Lời khuyên kỳ lạ của dân buôn bất động sản: Đi xem nhà vào ngày mưa lớn
Với người dự định mua nhà để ở, một số môi giới nhà đất đưa ra lời khuyên khá kỳ lạ là nên tới tận nơi xem nhà vào những ngày mưa lớn.
Đưa nhiều khách đi mua nhà, chị Vũ Hà Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn nhà. Theo chị, khách có thể dành ngày nghỉ để đi xem một số căn nhà nhưng nếu mua để ở, khách chốt căn nào thì nên tới tận nơi xem vào một ngày trời mưa.
Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng chị Phương giải thích, việc xem nhà ngày mưa sẽ giúp khách nhận ra những khuyết điểm của ngôi nhà. Đi xem nhà ngày mưa cũng sẽ giúp khách tránh được những rắc rối mà phải về ở mới phát hiện được.
"Hơn nữa, nếu phát hiện ra lỗi, người mua hoàn toàn có thể thương lượng lại giá với chủ nhà ngay tại chỗ. Như vậy, khách hàng sẽ mua được nhà với giá cả hợp lý hơn", chị Phương cho hay.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS chỉ ra 7 điểm nghẽn cần tháo gỡ trong bối cảnh đại dịch
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, bất động sản luôn được xác định là một thị trường hết sức quan trọng của nền kinh tế. Theo thống kê và đánh giá của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, bất động sản xây dựng là ngành cấp I, có thể nói là tương đương với các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Đóng góp của xây dựng và bất động sản trong GDP các năm gần đây là khoảng 11%, trong đó bất động sản đóng góp khoảng 4,5% GDP và xây dựng khoảng hơn 6%... Bên cạnh đó, doanh thu của bất động sản chiếm khoảng hơn 2% và lợi nhuận chiếm khoảng 7% của toàn bộ khu vực doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, hoạt động bất động sản luôn có một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Chính vì vậy, năm 2020, Chính phủ, Quốc hội đã quan tâm và có những cơ chế tháo gỡ cho thị trường bất động sản. Đơn cử như VCCI đã có rất nhiều ý kiến về những khó khăn, vướng mắc của thị trường trong hoạt động kinh doanh và cũng đã được các cấp có thẩm quyền tháo gỡ, thông qua việc ban hành một loạt các cơ chế chính sách mới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dịch diễn biến phức tạp, bất động sản cho thuê tiếp đà lao dốc
Bất động sản cho thuê là một ví dụ điển hình về những tổn thương mà nền kinh tế đang phải chịu đựng do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Trong nhiều thập kỷ qua, bất động sản cho thuê luôn giữ vững được vị thế của mình - là phân khúc tiềm năng có “sức hấp dẫn” với nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt trong đó, loại hình nhà phố là một biểu tượng thành công hơn cả. Tuy nhiên khi làn sóng Covid -19 xuất hiện, thị trường này lại ảm đạm chưa từng có.
Từ những ngày đầu dịch bùng phát, nhà phố cho thuê đã phải đối mặt với cơn khủng hoảng khi làn sóng trả mặt bằng kinh doanh diễn ra đồng loạt khiến giá thuê nhà mặt phố lao dốc từ 40 - 50%.
Cụ thể, theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, đại dịch đã tác động mạnh mẽ đến nhà phố cho thuê theo hướng tiêu cực nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát năm 2020 đến nay, giá thuê nhà phố trên các tuyến đường lớn tại TP.HCM hay Hà Nội đều liên tục giảm mạnh nhưng vẫn khó giữ chân người thuê. Nếu thời điểm tháng 4/2020, giá thuê mặt bằng nhà phố giảm 10 - 20% thì đến những tháng đầu 2021, giá thuê nhà phố giảm xuống 40%, thậm chí nhiều khu vực còn có giá giảm 50% so với năm 2019.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hưng Yên: Duyệt quy hoạch khu đô thị Hoàng Gia diện tích 24,8ha
Dự án có quy mô diện tích lập quy hoạch chi tiết xây dựng 24,8ha. Dân số trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng dự kiến khoảng 2.000 - 2.500 người.
Cụ thể, UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Hoàng Gia.
Dự án có phạm vi ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng được thực hiện trên địa bàn quản lý các xã: Giai Phạm, Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, với phía Bắc giáp Quốc lộ 5, các phía còn lại giáp đất canh tác và khu dân cư.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ham làm giàu từ đầu tư đất, nhiều nhà đầu tư lâm cảnh "tréo ngoe" khi dịch Covid-19 kéo dài, "ngộp thở" với khoản nợ gánh trên vai
Dịch bệnh đang đẩy nhiều người lâm cảnh "tréo ngoe" khi trên vai gánh khoản nợ ngân hàng khi mua bất động sản để ở hoặc đầu tư.
Vào giữa năm 2020, chị H. (ngụ TP.HCM) mua thêm mảnh đất diện tích lớn tại huyện Bình Tân (TP.HCM), mục đích chờ tăng giá để chốt lời. Lúc đó, chị vay ngân hàng thêm 2 tỷ (mảnh đất có giá hơn 3 tỷ đồng, sổ đỏ). Hàng tháng vợ chồng chị trả cả lãi - gốc khoảng 20 triệu đồng. Do cả hai vợ chồng có thu nhập khá tốt (khoảng 60 triệu đồng/tháng), nên chị H. dường như không lo lắng đến việc vay và trả nợ ngân hàng.
Thế nhưng, dịch Covid-19 ập đến khiến những tính toán của vợ chồng chị H. "đổ vỡ". Mới đây, chị phải nghỉ việc do công ty khó khăn, đóng cửa tạm thời chờ dịch ổn định. Còn chồng chị làm việc online nhưng lương tháng cũng bị cắt giảm gần một nửa. Tiền chi tiêu, sinh hoạt, cộng với khoản nợ ngân hàng hơn 20 triệu đồng/tháng "đè" lên vai. Theo chị H., nhiều lần "cùng quẩn", nghĩ đến khoản nợ hàng tháng, trong khi bản thân thất nghiệp chị như muốn "nổi điên", cãi vã với chồng, khiến không khí gia đình bất hoà.