H. mà còn của nhiều doanh nghiệp địa ốc khác. Đơn cử như Tập đoàn N. mới đây cũng được nhà băng này cam kết tài trợ vốn, bao gồm cả gói tín dụng cho người mua nhà tại một dự án căn hộ siêu cao cấp tại quận 1, TP.HCM. 

Ngoài ra, tập đoàn này còn chuẩn bị nguồn lực để tháng 6 tới triển khai loạt dự án trọng điểm khác tại TP.HCM và các địa phương lân cận, bàn giao nhà theo từng giai đoạn cho khách hàng, đồng thời linh hoạt điều chỉnh kế hoạch triển khai xây dựng các phân khu dự án cho phù hợp với thực tiễn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giảm nhiệt nguồn cung nhà ở

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch phát triển nhà trong năm 2023, với mục tiêu xây dựng mới trên 6,9 triệu mét vuông sàn nhà ở các loại, được đánh giá là nỗ lực giảm nhiệt từ phía chính quyền TP.

Trong suốt gần 10 năm qua, chưa có thời điểm nào thị trường bất động sản lại rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn cung mới sản phẩm như hiện nay. Cụ thể trong năm 2022, đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, cả nước chỉ có 126 dự án với 55.732 căn hộ được cấp phép (bằng khoảng 52,7% so với năm 2021); 466 dự án với 228.029 căn hộ đang được triển khai xây dựng (bằng 47,7%); 91 dự án với 18.206 căn hộ đã hoàn thành xây dựng (bằng 55,2%).

Đối với dự án nhà ở xã hội (NƠXH), trên cả nước chỉ có 9 dự án được cấp phép mới với quy mô 5.526 căn hộ; 114 dự án với 6.196 căn hộ hoàn thành xây dựng; 27 dự án với 8.245 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Bước sang năm 2023, thị trường còn đi theo chiều hướng xấu hơn, khi trong quý I cả nước chỉ có 17 dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới, bằng 77,3% so với quý IV/2022 và 43,6% so với quý I/2022.

Đáng chú ý, trong quý I cả nước có duy nhất 1 dự án NƠXH với quy mô 300 căn hộ được cấp phép mới. Trong bối cảnh suy giảm của thị trường, những đô thị lớn, đông dân cư như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... đứng trước áp lực rất lớn về việc thiếu hụt nhà ở cho người dân và cũng đặt ra áp lực tương tự đối với chính quyền địa phương trong công tác an sinh xã hội.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top