Aa

Bất động sản 24h: Hậu dịch Covid-19: Có nên rót tiền vào bất động sản?

Thứ Năm, 23/04/2020 - 10:30

Hậu dịch Covid-19: Có nên rót tiền vào bất động sản?; Ồ ạt bán tháo nhà đất: Chiêu trò “cắt lỗ” hóa ra “bán lời”; Chung cư bình dân, đất nền - “điểm tránh bão” trong mùa dịch; Sửa đổi Luật đất đai... là tin tức 24h qua

Hậu dịch COVID-19: Có nên rót tiền vào bất động sản?

Những ngày này, thị trường đang chứng kiến sự “tê liệt” của nền kinh tế bởi tác động ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID -19 khiến tất cả đều…ngưng trệ. Bị “đấm kép” từ thắt chặt tín dụng năm ngoái, nay thêm lần xô ngã này, thị trường bất động sản rơi tình cảnh nỗi buồn nhân đôi. Giá giảm sâu, thanh khoản đóng băng nhưng đón sóng phục hồi nếu dịch sớm được kiểm soát, giới đầu tư cho rằng đây có thể là lúc… bắt đầu!

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, mặc dù thị trường bất động sản trong quý I/2020 “vô cùng trầm lắng” do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến các chủ đầu tư và sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án vì tâm lý tránh tụ tập đông người. Khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, có hiện tượng nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp.

Tuy nhiên, giá bán các sản phẩm bất động sản vẫn không có sự sụt giảm so với quý 4/2019. Hiện cũng chưa có doanh nghiệp nào công bố chính sách giảm giá.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh và chính sách giãn cách xã hội nên nhiều người có nhu cầu mua nhà không thể đi ra ngoài để giao dịch. Ngoài ra, nhiều dự án có dự định mở bán trong quý I/2020 nhưng do dịch bệnh phải hoãn lại. Vì vậy, khi hết dịch, các dự án này sẽ bung ra thị trường và chắc chắn lượng giao dịch sẽ tăng lên nhanh chóng.

“Bây giờ người ta đầu tư chủ yếu bằng tiền tích lũy cá nhân, đồng nghĩa khả năng chịu đựng của họ cũng tốt hơn, lâu hơn khi thị trường biến động. Vì thế, đừng nên trông chờ vào nguồn hàng bán cắt lỗ”, TS Cấn Văn Lực nói.

Xem chi tiết tại đây

Ồ ạt bán tháo nhà đất: Chiêu trò “cắt lỗ” hóa ra “bán lời”

Kể từ thời điểm đầu tháng 4, trên các diễn đàn bất động sản, trang giao dịch buôn bán bắt đầu xuất hiện dồn dập thông tin "cắt lỗ" căn hộ, đất nền... Các thông tin quảng cáo đầy hấp dẫn như: "bán gấp vì dịch Covid-19", "cần tiền bán gấp", "bán cắt lỗ sâu", "bán giá thấp chưa từng có"…

Báo cáo mới đây của CBRE cho biết, quý I/2019 có 3.606 căn hộ được chào bán tại 11 dự án, giảm 21% theo quý và 18% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ở mức 1.936 USD/m2, tăng 2% so với quý trước và 9% so với cùng kỳ năm trước.

Mức giá tăng này đến từ các dự án mới mở bán tại phân khúc trung cấp có mức giá cao hơn mặt bằng khu vực từ 15%-30%. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì chỉ có 3.757 căn hộ được tiêu thụ, giảm 32% so với quý trước và 37% so với năm trước.

Như vậy, báo cáo của CBRE cho thấy, mức giá bán trên thị trường ở thị trường sơ cấp và trung cấp đang có sự nhích giá, trái ngược hoàn toàn với thông tin "cắt lỗ".

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, dù giá nhà giảm 5 - 10% trong thời điểm này thì sản phẩm vẫn có lợi nhuận.

"Nói là giảm giá, "cắt lỗ" do dịch bệnh chưa chắc đã chính xác. Bởi vì, trước đây giá nhà tăng quá cao, nên trong thời điểm này dù có giảm nhưng đó lại là giá trị thật của sản phẩm", ông Đính nhấn mạnh.

Xem chi tiết tại đây 

Chung cư bình dân và đất nền - “điểm tránh bão” của thị trường trong mùa dịch

Trong các loại hình bất động sản, chung cư giá bình dân và đất nền được xem là loại hình ít chịu ảnh hưởng nhất của Covid-19 khi dữ liệu Batdongsan.com.vn ghi nhận các chỉ số với loại hình này giảm ít nhất.

Tại buổi họp trực tuyến công bố báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam quý I/2020 vào sáng nay, Batdongsan.com.vn ghi nhận mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản giảm 23% so với cùng kỳ 2019 và giảm 18% so với quý IV/2019.

Đây được ghi nhận là mức quan tâm bất động sản thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, trong đó thị trường bất động sản miền Trung giảm đến 46% so với cùng kỳ 2019.

Đối với bất động sản bán, đất nền dự án đang bị ảnh hưởng nhiều nhất với mức độ quan tâm giảm 30% so với quý IV/2019, còn bất động sản cho thuê, nhà mặt phố sụt giảm mức quan tâm 35% so với quý IV/2019.

Trong các loại hình bất động sản, chung cư giá bình dân và đất nền được xem là loại hình ít chịu ảnh hưởng nhất của Covid-19 khi dữ liệu Batdongsan.com.vn ghi nhận các chỉ số với loại hình này giảm ít nhất.

Đối với bất động sản bán, đất nền dự án đang bị ảnh hưởng nhiều nhất với mức độ quan tâm giảm 30% so với quý IV/2019, còn bất động sản cho thuê, nhà mặt phố sụt giảm mức quan tâm 35% so với quý IV/2019.

Xem chi tiết tại đây

Lùi sửa Luật Đất đai 2013: Còn chần chừ sẽ gây bất ổn xã hội!

Tiếp tục phiên họp thứ 44, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình năm 2020. Đáng chú ý, Chính phủ đề nghị đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi chương trình năm 2020.

Đây không phải lần đầu tiên việc sửa đổi Luật Đất đai bị trì hoãn. Trước đó, Chương trình xây dựng luật năm 2019 của Quốc hội trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai nhưng Chính phủ muốn rút dự án này. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đồng ý lùi thời gian sang kỳ họp năm 2020.

Dự luận tỏ ra sốt ruột bởi đất đai là vấn đề bức xúc lớn trong đời sống của người dân. Khoảng trên 80% đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai. Đây là vấn đề phức tạp, nóng bỏng hàng ngày, hàng giờ và quá trình chuẩn bị cho sự sửa đổi này cũng đã rất lâu. Rõ ràng, việc sửa Luật Đất đai có đủ các điều kiện để xúc tiến nhanh, cớ sao đến nay lại tiếp tục trì hoãn?

Theo GS. Đặng Hùng Võ, trên thực tế, chúng ta đã nhìn thấy rõ những bất cập từ Luật Đất đai sau nhiều năm không được sửa đổi. Trong khi Luật này đã có xung đột rất lớn với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Lâm nghiệp... dẫn đến hệ quả trực tiếp là năm 2019, vướng đến mức các dự án tại Hà Nội và TP.HCM chậm được phê duyệt, chỉ bằng 20% của những năm trước.

GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, chính sự bất cập, xung đột giữa Luật Đất đai và các luật khác nên đây là một trong những nguyên nhân chính giảm cung của thị trường bất động sản.

Hệ quả tiếp theo thiếu cung là sẽ sốt giá. Khi đó rất có thể có sự "nhúng tay" của đầu cơ và tiếp tục dẫn đến thảm kịch của thị trường bất động sản.

Vị giáo sư nhấn mạnh: “Tôi không hiểu tại sao Luật Đất Đai 2013 mãi vẫn chưa được sửa. Luật Đất đai là một trong những điều kiện phát triển kinh tế. Nếu không sửa càng dẫn đến những bất ổn không cần thiết tại các địa phương trong vấn đề khiếu kiện đất đai. Nếu không sửa sẽ càng dẫn đến sự bất ổn xã hội, do đó phải sửa luật ngay để ổn định xã hội - chính trị.”

Xem chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản có thể sẽ trở lại "đông vui" vào cuối quý III

Với nguồn dữ liệu lưu trữ trong gần 7 năm trở lại đây, đại diện Batdongsan.com.vn khẳng định mặc dù thị trường bất động sản đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhưng nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu nhà ở tại thị trường Việt Nam vẫn luôn rất lớn.

Vì thế, mức độ tăng trưởng về giá có thể suy giảm vì dịch bệnh nhưng khó tác động đến thị trường bất động sản dài hạn. Dự báo, thị trường này có thể sẽ phục hồi và tăng trưởng giao dịch trở lại từ cuối quý 3, đầu quý 4/2020.

Một số chuyên gia bất động sản cũng nhận định nếu dịch bệnh được kiểm soát trong quý 2/2020, thị trường bất động sản có thể phục hồi vào quý 4/2020.

Bài học từ thị trường bất động sản Hong Kong qua các cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch SARS 2003 cho thấy giá bất động sản vẫn không suy giảm. Trong khi lượng giao dịch giảm mạnh trong năm đầu và tăng trưởng trở lại vào năm sau đó.

Kết quả khảo sát vừa được Batdongsan.com.vn thực hiện cuối tháng Ba với sự tham gia của 1.100 môi giới cũng cho thấy có tới 64% số người được khảo sát tin tưởng thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào cuối năm nay.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top