Giao dịch bất động sản: Phải qua ngân hàng!
Đề xuất giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng được đưa ra nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước và bảo đảm an toàn, minh bạch cho cả người mua lẫn người bán
Tuy đem lại nhiều lợi ích song không dễ yêu cầu bắt buộc giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng bởi nhiều người dân vẫn ưa chuộng thanh toán bằng tiền mặt cũng như có xu hướng lách luật để né thuế.
Đại diện một phòng công chứng có trụ sở tại TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã tiết lộ tình trạng trên. "Chúng tôi luôn yêu cầu khách hàng khai đúng giá mua bán nhưng hầu như không có khách nào "thích" khai đúng giá mà thường khai giá "hợp lý", tức mức giá thấp hơn thực tế để tránh bị đánh thuế nhiều (2% trên tổng tiền bán). Họ thường khai thấp hơn khoảng 10 - 30% chứ không khai quá thấp đến mức phi lý để hồ sơ không bị "vịn", dễ dàng đạt mục đích" - đại diện văn phòng công chứng này cho hay.
Tình trạng khai gian giá chuyển nhượng nhà đất hiện nay vẫn khá phổ biến dù trong nhiều văn bản gần đây, Bộ Tài chính đã khẳng định các trường hợp kê khai không đúng giá là vi phạm pháp luật. Các cơ quan chức năng cũng đã xử lý nhiều trường hợp khai không đúng giá chuyển nhượng bất động sản để trốn thuế nhưng dường như vẫn không ngăn chặn được tình trạng này một cách triệt để. Thậm chí, nhiều tổ chức, cá nhân còn cố tình trốn thuế, né thuế thông qua nhiều hình thức như giao dịch cho - tặng, giao dịch ngầm, khai 2 giá...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phát triển nhà ở công nhân và người lao động di cư - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
Không có đất là một thách thức lớn mà người dân nông thôn phải đối mặt và là lý do quan trọng cho việc họ di cư đến các thành phố.
Thế giới đang trải qua biến cố đặc biệt, trong đó các thành phố lớn, các khu công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng nhất, đặc biệt là các nước nghèo và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Để tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, các khu công nghiệp đã tổ chức hình thức ba tại chỗ “sản xuất tại chỗ, cách ly tại chỗ, ăn nghỉ tại chỗ”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy giải pháp này không dễ thực hiện và đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe, trong đó chính là chỗ ở và các điều kiện dịch vụ cho công nhân và người lao động. Trong khi đó, nhà ở công nhân hiện nay chủ yếu chủ đầu tư sử dụng các diện tích đất nông nghiệp xây dựng nhà ở tạm cho công nhân hoặc nhà ở có sẵn ở làng xã gần kề khu công nghiệp, hay phó mặc cho người dân xung quanh xây nhà trọ cho thuê. Với những kinh nghiệm từ quốc tế về vấn đề nhà ở cho công nhân Việt Nam cũng có thể áp dụng một số bài học.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cạnh tranh bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang ở mức cao và gay gắt
Mức độ cạnh tranh trên thị trường bất động sản công nghiệp tại 3 miền Bắc, Trung, Nam đạt ngưỡng cao. Điều này cho thấy, thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang diễn ra sôi động, triển vọng năm 2022 sẽ rất tươi sáng.
Nhằm tăng cường rà soát, giám sát cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, mới đây Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) đã thực hiện “Báo cáo cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam”.
Theo đó, báo cáo đã chỉ ra rằng, chỉ số CR và HHI (các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường, bao gồm thị phần, mức độ tích tụ thị trường) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam đang ở mức thấp.
Cụ thể, tại khu vực miền Bắc, chỉ số CR1 ở dưới 10%, chỉ số CR3 (3 khu công nghiệp đứng đầu là Hải Hà, Đầm Nhà Mạc và Lý Thường Kiệt) đang ở mức thấp hơn gần 3 lần so với ngưỡng 65%. Ngoài ra chỉ số CR5 (gồm Hải Hà, Đầm Nhà Mạc, Lý Thường Kiệt, Deep C và Nam Đình Vũ cũng chỉ xấp xỉ gần 22%. Thông qua các chỉ số này cho thấy, hiện trên thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc chưa có khu công nghiệp nào có vị trí thống lĩnh về mặt quy mô diện tích trên thị trường. Bên cạnh đó, khu vực này đang có mức độ cạnh tranh gay gắt khi mà các chỉ số CR đều đang ở mức thấp, do số lượng khu công nghiệp đông và có sự tương đồng về mặt diện tích nên thị phần được phân bổ đồng đều trên thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bài học nhìn từ “Đất ở không hình thành đơn vị ở” tại Khánh Hòa: Ngổn ngang hệ luỵ
Nhiều dự án khu nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch, khách sạn... tại Khánh Hòa được xây dựng trên cái gọi là “đất ở không hình thành đơn vị ở” do địa phương này “sáng tác” đã gây ra nhiều hệ lụy cho nhà đầu tư.
Được biết, trong Luật Đất đai không có loại đất nào là "đất ở không hình thành đơn vị ở”. Đến nay, chính địa phương “sáng tạo” ra khái niệm trên cũng đang bối rối và phải đợi hướng dẫn để xử lý, tháo gỡ từ Trung ương.
Theo tìm hiểu của PV Reatimes, trong giai đoạn 2016 - 2018, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao đất cho các chủ đầu tư triển khai các dự án căn hộ du lịch, khách sạn với khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” có diện tích lớn, chủ yếu ở TP. Nha Trang và Khu du lịch (KDL) Bắc bán đảo Cam Ranh.
Riêng tại KDL Bắc bán đảo Cam Ranh, hơn 40 dự án thì có đến khoảng một nửa số dự án đầu tư liên quan đến “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Trong khi đó, theo quy hoạch 1/2000, toàn bộ khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh là đất thương mại dịch vụ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhu cầu đất nền TP.HCM tăng cao sau Tết
Lượt tìm kiếm trực tuyến về đất nền ở TP. Thủ Đức, Củ Chi, Nhà Bè tăng lên ngay khi kì nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc. Xu hướng này tương đồng với giao dịch thực tế ở những nơi này.
Theo thống kê từ chuyên trang Chợ Tốt Nhà, huyện Củ Chi có lượng tìm kiếm thông tin đất nền đứng đầu ở TP.HCM từ tháng 2 đến nay, luôn ở mức cao gấp đôi khu vực quận 9 cũ của TP. Thủ Đức.
Trong đó, xã Nhuận Đức và Bình Mỹ ghi nhận số lượt tìm kiếm tăng trưởng mạnh nhất. So với giai đoạn 4 tuần trước Tết, lượt tìm kiếm đất nền ở 2 xã này lần lượt tăng 210% và 152%.
Trong khi đó, dù không sở hữu lượng tin đăng nhiều nhất hay lượt tìm kiếm cao nhất, khu vực quận 2 cũ lại có tỷ lệ chuyển đổi từ việc quan tâm, tìm kiếm thông tin sang nhu cầu mua, giao dịch thực tế cao nhất, đặc biệt là phường An Phú và phường Thảo Điền.